Knockout Question là gì? Sử dụng câu hỏi đánh giá trước phỏng vấn sao cho hiệu quả?

Nếu bạn là một ứng viên, đã tối ưu CV của mình theo tất cả những gì mà nhà tuyển dụng nêu trong bản mô tả công việc nhưng vẫn không nhận được phản hồi từ phía họ thì rất có thể bạn đã không vượt qua các câu hỏi Knockout Question. Vậy Knockout Question là gì? Sử dụng Knockout Question như thế nào cho hiệu quả?

MỤC LỤC:
1. Knockout Question là gì?
2. Knockout Question và Auto-rejection
3. Các loại câu hỏi kiểm tra ứng viên trước phỏng vấn
4. Sử dụng câu hỏi đánh giá trước phỏng vấn sao cho hiệu quả?
5. Những lưu ý đối với ứng viên khi trả lời Knockout Question

Khi nộp đơn xin việc, hầu hết chúng ta đều tập trung vào việc tạo ra một bản CV hoàn hảo và thư xin việc ấn tượng nhất nhưng có ít ai biết rằng mình còn phải chuẩn bị cho một phần khó hơn thế nữa - Knockout Question.

knockout question la gi su dung knockout question nhu the nao cho hieu qua

Tìm hiểu chi tiết về Knockout Question

1. Knockout Question là gì?

Knockout question là những câu hỏi được đặt ra ngay từ những bước đầu tiên của quy trình tuyển dụng nhằm loại bỏ những ứng viên không thể hoặc chưa sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu công việc chính, không có đầy đủ các kỹ năng cần thiết hoặc là vi phạm những điều cấm kỵ khác. Knockout Question được thiết kế để giúp các nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian đánh giá và phỏng vấn những ứng viên ít có khả năng trúng tuyển.
Knockout Question còn được gọi là Screening Question hay Pre-Interview Question và thường có nhiều định dạng khác nhau như:

  • Hỏi đáp ngắn.
  • Trả lời có hoặc không.
  • Đánh giá từ 1 - 5.
  • Câu hỏi lựa chọn đáp án.

Nếu bạn là một ứng viên, đã tối ưu CV xin việc của mình theo tất cả những gì mà nhà tuyển dụng nêu trong bản mô tả công việc nhưng vẫn không nhận được phản hồi từ phía họ thì rất có thể bạn đã không vượt qua những câu hỏi Knockout Question này.

2. Knockout Question và Auto-rejection

Sử dụng từ "knockout" đối với loại câu hỏi này quả không sai. Trong khi những câu hỏi trả lời ngắn sẽ được đánh giá bởi người thực thì các câu hỏi lựa chọn (câu trả lời đã được lập trình sẵn) có thể sẽ dẫn đến việc ứng viên tự động bị loại ngay lập tức (Auto-rejection). Hệ thống theo dõi ứng viên (Applicant tracking system - ATS) sẽ đưa các ứng viên có câu trả lời không phù hợp vào danh sách "Not Hired" thay vì danh sách ứng viên mới.

3. Các loại câu hỏi kiểm tra ứng viên trước phỏng vấn

Knockout Question có thể giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu về tất cả các khía cạnh liên quan đến ứng viên, từ kỹ năng, trình độ cho tới văn hóa làm việc, ứng xử.

3.1. Câu hỏi thông tin cơ bản

Hãy cùng xét ví dụ dưới đây:

knockout question la gi su dung knockout question nhu the nao cho hieu qua 2

Sử dụng Knockout Question thế nào để cho kết quả cao nhất?

Knockout Question ở đây chính là "Can you work weekends?" (Bạn có thể làm việc vào cuối tuần được hay không?) Làm việc cuối tuần là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với công việc này vì vậy những ai không thể đáp ứng được yêu cầu này sẽ bị loại.
Với tư cách là một ứng viên, kể cả khi bạn rất thích công ty và công việc này nhưng lại không thể đáp ứng yêu cầu trên thì cơ hội trúng tuyển cũng gần như bằng 0. Trả lời "Không" (No) sẽ đồng nghĩa với việc ứng tuyển của bạn thất bại. Còn trả lời "Có" (Yes) thì có nghĩa là bạn đang nói dối và rất có thể bị phát hiện sau khi vào làm việc chính thức.
Nếu như bạn không thể đáp ứng các yêu cầu như trong mô tả công việc thì tốt nhất hãy dừng quá trình ứng tuyển lại ở đây và dành thời gian, công sức tìm kiếm một công việc khác.
Knockout Question thuộc loại này thường bao gồm:

  • Bạn có sẵn sàng làm thêm giờ/vào cuối tuần/di chuyển nhiều/chuyển đến một chi nhánh khác hay không?
  • Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
  • Bạn có sẵn sàng nộp giấy khám sức khỏe hay không?

