Nên đặt câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh thế nào? đánh giá ra sao?
Đối với các công ty, tuyển dụng thực tập sinh là một cách tuyệt vời để nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên. Tuy nhiên, tuyển dụng và quản lý thực tập sinh sẽ rất tốn thời gian. Nếu mọi chuyện diễn ra đúng theo ý muốn, thực tập sinh đó sẽ trở thành một nhân viên tiềm năng. Nếu ngược lại, nhà tuyển dụng đang lãng phí rất nhiều thời gian đào tạo. Vậy, với tư cách là nhà tuyển dụng, đâu là điểm quan trọng để đánh giá thực tập sinh tiềm năng ngay từ vòng phỏng vấn? Nên đặt ra cho họ những câu hỏi nào?MỤC LỤC:
I. Câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh cho nhà tuyển dụng
II. Cách đánh giá thực tập sinh tiềm năng
Tham khảo những câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh phổ biến
I. Câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh cho nhà tuyển dụng
Khi phỏng vấn thực tập sinh, nhà tuyển dụng thường không hướng tới các câu hỏi quá chuyên môn hoặc liên quan nhiều đến kinh nghiệm. Bạn cũng không nên yêu cầu ứng viên phải thể hiện mình một cách quá đặc sắc hay sáng tạo. Thay vào đó, hãy cố gắng tìm hiểu suy nghĩ của ứng viên và liệu họ sẽ làm việc như thế nào trong môi trường công ty bạn.
1. Câu hỏi phỏng vấn chung
- Hãy giới thiệu một vài nét về bản thân.
- Điểm mạnh/điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
- Thành tích nào khiến bạn tự hào nhất?
- Bạn có thể làm việc hiệu quả trong môi trường áp lực cao và thay đổi liên tục hay là theo kế hoạch đã được lập trình sẵn?
- Tại sao bạn quan tâm đến vị trí thực tập sinh này?
- Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn vào vị trí thực tập sinh này?
- Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
- Nếu như có thầy cô hoặc bạn bè của bạn ở đây, bạn nghĩ họ sẽ nói gì về mình?
- Nếu được mô tả bản thân bằng 3 từ, bạn sẽ chọn từ gì?
- Tại sao bạn lại chọn theo đuổi chuyên ngành... (kế toán, IT, kinh doanh, marketing,...)?
Đọc thêm: Công việc của Thực tập sinh là làm gì?
2. Câu hỏi tình huống phỏng vấn thực tập sinh
Đối với thực tập sinh - những người chưa có kinh nghiệm làm việc thì thái độ quan trọng hơn trình độ. Ngay cả những sinh viên giỏi cũng chưa chắc đã có đầy đủ các kỹ năng mà nhà tuyển dụng cần; có những điều khi đi học là quan trọng nhưng không mang nhiều ý nghĩa khi đã đi làm. Đây là điều dễ hiểu bởi môi trường giáo dục khác với môi trường làm việc và không phải thực tập sinh nào cũng kịp làm quen ngay. Do đó, nhà tuyển dụng có thể đặt ra các câu hỏi tình huống để thử tài ứng viên như:
- Hãy cho ví dụ về một lần bạn xảy ra mâu thuẫn với người khác. Bạn đã giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào?
- Hãy kể một ví dụ mà sự chuyên nghiệp của bạn đã khiến cho người đối diện có cái nhìn hoàn toàn khác về bạn.
- Hãy kể một lần làm việc nhóm mà những phán đoán của bạn đã làm thay đổi toàn bộ cục diện theo hướng tích cực hơn.
- Khi còn đi học, bạn làm thế nào để hoàn thành bài tập trước những deadline dồn dập?
- Mục tiêu lớn nhất của bạn khi còn đi học là gì? Bạn đã hoàn thành nó như thế nào?
- Bạn có phải là người luôn lên sẵn lịch trình cho mình? Đã khi nào lịch trình đó bị gián đoạn hay chưa? Bạn đã xử lý như thế nào?
