Kiểm toán là gì? Tầm quan trọng của kiểm toán

Với mỗi một doanh nghiệp hoặc tổ chức, kiểm toán là quá trình không thể thiếu trong quy trình hoàn thiện báo cáo tài chính. Chính xác kiểm toán là gì và công việc mà mỗi một kiểm toán viên cần phải làm là gì?

Trong giai đoạn kinh tế phát triển như hiện nay, kiểm toán đã không còn là một khái niệm quá xa lạ với chúng ta. Kiểm toán được hiểu là hoạt động kiểm tra và xác minh tính đáng tin cậy của các báo cáo tài chính và được thực hiện bởi ban quản lý doanh nghiệp của công ty hoặc chính phủ khi họ nhận thấy có hoạt động tài chính đáng ngờ.

MỤC LỤC:
1. Kiểm toán là gì?
2. Tầm quan trọng của kiểm toán​
3. Các loại kiểm toán phổ biến
4. Một số lời khuyên hữu ích cho kiểm toán

kiem toan la gi

Vai trò của kiểm toán đối với doanh nghiệp

1. Kiểm toán là gì?

Kiểm toán hay kiểm toán tài chính là thuật ngữ dùng để chỉ các cuộc kiểm tra và xác minh chính thức hồ sơ tài chính của một doanh nghiệp.

Mục tiêu chính của kiểm toán là kiểm tra và xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó, từ đó giúp cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của công ty. Nói cách khác kiểm toán là sự đảm bảo về lòng tin giữa công ty và các nhà đầu tư cũng như các bên liên quan.

Tuy nhiên, kiểm toán không đảm bảo rằng mọi chữ số được ghi lại trong báo cáo tài chính của công ty là chính xác bởi các kiểm toán viên chỉ tập trung vào phần trọng yếu cần xác minh. Phần trọng yếu này phụ thuộc vào quy mô, doanh thu và chi phí được báo cáo của công ty.

Với một doanh nghiệp nhỏ, một sai sót trong khâu kế toán dẫn tới thất thoát vài nghìn đô la sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn. Tuy nhiên, đối với những tập đoàn lớn như Apple hay Amazon, một sai sót trọng yếu như vậy có thể được coi là một sai lầm thông thường không đáng lo ngại.

Đọc thêm: Tương lai ngành kiểm toán trước những tác động của công nghệ

2. Tầm quan trọng của kiểm toán

2.1. Sự tín nhiệm và độ tin cậy

Đối với hệ thống kiểm toán nội bộ, doanh nghiệp cần tạo ra các báo cáo tài chính chính xác và đáng tin cậy để hiểu rõ hơn về phân khúc hoặc dòng sản phẩm đang hoạt động tốt nhất và cách phân bổ nguồn lực hợp lý. Ngoài ra, việc kiểm toán thường xuyên sẽ củng cố lòng tin của các cổ đông và khiến họ cảm thấy an toàn khi đầu tư vào công ty của bạn.

2. Ngăn chặn gian lận

Nếu chính phủ tiến hành kiểm tra báo cáo tài chính của doanh nghiệp và phát hiện các hoạt động thao túng tình trạng tài chính hay che giấu doanh thu và các khoản lỗ, doanh nghiệp đó sẽ phải đối mặt với những hình phạt nghiêm trọng, đồng thời mang tiếng xấu và giảm độ tin cậy trong mắt khách hàng.

Các cuộc kiểm tra nội bộ định kỳ do kiểm toán viên của công ty thực hiện đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện những trường hợp gian lận này trước khi chúng trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn. Một hệ thống kiểm toán nghiêm ngặt sẽ giúp doanh nghiệp của bạn ngăn chặn những âm mưu lừa đảo của nhân viên hay nhà cung cấp ngay từ đầu.

3. Các loại kiểm toán phổ biến

3.1. Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ được thực hiện bởi các kiểm toán viên trong nội bộ công ty nhằm đảm bảo doanh nghiệp của bạn đang tuân thủ đúng quy định và ghi chép chính xác các thông tin tài chính. Kiểm toán nội bộ thường xuyên giúp ngăn chặn các vấn đề có thể xảy ra như gian lận, lãng phí hoặc lạm dụng tài chính.