Đọc thêm: Nói gì khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi bạn có sẵn sàng làm thêm giờ?

3.2. Câu hỏi về trình độ ứng viên

Nếu chỉ dựa vào những gì ứng viên thể hiện trong CV, nhà tuyển dụng sẽ rất có thể chọn nhầm người. Để tránh điều này, nhà tuyển dụng thường sử dụng Knockout Question để đảm bảo ứng viên có đầy đủ các điều kiện được nêu trong mô tả công việc.
Ví dụ, nếu mô tả công việc yêu cầu 3 năm kinh nghiệm làm thiết kế đồ họa, nhiều ứng viên có thể viết vào CV rằng họ có khoảng 2.5 năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, khi sử dụng Knockout Question "Bạn có đủ 3 năm kinh nghiệm làm thiết kế đồ họa hay không?" thì ứng viên sẽ không thể sử dụng chiêu trò này.
Một vài Knockout Question khác thuộc loại này có thể kể đến:

  • Bạn có bằng X hay không?
  • Bạn có chứng chỉ X hay không?
  • Bạn đã có kinh nghiệm sử dụng phần mềm/công cụ X hay chưa?
  • Nếu chấm điểm từ 1 - 5 thì kỹ năng sử dụng công cụ X của bạn đang ở mức mấy?

3.3. Câu hỏi về tính cách và văn hóa

Knockout Question thường rất đơn giản và chỉ nhằm mục đích đánh giá sơ bộ ứng viên có đủ điều kiện hay không. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng có thể sử dụng loại câu hỏi này để đánh giá tính cách và phong cách làm việc của họ. Ví dụ như:

  • Bạn thích làm việc độc lập hay làm việc nhóm?
  • Bạn có dễ bị mất tập trung trong môi trường ồn ào không?
  • Hãy mô tả phong cách làm việc của bạn?
  • Bạn có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi không?
  • Động lực làm việc của bạn là gì?

4. Sử dụng câu hỏi đánh giá trước phỏng vấn sao cho hiệu quả?

Là một nhà tuyển dụng, nếu như bạn đợi đến tận giữa hoặc cuối quy trình rồi mới đưa ra Knockout Question thì nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng ứng viên? Bên cạnh việc cảm thấy mình đã làm rất tốt, bạn đã bao giờ thử đo hiệu suất của quá trình tuyển dụng hay chưa? So sánh việc đặt ra những câu hỏi này ngay từ đầu và trong quá trình phỏng vấn thì quá trình nào tiết kiệm thời gian hơn, chất lượng ứng viên tốt hơn?
Nhiều công ty chờ đợi quá lâu rồi mới đưa ra các Knockout Question khiến cho cả hai bên đều lãng phí rất nhiều thời gian. Ở những bước đầu tiên, nhiều người không ngừng đặt ra những câu hỏi về học vấn, kinh nghiệm làm việc và các sở thích khác; vậy tại sao lại phải đợi đến tận khi phỏng vấn rồi mới đưa các Knockout Question như trên?
Nếu chỉ yêu cầu ứng viên nộp CV mà không có thêm bất cứ một thứ gì khác thì sẽ rất khó để nắm bắt được các thông tin thực tế quan trọng bởi vì CV nào thì cũng đều được "đánh bóng" trước khi gửi cho nhà tuyển dụng.
Vì vậy, ngay sau khi ứng viên ứng tuyển vào hệ thống ATS, hãy ngay lập tức đưa ra yêu cầu họ trả lời những câu hỏi này. Một mặt, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đánh giá và chấm điểm ứng viên theo những tiêu chuẩn đã định trước. Mặt khác, ứng viên có thể biết được cơ hội trúng tuyển của mình đến đâu và có kế hoạch chuẩn bị cho phù hợp.

