Quy trình chuẩn khi xin nghỉ việc trước hợp đồng

Nghỉ việc trước hợp đồng là điều mà cả doanh nghiệp và người lao động thường không mong muốn nhưng vẫn xảy ra rất nhiều trong thực tế. Vậy nghỉ việc trước hợp đồng cần lưu ý gì và nên xử lý ra sao để hợp lý và đúng luật?

Hợp đồng lao động giúp hình thành và duy trì quan hệ hợp tác giữa người lao động và nhà tuyển dụng doanh nghiệp. Hợp đồng lao động là loại hợp đồng có thời hạn hoặc vô thời hạn - nếu có thời hạn thì có thể là 6 tháng, 1 năm hoặc 2 năm tùy thỏa thuận. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì vì cả lý do khách quan và chủ quan mà nhân sự có thể xin nghỉ việc trước hợp đồng. Lúc này, điều quan trọng là bạn phải làm đúng quy trình để việc xin nghỉ đúng quy định, đúng luật và suôn sẻ.

MỤC LỤC:
I. Nghỉ việc trước hợp đồng là gì?
II. Khi nào nên nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng?
III. Quy trình xin nghỉ việc trước hợp đồng chuẩn xác, hợp lý nhất?
IV. Những sai lầm nhất định phải tránh khi nghỉ trước hợp đồng

nghi viec truoc hop dong

Muốn xin nghỉ việc trước hợp đồng, bạn cần lưu ý những gì?

I. Nghỉ việc trước hợp đồng là gì?

Nghỉ việc trước hợp đồng hay nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng là việc bạn xin nghỉ việc khi chưa đến thời hạn hợp đồng - chẳng hạn như bạn ký hợp đồng làm việc chính thức trong 1 năm (12 tháng) nhưng chỉ mới làm được 7 tháng đã quyết định xin nghỉ. Việc xin nghỉ trước hợp đồng của bạn phải tuân thủ cam kết, quy định mà bạn đã thỏa thuận với công ty khi ký hợp đồng (được ghi rõ trong các điều khoản), ví dụ như báo trước bao nhiêu ngày.

Trong nhiều trường hợp, nghỉ việc trước hợp đồng mà xử lý không đúng luật, không khéo thì nghĩa là bạn vi phạm hợp đồng và có thể phải đền bù tổn thất hoặc chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đọc thêm: Cách xin nghỉ việc chuyên nghiệp, văn minh

II. Khi nào nên nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng?

Nghỉ việc, nhảy việc trước hợp đồng nhìn chung là một quyết định cần cân nhắc kỹ và thường bị đánh giá là một quyết định không mấy khôn ngoan. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng dẫn đến xung đột, tranh chấp về quyền lợi, chế độ với công ty cũng như rắc rối về giấy tờ, hồ sơ... - còn nếu đợi đến hết thời hạn thì bạn chỉ việc quyết định có ký tiếp hay không là được.

Do đó, nếu có thể cân nhắc thì bạn hãy cố gắng kiên trì cho tới hết hợp đồng và chỉ thực sự xin nghỉ khi:

  • Môi trường làm việc độc hại, tiêu cực và bạn không thể tiếp tục gắn bó.
  • Công ty không thực hiện được các cam kết trước đó về chế độ lương thưởng hay cung cấp môi trường làm việc như đã hứa hẹn với bạn.
  • Bạn bất ngờ có các kế hoạch khác như học nâng cao chuyên môn, gia đình di cư,...

Còn lại, ngay cả khi không quá hài lòng với môi trường, bạn có thể trao đổi thẳng thắn trao đổi để có thể thay đổi kịp thời và tiếp tục hợp tác, gắn bó nếu cần. Nghỉ việc trước hợp đồng có quy trình giải quyết hơi phức tạp, đồng thời nghỉ việc thường xuyên cũng sẽ ảnh hưởng tới các cơ hội việc làm trong tương lai của bạn.

