Behavioral Interview là gì? Có nên sử dụng phỏng vấn hành vi để đánh giá ứng viên?
Trên thực tế, Behavioral Interview không khác biệt nhiều so với các hình thức phỏng vấn khác. Ứng viên vẫn sẽ gặp người phỏng vấn và trả lời các câu hỏi được đặt ra. Sự khác biệt chủ yếu đến từ nội dung và loại câu hỏi được đề cập tới. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem Behavioral Interview là gì và sự khác biệt của nó so với phỏng vấn truyền thống, một số câu hỏi phỏng vấn thường gặp trong Behavioral Interview và cách chuẩn bị tốt nhất.MỤC LỤC:
1. Behavioral Interview là gì?
2. Sự khác biệt của phỏng vấn hành vi với phỏng vấn truyền thống
3. Một số câu hỏi phỏng vấn hành vi phổ biến
4. Có nên sử dụng phỏng vấn hành vi để đánh giá ứng viên?
5. Ứng viên cần chuẩn bị những gì để ứng phó với Behavioral Interview?
Behavioral Interview giúp sàng lọc ứng viên hiệu quả.
1. Behavioral Interview là gì?
Behavioral Interview hay còn được hiểu đơn giản là Phỏng vấn hành vi, đề cập đến hình thức phỏng vấn mà trong đó người phỏng vấn đặt ra các câu hỏi tình huống có khả năng xảy ra trong thực tế với một vai trò công việc cụ thể, sau đó đánh giá ứng viên qua cách phản ứng của họ. Thông qua đáp án của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ thấy được xu hướng, nhận thức, logic và cách họ xử lý tình huống phát sinh, đồng thời dự đoán được hiệu suất làm việc trong tương lai.
Behavioral Interview cực kỳ hữu ích cho các công việc cần tương tác nhiều giữa người với người (nhân viên sales, chăm sóc khách hàng, v.v.), đòi hỏi ứng viên có thể phản ứng nhanh, theo quy trình tiêu chuẩn trong khi vẫn linh hoạt và đưa ra giải pháp hợp lý.
2. Sự khác biệt của phỏng vấn hành vi với phỏng vấn truyền thống
Behavioral Interview có hơi khác với Behavioral Interview. Trong một cuộc phỏng vấn truyền thống, bạn sẽ được hỏi một loạt các câu hỏi thông thường như "Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?" hoặc "Những thách thức và vấn đề lớn nào bạn từng gặp phải? Bạn xử lý chúng như thế nào?", v.v. Với những câu hỏi này, ứng viên có nhiều khả năng đưa ra câu trả lời chung chung, khó thể hiện được bản thân cũng như cho thấy kỹ năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề của họ.
Đối với Behavioral Interview, nhà tuyển dụng có thể chuẩn bị trước tình huống hoặc dựa trên trường hợp thực tế đã xảy ra để tìm hiểu kỹ năng của ứng viên. Thậm chí, người phỏng vấn có thể yêu cầu bạn kể về trải nghiệm cho thấy bạn "đã" xử lý tình huống như thế nào chứ không phải "sẽ" phản ứng ra sao.
XEM THÊM: 5 điều nhà tuyển dụng cần chú ý khi phỏng vấn ứng viên
3. Một số câu hỏi phỏng vấn hành vi phổ biến
Các câu hỏi phỏng vấn hành vi sẽ giúp nhà tuyển dụng thăm dò ứng viên nhiều hơn và cụ thể hơn các câu hỏi phỏng vấn truyền thống. Một số dạng câu hỏi phổ biến nhất là:
- Bạn có thể trình bày về một trường hợp trong đó bạn đã sử dụng tư duy logic để giải quyết vấn đề.
- Bạn hãy trình bày về một ví dụ trong đó bạn đạt được mục tiêu công việc của mình. Bạn đã nỗ lực như thế nào để hoàn thành xuất sắc mục tiêu đó?
- Mô tả một quyết định mà bạn đưa ra vấp phải sự phản đối của đồng nghiệp nhưng cho hiệu quả công việc tích cực. Bạn đã làm gì để xử lý những ý kiến trái chiều trong công việc?
- Bạn đã làm gì khi lịch trình công việc bị gián đoạn vì nhiều lý do khách quan? Hãy trình bày một ví dụ về cách bạn xử lý nó.
- Bạn có từng phải thuyết phục một nhóm làm việc trong dự án mà họ không muốn hợp tác hay chưa? Bạn đã thuyết phục như thế nào?
