Feedback là gì? Tầm quan trọng của Feedback trong tuyển dụng
Hiểu được feedback là gì và tầm quan trọng của nó giúp các doanh nghiệp cũng như cá nhân có cơ hội để thay đổi, cải thiện để phát triển tốt hơn trong tương lai. Dù vậy, việc đưa ra feedback hay cách để có được feedback không hề dễ dàng.
MỤC LỤC:
I. Feedback là gì?
II. Ý nghĩa của Feedback trong tuyển dụng, tìm việc làm
Làm thế nào để có được Feedback dễ dàng?
I. Feedback là gì?
Feedback hiểu đơn giản là phản hồi, thông tin đánh giá đối với sản phẩm, dịch vụ hay chất lượng công việc của một cá nhân hay một tập thể. Trong học tập, công việc và trong cuộc sống nói chung, feedback rất quan trọng dù đó là nhận xét tích cực hay tiêu cực. Feedback cung cấp cảm giác tham gia và tương tác, đồng thời trở thành tiền đề để mọi người nhìn nhận, đánh giá khách quan và sẵn sàng thay đổi để cải tiến sản phẩm, dịch vụ hay nỗ lực để có hiệu suất công việc tốt hơn.
Những feedback có thể được đưa trực tiếp hoặc chủ yếu là viết trên giấy (bảng hỏi), một hình thức phổ biến khác hiện nay là đánh giá trực tuyến trên mạng xã hội, nền tảng thương mại điện tử, website.
Đọc thêm: Lateral Hiring là gì? các bước cần thiết để tuyển được "chuyên gia" về làm việc
II. Ý nghĩa của Feedback trong tuyển dụng, tìm việc làm
Trong tuyển dụng, tất cả các giai đoạn đều quan trọng và có ý nghĩa riêng. Những công ty có quy trình tuyển dụng chuẩn thường có thương hiệu tuyển dụng mạnh, thu hút được nhiều nhân tài, quá trình cũng được thúc đẩy nhanh và tiết kiệm chi phí. Ngược lại, tuyển dụng sẽ khó khăn, tốn kém.
Thế nhưng, sẽ rất khó để xây dựng quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp nếu thiếu đi feedback của chính ứng viên, nhân viên đã ứng tuyển, tham gia phỏng vấn. Họ là người trực tiếp trải nghiệm tuyển dụng ở công ty nên ấn tượng tích cực hay phần nào họ chưa hài lòng là những gì nhà tuyển dụng nên lắng nghe và rút kinh nghiệm, sẵn sàng thay đổi để chuyên nghiệp hơn.
Vai trò của feedback trong tuyển dụng, tìm việc làm
Đọc thêm: Knockout Question là gì? Sử dụng câu hỏi đánh giá trước phỏng vấn sao cho hiệu quả?
Về phần mình, ứng viên cũng rất cần feedback của nhà tuyển dụng để biết bản thân đã làm tốt phần nào, còn điểm yếu ở đâu. Ngay cả khi bạn bị loại, có được đánh giá khách quan từ những chuyên gia tuyển dụng, những người có chuyên môn trong ngành sẽ giúp bạn phát triển bản thân, có được những cơ hội việc làm lý tưởng sau này.
Qua chia sẻ của JobOKO, mong rằng các bạn đã trả lời được câu hỏi feedback là gì và hiểu được tầm quan trọng của feedback trong tuyển dụng, việc làm.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.