III. Quy trình xin nghỉ việc trước hợp đồng chuẩn xác, hợp lý nhất?

1. Cân nhắc kỹ về việc xin nghỉ, báo trước theo quy định

Như đã đề cập, trước khi nghỉ việc trước hợp đồng bạn hãy nghĩ kỹ. Một khi đã quyết định nghỉ, hãy xem lại hợp đồng và điều khoản quy định nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn bạn cần phải báo trước bao nhiêu ngày. Đồng thời, bạn cũng có thể tìm hiểu Luật Lao động để đảm bảo bạn sẽ báo trước ngày nghỉ theo đúng luật và quy định của công ty, về cơ bản thì sẽ như sau:

  • Báo trước 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn.
  • Ít nhất 30 ngày với hợp đồng từ 1 - 3 năm (12 đến 36 tháng).
  • Ít nhất 3 ngày với hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng (1 năm).
  • Lâu hơn thế với các ngành nghề, lĩnh vực đặc thù, chẳng hạn như hàng không, hàng hải,... (theo quy định của chính phủ).

2. Đề cập với quản lý trực tiếp, mong được thông cảm và tạo điều kiện

Tiếp theo đó, bạn hãy đề cập tới việc xin nghỉ, kèm theo lý do với quản lý trực tiếp của bạn - trưởng nhóm và sau đó là trưởng bộ phận. Đừng quên xin lỗi và mong họ thông cảm cho quyết định nghỉ việc trước hợp đồng của bạn.

nghi viec truoc hop dong 2

Các bước xin nghỉ việc trước hợp đồng chuyên nghiệp

3. Viết đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp, lịch sự

Xin nghỉ trực tiếp bằng lời nói vẫn chưa đủ, bạn sẽ cần viết đơn xin nghỉ việc để gửi trưởng bộ phận và bộ phận nhân sự. Sử dụng các mẫu đơn xin nghỉ và nắm rõ cách viết đơn xin nghỉ việc để đảm bảo hình thức và nội dung của đơn xin nghỉ sẽ chuyên nghiệp, chính xác.

4. Cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ của quản lý, đồng nghiệp và công ty

Trong đơn xin nghỉ trước hợp đồng cũng như khi quyết định xin nghỉ của bạn được sếp và đồng nghiệp biết tới, bạn nên thể hiện thái độ chân thành, khiêm tốn và cảm ơn họ vì suốt thời gian qua đã giúp đỡ, ủng hộ bạn. Về cơ bản, duy trì quan hệ tốt ngay cả khi bạn đã nghỉ sẽ tốt hơn cho sau này.

5. Hoàn thành công việc dang dở, bàn giao theo đúng quy trình

Một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình xin nghỉ việc trước hợp đồng là bạn phải tiến hành bàn giao - trước hết là hoàn thành, xong công việc hoặc dự án dang dở trong thời gian chờ nghỉ, sau đó là bàn giao, hướng dẫn người mới nếu được yêu cầu.

6. Giải quyết các vấn đề liên quan tới thuế và chế độ bảo hiểm

Quá trình nghỉ việc trước hợp đồng của bạn chỉ thực sự hoàn tất khi bạn được chốt sổ bảo hiểm (nếu có), có xác nhận nghỉ việc của công ty để xin trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.

Đọc thêm: Cách xin nghỉ việc qua điện thoại

IV. Những sai lầm nhất định phải tránh khi nghỉ trước hợp đồng

Khác với việc không ký tiếp hợp đồng, xin nghỉ trước khi hết hạn hợp đồng có thể gây ra nhiều vấn đề nếu bạn làm sai quy trình hoặc thể hiện sự bất cần, vô tổ chức. Tránh phạm phải các lỗi sai "chết người" sau đây nếu bạn không muốn gặp rắc rối về thủ tục với công ty cũng như vi phạm hợp đồng, vi phạm luật lao động.

1. Chủ động nghỉ ngay khi muốn nghỉ, không báo trước theo đúng thời hạn quy định

Một sai lầm cực kỳ hay gặp và khiến các doanh nghiệp phải đau đầu, ngao ngán là nhân viên đã ký hợp đồng nhưng khi muốn nghỉ là thông báo và nghỉ ngay lập tức, thậm chí chỉ thông báo qua điện thoại hoặc gửi đơn xin nghỉ qua email và... biến mất. Cách cư xử như vậy rất thiếu chuyên nghiệp và bạn có thể bị kiện vì sai sót của mình.

