Trước khi nghỉ việc cần làm gì? Quy trình chuẩn bị
Nghỉ việc không phải là một sự lựa chọn dễ dàng vì chắc hẳn ai cũng muốn có một công việc ổn định và lâu dài. Nhưng vì một lý do nào đó khiến bạn buộc phải thôi việc thì hãy thực hiện tốt các việc cần làm để thuận lợi cho bản thân khi ứng tuyển vị trí mới.
MỤC LỤC:
1. Tại sao nên chuẩn bị kỹ trước khi nghỉ việc?
2. Những việc quan trọng nhất định phải làm trước khi nghỉ việc
Những điều cần làm trước khi nghỉ việc giúp thể hiện sự chuyên nghiệp
1. Tại sao nên chuẩn bị kỹ trước khi nghỉ việc?
- Giúp bản thân cảm thấy an tâm về quyết định nghỉ việc: Điều quan trọng nhất khi rời bỏ một công việc là bạn phải đảm bảo rằng quyết định này có lợi cho sự nghiệp lẫn cuộc sống cá nhân. Cân nhắc kỹ lưỡng sẽ cho bạn cơ hội để hiểu rõ bản thân và cảm thấy tự tin hơn với quyết định của mình.
- Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp cũ: Nghỉ việc cũng đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận bỏ lại các mối quan hệ làm việc đã gây dựng suốt những năm tháng ở công ty. Hãy sẵn sàng chuẩn bị tâm thế để thông báo cho đồng nghiệp về quyết định của mình, điều này sẽ giúp bạn giữ vững được hình ảnh và sự tôn trọng từ mọi người.
- Làm đúng trách nhiệm với công ty cũ: Trước khi nghỉ việc, bạn cần bàn giao lại công việc đang phụ trách cho đồng nghiệp, cấp trên, đảm bảo rằng không gây bất cứ thiệt hại nào cho công ty và họ đã sẵn sàng để tìm người thay thế.
Đọc thêm: Nghỉ việc không báo trước: Lý do không nên tự ý nghỉ
2. Những việc quan trọng nhất định phải làm trước khi nghỉ việc
2.1. Cân nhắc kỹ lưỡng xem nghỉ việc có phải là phương án tốt nhất hay không
Trước khi nộp đơn xin nghỉ việc, hãy thử tìm các giải pháp cho vấn đề bạn đang gặp phải như đổi sang vị trí khác, yêu cầu tăng lương, xin đổi ca làm việc,... Những giải pháp này đều tốn ít công sức, thời gian hơn là bỏ việc và tìm một công việc mới. Nếu tất cả đều không phù hợp và bạn chắc chắn rằng chỉ có sự lựa chọn duy nhất, đúng đắn nhất là nghỉ việc thì sẽ cảm thấy an tâm về quyết định này hơn.
2.2. Lên kế hoạch cho công việc mới
Điều khó khăn mà bạn sắp phải đối mặt đó chính là phải tìm một hướng đi mới cho riêng mình. Bạn cần nắm rõ bản thân muốn làm gì, phải chuẩn bị những gì cho công việc mới và làm thế nào để tìm kiếm, tiếp cận cơ hội việc làm phù hợp với bản thân.
2.3. Thống kê, liệt kê các thành tựu đạt được ở công việc hiện tại
Khi có ý định tìm việc làm mới, thống kê, liệt kê các thành tựu đạt được ở công việc hiện tại sẽ giúp ứng viên dễ dàng có thông tin để đề cập vào CV xin việc. Đặc biệt, nếu có các thành tựu lớn, CV xin việc của bạn sẽ chiếm ưu thế và được nhà tuyển dụng chú ý.
2.4. Xin thư giới thiệu hoặc giấy chứng thực
Một số ngành nghề đặc thù yêu cầu bạn phải gửi kèm thư giới thiệu hoặc giấy tờ chứng thực từ công ty cũ. Đồng nghiệp hoặc cấp trên sẽ vui vẻ cấp cho bạn những loại giấy tờ này hơn trước khi họ được thông báo về quyết định nghỉ việc của bạn.
2.5. Tìm hiểu và làm theo quy định nghỉ việc của công ty
Mỗi công ty có những quy định khác nhau về vấn đề xin thôi việc, vì vậy hãy tìm hiểu kỹ càng trong hợp đồng hoặc trong sổ tay cấp cho nhân viên. Đó có thể liên quan tới thời gian thông báo nghỉ việc hoặc hình thức đơn xin thôi việc mà bạn phải tuân thủ theo.
2.6. Chuẩn bị cho quá trình bàn giao công việc
Khi đồng nghiệp và cấp trên đã được thông báo về quyết định nghỉ việc, hãy đề nghị tìm người mới để thay thế vị trí của bạn, tổng hợp tài liệu và những hướng dẫn liên quan tới công việc. Điều này sẽ giúp nhân viên mới hiểu được khối lượng công việc họ chuẩn bị đảm trách, tránh gây ảnh hưởng tới tiến độ của công ty.
Bàn giao công việc trước khi nghỉ việc là điều không thể thiếu
2.7. Làm việc với bộ phận nhân sự
Một số công ty yêu cầu nhân viên phải tiến hành các quy trình xin thôi việc cụ thể, chẳng hạn như phỏng vấn xin thôi việc hoặc nhận đánh giá. Do đó, hãy gặp đại diện của bộ phận nhân sự (HR) để đảm bảo rằng bạn đang tuân thủ tất cả các chính sách và quy định mà công ty yêu cầu.
Ngoài ra, khi làm việc với HR, bạn có thể hỏi thêm thông tin về quyền lợi mà mình có thể được hưởng với tư cách là nhân viên cũ, bao gồm trợ cấp thôi việc, bảo hiểm y tế hoặc bồi thường cho thời gian nghỉ chưa được trả lương.
Nhiều người thường nghĩ tới chuyện thôi việc như một điều khá tiêu cực và thường cố gắng tránh né bằng mọi cách. Tuy nhiên, nếu đã chuẩn bị kỹ càng và quyết định thôi việc giúp sự nghiệp của bạn đi đúng hướng, khiến bản thân phát triển theo hướng tích cực hơn, đó lại là một điều tốt, phải không nào?
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.