- Đã bao giờ bạn xung đột với đồng nghiệp? Bạn giải quyết tình huống đó ra sao?
- Hãy cho chúng tôi biết về phương pháp bạn sử dụng để đối phó với áp lực trong công việc.
Có rất nhiều câu hỏi tình huống khác mà nhà tuyển dụng có thể hỏi để đánh giá hành vi của ứng viên. Về phần mình, ứng viên phải chú ý đến nội dung câu chuyện bạn kể, cách diễn đạt và cảm xúc khi xử lý các tình huống đó để được đánh giá cao về kỹ năng phỏng vấn.
Đánh giá ứng viên qua Behavioral Interview có thật sự chính xác?
4. Có nên sử dụng phỏng vấn hành vi để đánh giá ứng viên?
Với tình hình thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay, trong khi ứng viên cố gắng tìm việc làm thì nhà tuyển dụng cũng phải đa dạng hóa phương pháp, cách tiếp cận và đánh giá để thuê được ứng viên tài năng và thực sự phù hợp. Rất nhiều kiểu phỏng vấn được tích hợp với nhau để có cái nhìn toàn diện, chính xác hơn về ứng viên và Behavioral Interview là một trong số đó.
Nhà tuyển dụng nên sử dụng Behavioral Interview kết hợp với phỏng vấn trực tiếp và cho làm bài kiểm tra (nếu cần) để tìm hiểu về ứng viên. Chỉ riêng Behavioral Interview sẽ không cho hiệu quả tốt nhất.
XEM THÊM: Khi nào nên phỏng vấn online, phỏng vấn qua điện thoại?
5. Ứng viên cần chuẩn bị những gì để ứng phó với Behavioral Interview?
Điều quan trọng mà mọi ứng viên cần nhớ là bạn sẽ không biết loại phỏng vấn nào sẽ diễn ra cho đến khi bạn gặp nhà tuyển dụng. Bạn không biết phỏng vấn truyền thống hay Behavioral Interview hay kết hợp cả hai nên phương pháp duy nhất là chuẩn bị sẵn sàng, luyện tập trả lời các câu hỏi cơ bản của phỏng vấn truyền thống.
Sau đó, vì bạn không biết chính xác những tình huống bạn sẽ được hỏi trong phần Behavioral Interview, vì vậy trước khi đến phỏng vấn, bạn hãy tự soát lại một số tình huống đặc biệt bạn đã xử lý hoặc các dự án bạn đã thực hiện trong quá khứ. Bạn có thể sử dụng chúng để tìm ra khung trả lời phù hợp nhất. Những câu chuyện kể có mở đầu, diễn biến và kết thúc sẽ là giải pháp tuyệt vời giúp bạn trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn hành vi vì người phỏng vấn thấy được toàn bộ quá trình bạn phản ứng với tình huống phát sinh.
Cuối cùng, bạn cũng đừng quên xem xét lại mô tả công việc để hiểu về kỳ vọng của nhà tuyển dụng, biết được họ tìm kiếm kỹ năng và đặc điểm hành vi, tính cách nào của ứng viên cho vị trí bạn ứng tuyển. Trong cuộc phỏng vấn, nếu bạn không chắc chắn về cách trả lời câu hỏi kiểu Behavioral Interview, hãy hỏi lại để được làm rõ, sau đó bao gồm những điểm sau trong câu trả lời:
- Một tình huống cụ thể.
- Các nhiệm vụ cần phải được thực hiện.
- Hành động bạn đã thực hiện.
- Kết quả (những gì đã xảy ra).
Với Behavioral Interview, đáp án bạn đưa ra không có đúng hay sai. Người phỏng vấn chỉ đơn giản là cố gắng hiểu bạn đã cư xử như thế nào trong một tình huống nhất định. Cách bạn trả lời sẽ giúp họ xác định xem bạn có kỹ năng, tính cách, trình độ phù hợp hãy không. Vì vậy, bạn hãy lắng nghe cẩn thận, rõ ràng và chi tiết trong khi giữ được sự trung thực.
Cách bắt tay trong giao tiếp khi phỏng vấn
Ngoài ra, để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn gây ấn tượng nhất thì ngoài luyện tập kỹ năng giao tiếp, cách ứng xử, văn hóa xã giao cũng đóng vai trò quan trọng. Không phải ai cũng biết cách bắt tay khi giao tiếp, vì vậy bạn nên tìm hiểu và tham khảo để nâng cao kỹ năng cho mình, từ đó dễ dàng chinh phục được nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.