2. Không trình bày rõ ràng về lý do xin nghỉ, đổ lỗi

Khi trao đổi trực tiếp cũng như viết đơn trình bày lý do xin nghỉ việc trước hợp đồng, bạn sẽ cần trình bày lý do. Lưu ý là dù cho lý do thực sự của bạn là gì thì cũng không nên trình bày quá trực tiếp, chỉ trích chính sách của công ty hay một vài cá nhân nào. Việc bạn đổ lỗi sẽ là một sai lầm lớn nhưng nếu bạn chỉ đơn giản nói rằng mình muốn xin nghỉ nhưng không trình bày lý do thì đó cũng là một sai lầm.

3. Không gửi đơn xin nghỉ việc trước hợp đồng, không bàn giao

Thiếu đơn xin nghỉ việc cũng là một lỗi phổ biến khi xin nghỉ việc trước hợp đồng. Dù cho bạn đã nói với sếp về ý định nghỉ nhưng nếu thiếu đơn chính thức thì khó bàn giao trong bộ phận cũng như với hành chính nhân sự. Ngoài ra, nếu xin nghỉ trước thời hạn mà không bàn giao đúng quy trình từ công việc tới trang thiết bị thì bạn cũng sẽ bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp.

nghi viec truoc hop dong 3

Cần tránh điều gì khi xin nghỉ việc trước hợp đồng?

V. Các quy định cần biết để bảo vệ quyền lợi khi xin nghỉ trước thời hạn hợp đồng

Bên cạnh đó, khi xin nghỉ việc trước hợp đồng, bạn chắc chắn sẽ nên tìm hiểu quy định, luật pháp liên quan tới việc xin nghỉ thế nào là đúng. Những gì bạn nên chú ý gồm có:

  • Xin nghỉ trước hợp đồng cần báo trước bao nhiêu ngày?
  • Khi nào có thể nghỉ việc trước hợp đồng mà không cần báo trước?
  • Nghỉ việc trước thời hạn, bạn có thể nhận được các khoản tiền nào? (lương chưa nhận, phụ cấp,...).
  • Sổ BHXH, giấy tờ khác sẽ được giải quyết trong bao lâu?

Bạn hãy rõ ràng về các thông tin chính xác này, sau đó trao đổi với bộ phận nhân sự để có thể giải quyết nhanh chóng, hợp lý nhất nhé.

Quy trình xin nghỉ việc trước hợp đồng về cơ bản là không quá phức tạp nhưng đòi hỏi ở bạn một thái độ lịch sự, chuyên nghiệp và hợp tác. Hãy tuân thủ quy trình, tránh các lỗi hay gặp để có thể thuận lợi rời đi mà vẫn giữ được quan hệ tích cực với sếp cũ, đồng nghiệp cũ và sẵn sàng cho các cơ hội làm việc, hợp tác khác trong tương lai bạn nhé.

tin mới

Bảo vệ quyền lợi khi nghỉ việc: Những điều người lao động cần nắm vững

Nhiều người lao động (NLĐ) khi quyết định rời khỏi công ty chỉ nghĩ đến việc kết thúc công việc mà không hề biết rằng: nếu không thực hiện đúng thủ tục nghỉ việc, NLĐ có thể bỏ lỡ các khoản tiền và rất nhiều quyền lợi khác mà lẽ ra mình được nhận. Điều này hoàn toàn có thể tránh được nếu NLĐ nắm vững những thông tin này!

31/12/2024 00:00

Bảo vệ quyền lợi khi nghỉ việc: Những điều người lao động cần nắm vững

Lời chúc khi nghỉ việc tại công ty, lời cảm ơn, tin nhắn

Trong ngày cuối cùng làm việc, đừng quên gửi lời cảm ơn và lời chúc tới những đồng nghiệp đã đồng hành, gắn bó với bạn. Những lời chia tay này sẽ giúp bạn lưu giữ những kỷ niệm đáng nhớ và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người.

28/06/2024 19:40

Lời chúc khi nghỉ việc tại công ty, lời cảm ơn, tin nhắn

Trước khi nghỉ việc cần làm gì? Quy trình chuẩn bị

Đưa ra quyết định nghỉ việc khi chưa có sự cân nhắc sẽ khiến bạn gặp khó khăn cho quá trình tìm việc làm mới hay vấn đề tài chính cá nhân. Do đó, bạn cần biết được những việc cần làm khi nghỉ việc để thực hiện sao cho đúng quy trình và đảm bảo quyết định của mình là hoàn toàn đúng đắn.