Các cuộc đánh giá này có thể được thực hiện hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh của bạn. Sau khi đánh giá xong, kiểm toán viên sẽ báo cáo với Ban giám đốc về bất cứ vấn đề nào được phát hiện và đề xuất các giải pháp khả thi.

3.2. Kiểm toán độc lập

Loại kiểm toán này được thực hiện bởi các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về dịch vụ này. Trách nhiệm chính của các kiểm toán viên này là lập kế hoạch và thực hiện các thủ tục kiểm toán đồng thời kiểm tra báo cáo tài chính và đưa ra kết luận cuối cùng.

Kiểm toán độc lập nhận được sự tín nhiệm hơn là kiểm toán nội bộ bởi các kiểm toán viên bên ngoài sẽ có những đánh giá trung thực, khách quan về các vấn đề được phát hiện mà không bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ trong công ty.

3.3. Kiểm toán IRS

Đây là cuộc kiểm toán của chính phủ được thực hiện bởi Sở Thuế Vụ để xác minh tính chính xác của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đôi khi kiểm toán IRS được thực hiện ngẫu nhiên nhưng chủ yếu Sở Thuế Vụ sẽ tiến hành kiểm tra đối với những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh đáng ngờ.

IRS sẽ kiểm xét qua bưu tín hoặc thông qua chất vấn trực diện đối với doanh nghiệp của bạn. Nếu kiểm toán qua bưu tín, Sở Thuế Vụ sẽ yêu cầu doanh nghiệp gửi một số tài liệu cần thiết thông qua email. Nếu kiểm toán qua hình thức chất vấn trực tiếp, việc kiểm tra sẽ được tiến hành tại các văn phòng IRS hay tại chính doanh nghiệp của bạn.

Đọc thêm: Top 8 công ty kiểm toán lớn nhất, uy tín hàng đầu tại Việt Nam

kiem toan la gi 2

Những vị trí kiểm toán phổ biến hiện nay

4. Một số lời khuyên hữu ích cho kiểm toán

  • Khi tiến hành kiểm toán nội bộ, đảm bảo rằng bạn có mục tiêu rõ ràng về những gì bạn muốn đạt được. Hãy tự hỏi bản thân tại sao lại tiến hành kiểm toán và bạn sẽ có những giải pháp gì cho các vấn đề được phát hiện.
  • Bạn sẽ phải làm việc với một khối lượng thông tin khổng lồ khi tiến hành kiểm toán nội bộ. Để tránh lãng phí thời gian, hãy ưu tiên kiểm tra các phần trọng yếu trước.
  • Đảm bảo rằng bạn đã xác nhận các khoản khấu trừ kinh doanh hợp lệ. Lưu giữ tất cả các biên lai chi phí và không nhầm lẫn chúng với các khoản khấu trừ kinh doanh.
  • Am hiểu chu trình kế toán. Chu trình kế toán là quá trình phân tích và ghi chép dữ liệu tài chính của doanh nghiệp sau đó chuyển đổi thành báo cáo tài chính. Bằng cách bám sát chu trình này và tuân thủ quy định, doanh nghiệp của bạn sẽ tránh được các cuộc kiểm tra của chính phủ.
  • Sử dụng các công cụ phù hợp. Các phần mềm kế toán sẽ giúp bạn tự động hóa hầu hết các nhiệm vụ kế toán của mình như ghi nhật ký các giao dịch, tính toán các khoản thanh toán hoặc tạo báo cáo tài chính. Đây sẽ là một cách tuyệt vời giúp quá trình kiểm toán trở nên dễ dàng và chính xác hơn.

Bất cứ công ty, tổ chức nào đều cần sự minh bạch, chính xác trong quá trình hoạt động của mình. Do đó, kiểm toán là một phần không thể thiếu trong các doanh nghiệp trong việc ngăn chặn gian lận cũng như duy trì lòng tin của khách hàng. Joboko.com mong rằng những thông tin được đưa ra phía trên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có thể tiến hành kiểm toán hiệu quả và dễ dàng hơn.

tin mới

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên trong CV hay nhất

Mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên rất quan trọng khi viết CV. Dù ứng tuyển vào trường công, trường tư hay trung tâm, bạn cũng cần viết rõ mục tiêu nghề nghiệp để nhà tuyển dụng thấy được định hướng với nghề.