5. Những lưu ý đối với ứng viên khi trả lời Knockout Question

5.1. Trung thực

Bạn có thể nói dối và tiến sâu hơn vào quy trình tuyển dụng nhưng đến một lúc nào đó, sự thật sẽ bị bại lộ và mọi công sức của bạn coi như đổ sông đổ biển. Do đó, cách tốt nhất để trả lời Knockout Question là phải thật trung thực. Nếu như bạn thấy mình không thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng, hãy dành khoảng thời gian quý báu phía trước tìm kiếm một công việc khác.
Nếu bạn quyết định phải trả lời những câu hỏi này bằng mọi giá thì cũng hãy trung thực hết mức có thể và giải thích cho nhà tuyển dụng thấy lý do tại sao họ nên chọn bạn mặc dù bạn không phải là người có trình độ cao như mong đợi. Đây có lẽ là cách tốt nhất để được nhà tuyển dụng chú ý.

5.2. Nghiên cứu kỹ trước khi trả lời

Các câu hỏi về văn hóa hay phong cách làm việc sẽ có độ xê dịch nhất định. Nếu bạn không chắc chắn câu trả lời của mình có đúng hay không thì hãy tìm hiểu về văn hóa công ty cũng như những gì nhà tuyển dụng mong đợi ở ứng viên của họ trong mô tả công việc, website công ty, Fanpage công ty trên Facebook,... trước khi đưa ra câu trả lời.

Đọc thêm: Cách kiểm tra ứng viên có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp?

5.3. Tự đánh giá bản thân

Nếu bạn thường xuyên bị loại bởi các Knockout Question về trình độ của bản thân thì có lẽ đã đến lúc bạn cần phải nhìn lại chính mình. Thay vì tiếp tục tìm kiếm một công việc khác, hãy nghĩ đến việc lùi lại một bước để đi học thêm chứng chỉ để củng cố profile.
Tìm việc làm cũng là một công việc và đòi hỏi bạn phải thực sự nghiêm túc với nó. Bỏ qua các yêu cầu của nhà tuyển dụng hay coi thường Knockout Question sẽ chỉ khiến bạn phải nhận những thất bại liên tiếp mà thôi. Hy vọng với các cách thức đặt câu hỏi và trả lời Knockout Question trên đây của JOBOKO.com, cả các nhà tuyển dụng và ứng viên sẽ hình thành cho mình những chiến lược phù hợp nhất cho quy trình tuyển dụng sắp tới.

Nhà tuyển dụng quan tâm đến IQ, EQ hay EI của ứng viên?

Ngoài sử dụng các câu hỏi Knockout Question thì nhiều nhà tuyển dụng cũng có những bài kiểm tra ứng viên trước khi phỏng vấn. 3 thuật ngữ phổ biến mà nhiều người hay nhầm lẫn với nhau đó chính là IQ, EQ và EI. Vậy để kiểm tra ứng viên, lựa chọn người phù hợp nhất trước khi tiến hành phỏng vấn vị trí ứng tuyển thì nhà tuyển dụng sẽ áp dụng bài test nào? Hãy cùng JOBOKO tìm hiểu chi tiết về từng khái niệm cũng như mục đích sử dụng cụ thể để có thêm hiểu biết cho mình nhé.

tin mới

Lộ trình sự nghiệp là gì? Cách xác định career path để thành công

Cần nhiều yếu tố để chúng ta đạt được thành công trong công việc, cuộc sống, và việc xác định lộ trình sự nghiệp là một trong số đó. Không phải lý thuyết suông, con đường sự nghiệp được xác định rõ ràng sẽ giúp chúng ta định hướng, nỗ lực và thành công.

10/03/2023 15:48

Lộ trình sự nghiệp là gì? Cách xác định career path để thành công

Kỹ năng thích ứng: Định nghĩa, cách rèn luyện để thành công trong công việc

Thích ứng được coi là một khả năng, thậm chí là phẩm chất quan trọng để chúng ta nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Phát triển kỹ năng thích ứng không phải dễ, nhất là với các bạn cá tính mạnh hoặc quá hướng nội.