04/05/2022 16:30

Trước khi nghỉ việc cần làm gì? Quy trình chuẩn bị

Nghỉ việc theo luật là thế nào? Người lao động cần làm gì để đảm bảo quyền lợi?

Nghỉ việc theo luật, một cụm từ được sử dụng rất nhiều bởi cả người lao động và người sử dụng lao động. Không ai muốn nghỉ việc "trái luật" cả, thế nhưng như thế nào là nghỉ việc theo luật và bạn sẽ cần biết chính xác những gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

13/02/2022 13:30

Nghỉ việc theo luật là thế nào? Người lao động cần làm gì để đảm bảo quyền lợi?

Quy trình chuẩn khi xin nghỉ việc trước hợp đồng

Nghỉ việc trước hợp đồng là điều mà cả doanh nghiệp và người lao động thường không mong muốn nhưng vẫn xảy ra rất nhiều trong thực tế. Vậy nghỉ việc trước hợp đồng cần lưu ý gì và nên xử lý ra sao để hợp lý và đúng luật?

10/02/2022 14:30

Quy trình chuẩn khi xin nghỉ việc trước hợp đồng

​Doanh nghiệp phải làm gì để ngăn nhân viên nghỉ việc sau Tết?

Rất nhiều nhân viên có xu hướng nghỉ việc ngay sau Tết khiến người sử dụng lao động cảm thấy thất vọng hoặc bối rối. Trên thực tế, giữ chân nhân viên, ngăn họ nghỉ việc ngay đầu năm mới là cuộc chiến với các nhà quản lý. Mặc dù đó là công việc khó khăn, đòi hỏi nhiều tâm huyết và sự chú ý đúng mức, song doanh nghiệp vẫn có thể thực hiện với một số phương pháp nhất định.

06/02/2022 09:18

​Doanh nghiệp phải làm gì để ngăn nhân viên nghỉ việc sau Tết?

Vì sao nhân viên mới nghỉ việc khi vừa mới nhận việc buổi đầu

Có quan điểm cho rằng nhân viên ngày nay đều là những người thường xuyên nhảy việc; họ ảo tưởng về sức mạnh của bản thân và thường xuyên tìm việc làm mới thay vì trung thành với một nhà tuyển dụng. Vậy có nguyên nhân nào đằng sau việc này và vì sao nhân viên mới nghỉ việc khi vừa mới nhận việc buổi đầu?

24/07/2021 14:30

Vì sao nhân viên mới nghỉ việc khi vừa mới nhận việc buổi đầu

Có nên xin nghỉ sau khi đã nhận việc?

Bạn đã vượt qua vòng phỏng vấn và đã được tuyển dụng vào công ty A nhưng ngay lúc đó, bạn lại được nhận vào công ty B với mức lương hấp dẫn và cơ hội phát triển tốt hơn? Bạn băn khoăn có nên xin nghỉ việc ở công ty A để không khi bạn mới nhận việc chưa được bao lâu?

07/05/2021 15:30

Có nên xin nghỉ sau khi đã nhận việc?

Làm gì khi đồng nghiệp thân thiết bất ngờ nghỉ việc?

Ở công ty, bạn thường làm việc theo nhóm và có một số đồng nghiệp là những người bạn quen thuộc, hợp tác vô cùng ăn ý nhưng họ lại nghỉ việc đột xuất. Lúc này, bạn có thể sẽ phải xoay sở với phần công việc bị bỏ lại và làm quen, thích nghi với phong cách làm việc của nhân viên mới.

07/04/2021 00:30

Làm gì khi đồng nghiệp thân thiết bất ngờ nghỉ việc?

Cách xử lý tình huống bạn muốn nghỉ việc nhưng sếp thuyết phục ở lại

Bạn nên làm gì nếu muốn nghỉ việc nhưng sếp lại muốn thuyết phục bạn ở lại? Điều quan trọng nhất là cố gắng duy trì mối quan hệ tích cực với công ty trong khi nhìn nhận lại quyết định của bản thân. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời.

16/05/2020 13:37

Cách xử lý tình huống bạn muốn nghỉ việc nhưng sếp thuyết phục ở lại
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.