07/08/2024 08:30

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên trong CV hay nhất

Mẫu đơn xin việc giáo viên chuẩn nhất kèm cách viết

Nếu đang quan tâm đến việc làm giáo viên và muốn viết đơn xin việc giáo viên chuẩn, dưới đây là một số gợi ý và mẹo từ JobOKO giúp bạn ứng tuyển thành công.

17/06/2024 00:00

Mẫu đơn xin việc giáo viên chuẩn nhất kèm cách viết

Mô tả công việc của Giám đốc kinh doanh, yêu cầu gì?

Vị trí Giám đốc kinh doanh đóng vai trò then chốt trong việc định hình và phát triển chiến lược kinh doanh của công ty. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về công việc của Giám đốc kinh doanh, giúp bạn hiểu hơn về công việc, những yêu cầu khi ứng tuyển.

14/06/2024 10:32

Mô tả công việc của Giám đốc kinh doanh, yêu cầu gì?

Tips viết Kinh nghiệm tự kinh doanh, khởi nghiệp vào CV

Những người kinh doanh tự do muốn chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi viết CV. Trong bài viết, JobOKO sẽ hướng dẫn bạn cách viết kinh nghiệm tự kinh doanh, khởi nghiệp vào CV xin việc ấn tượng nhất.

06/06/2024 14:30

Tips viết Kinh nghiệm tự kinh doanh, khởi nghiệp vào CV

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng để "được lòng" NTD

Mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng nên được trình bày trong CV như thế nào là mối quan tâm của nhiều ứng viên. Mỗi nghề nghiệp có lộ trình phát triển khác nhau, việc xác định mục tiêu phù hợp sẽ giúp bạn có động lực phấn đấu.

31/05/2024 17:30

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng để "được lòng" NTD

Mẹo viết các kỹ năng trong CV, NTD chỉ muốn phỏng vấn bạn ngay

Trong thị trường lao động cạnh tranh, sở hữu một bản CV chuyên nghiệp và sáng tạo sẽ là một lợi thế lớn. Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi viết CV chính là phần kỹ năng. Hãy cùng JobOKO khám phá cách viết các kỹ năng trong CV sao cho hiệu quả và ấn tượng nhất.

24/04/2024 10:30

Mẹo viết các kỹ năng trong CV, NTD chỉ muốn phỏng vấn bạn ngay

Tìm hiểu CV là gì trong hồ sơ xin việc, tạo CV ở đâu?

Câu hỏi "CV là gì?" thường được đặt ra bởi những người mới bước chân vào thị trường việc làm. Thấu hiểu điều này, trong bài viết, JobOKO sẽ chia sẻ bí kíp tạo CV hiệu quả, giúp ứng viên chinh phục mọi nhà tuyển dụng.

11/04/2024 14:30

Tìm hiểu CV là gì trong hồ sơ xin việc, tạo CV ở đâu?

Mẫu và cách viết CV xin việc Tiếng Anh để NTD đánh giá cao

CV tiếng Anh giúp ứng viên thể hiện một phần khả năng ngoại ngữ của mình. Nếu bạn muốn viết CV tiếng Anh đúng chuẩn thì trước hết cần chọn mẫu CV phù hợp và tránh những lỗi mà nhà tuyển dụng "không ưa".

11/04/2024 08:30

Mẫu và cách viết CV xin việc Tiếng Anh để NTD đánh giá cao

CV xin việc​ Thực tập sinh viết thế nào để thuyết phục NTD?

Phần lớn sinh viên và người mới tốt nghiệp đều chưa có nhiều kinh nghiệm viết CV. Hiểu được những khó khăn đó, trong bài viết, JobOKO sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV xin việc thực tập sinh hiệu quả, tìm việc làm nhanh chóng.

11/04/2024 07:30

CV xin việc​ Thực tập sinh viết thế nào để thuyết phục NTD?

Cách viết CV xin việc ngành Du lịch

Là một trong những ngành nghề năng động nhất trước đại dịch, ngành Du lịch có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, thu hút lượng lớn lao động cả có trình độ và lao động phổ thông. Nắm được cách viết CV xin việc ngành Du lịch, bạn có thể tiến gần hơn tới cơ hội việc làm mơ ước của mình.

10/04/2024 13:30

Cách viết CV xin việc ngành Du lịch
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.