10/03/2023 15:04

Kỹ năng thích ứng: Định nghĩa, cách rèn luyện để thành công trong công việc

Kỹ năng tư duy chiến lược là gì? Cách nâng cao khả năng tư duy chiến lược

Có thể bạn đã nghe nhiều về kỹ năng tư duy chiến lược nhưng chưa thực sự hiểu rõ kỹ năng này là gì và vì sao nó quan trọng. Rõ ràng, nếu có thể phát triển kỹ năng tư duy chiến lược, bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến lên các vai trò quản lý, lãnh đạo.

10/03/2023 11:24

Kỹ năng tư duy chiến lược là gì? Cách nâng cao khả năng tư duy chiến lược

Tìm hiểu về Employability Skill - bộ kỹ năng mà tất cả các nhà tuyển dụng đều tìm kiếm ở ứng viên

Ngoài kiến thức nền như yêu cầu tất yếu thì employability skill (kỹ năng hành nghề) cũng là tiêu chí quan trọng, là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực ứng viên. Vậy employability là gì? Còn bao gồm những kỹ năng nào khác không?

21/09/2022 20:44

Tìm hiểu về Employability Skill - bộ kỹ năng mà tất cả các nhà tuyển dụng đều tìm kiếm ở ứng viên

Overtime là gì? Lợi ích của việc tăng ca, làm thêm giờ

Overtime là một thuật ngữ phổ biến đối với hầu hết mọi nhân viên trong các ngành nghề. Đa số mọi người đều từng nghe về Overtime hoặc đã từng làm Overtime nhiều lần nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về việc Overtime là gì và vì sao nên Overtime.

30/08/2022 05:39

Overtime là gì? Lợi ích của việc tăng ca, làm thêm giờ

Cách giảm Stress, căng thẳng, mệt mỏi trong công việc

Gần như tất cả những người đã và đang đi làm đều có những lúc cảm thấy stress, căng thẳng, mệt mỏi vì công việc, ngay cả khi bạn yêu thích những gì mình làm. Nếu biết cách giảm stress, căng thẳng và mệt mỏi trong công việc, bạn sẽ dễ dàng khắc phục các tác động tiêu cực của chúng.

29/08/2022 06:34

Cách giảm Stress, căng thẳng, mệt mỏi trong công việc

Cách vượt qua nỗi buồn ngày thứ Hai

Không ai thực sự thích thứ Hai. Sau khi dành 2 ngày cuối tuần để gặp gỡ bạn bè, đến nhà hàng hoặc tiệc tùng, đột nhiên tất cả các cuộc vui dừng lại và bạn phải quay về cuộc sống thường nhật với những trách nhiệm. Tuy nhiên, việc chuyển từ trạng thái tinh thần vô tư cuối tuần sang hình ảnh nhân viên siêng năng cũng không phải là quá khó.

22/05/2022 14:30

Cách vượt qua nỗi buồn ngày thứ Hai

Kỹ năng, tố chất quan trọng nhất với nhân viên buồng phòng

Ở khách sạn, resort, nhà nghỉ, nhân viên buồng phòng được tuyển dụng phổ biến và phù hợp với nhiều đối tượng. Vị trí này không yêu cầu trình độ chuyên môn nhưng đổi lại cần nhiều kỹ năng để hoàn thành các nhiệm vụ.

08/05/2022 16:30

Kỹ năng, tố chất quan trọng nhất với nhân viên buồng phòng

Rèn luyện khả năng truyền đạt thông tin để thành công trong công việc

Kỹ năng giao tiếp và truyền đạt thông tin là cực kỳ quan trọng bởi bất cứ ai, dù làm công việc gì đi chăng nữa thì cũng cần phải thường xuyên tương tác với đồng nghiệp, cấp trên và thậm chí là cả khách hàng. Vậy làm thế nào để rèn luyện khả năng truyền đạt thông tin, đặc biệt là đối với những người thiếu tự tin?

07/05/2022 11:30

Rèn luyện khả năng truyền đạt thông tin để thành công trong công việc

Cách thích nghi với môi trường làm việc từ xa cho nhân viên công sở

Nhiều công ty thực hiện chính sách làm việc từ xa trong thời điểm bùng phát Covid-19 nhưng không phải ai cũng quen với việc tự quản lý công việc tại nhà. May thay, vẫn có một số cách thích nghi với môi trường làm việc từ xa cho nhân viên công sở vô cùng hữu ích mà bạn có thể áp dụng.

03/05/2022 10:09

Cách thích nghi với môi trường làm việc từ xa cho nhân viên công sở
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.