- Bạn đánh giá thế nào về kỹ năng làm việc nhóm của bản thân? Cho ví dụ chứng minh.
- Hãy kể lại một lần mà bạn đã cùng với bạn học của mình xử lý một tình huống khó.
- Giả sử được giao nhiệm vụ làm team leader, bạn sẽ tạo động lực học tập cho các thành viên khác trong nhóm bằng cách nào?
- Đối với một người bạn hay kêu ca phàn nàn và không chịu phấn đấu trong học tập, bạn thường làm gì?
Mỗi nhà tuyển dụng, mỗi doanh nghiệp sẽ có yêu cầu, kỳ vọng khác nhau với thực tập sinh nên cách đánh giá câu trả lời của ứng viên sẽ không giống nhau. Bạn cần hiểu rằng mỗi ứng viên có tính cách, nền tảng kiến thức không giống nhau nên hãy chấp nhận sự khác biệt của họ, thay vào đó chỉ nên tập trung vào kiến thức cơ bản và cách họ phản ứng với câu hỏi. Khéo léo trong giao tiếp, phản ứng nhanh, nhiệt tình, đam mê,... đều là những phẩm chất mà nhà tuyển dụng nên đánh giá cao.
Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh chuyên nghiệp
II. Cách đánh giá thực tập sinh tiềm năng
Bạn có thể dựa vào những yếu tố sau đây để nhận biết đâu là thực tập sinh tiềm năng và đâu là người sẽ sớm rời bỏ bạn.
1. Sự cẩn thận, tỉ mỉ
Nhiều nhà tuyển dụng coi kinh nghiệm của ứng viên là tiêu chí đầu tiên; tuy nhiên, điều này chưa chắc đã là đúng. Hãy nghĩ xem: bạn cần gì từ một thực tập sinh? Bạn có muốn một người mà có thể làm được tất cả những gì bạn giao nhưng kết quả bạn nhận lại lại đầy lỗi chính tả, lỗi đánh máy,... Tất nhiên là bạn sẽ phải hướng dẫn cho thực tập sinh của mình tất cả những gì mà họ cần làm nhưng chắc chắn bạn sẽ không muốn phải liên tục nhắc lại các hướng dẫn ấy và nhắc họ phải kiểm tra lỗi chính tả trước khi gửi bài đi.
Ứng viên phù hợp nhất có thể là người chưa có kinh nghiệm làm việc từ trước nhưng nhất định phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ và tinh thần ham học hỏi. Đặc biệt đối với những vị trí như thực tập sinh kinh doanh, nếu bất cẩn sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh hay mọi vấn đề liên quan đến công ty. Vì vậy, khi viết CV xin việc vị trí thực tập sinh phòng kinh doanh, sự tỉ mỉ, cẩn thận sẽ là ưu điểm bạn không nên bỏ qua. Nếu có phẩm chất này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên rất cao.
2. Kiến thức, kinh nghiệm
Kinh nghiệm để đánh giá ứng viên ở đây không chỉ là kinh nghiệm làm việc mà còn là những kiến thức mà họ đã học ở trên trường lớp hoặc là kinh nghiệm cuộc sống. Ứng viên của bạn có kinh nghiệm nghiên cứu luận văn? Tham gia câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa? Hay là đã từng làm việc part-time trước đây? Bạn có thể dễ dàng nhận ra điều này qua cách trả lời câu hỏi tình huống của ứng viên.
3. Tinh thần ham học hỏi
Nhiều ứng viên thiếu kinh nghiệm nhưng lại không sẵn sàng học hỏi để tích lũy thêm kiến thức cho bản thân. Nếu tuyển nhầm phải những người này, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều rắc rối trong tương lai. Do đó, cần phải đánh giá thật cẩn thận đâu là ứng viên phù hợp nhất.
Đánh giá thực tập sinh dựa trên những yếu tố nào?
Rất may là bạn có thể đánh giá thái độ ham học hỏi của ứng viên một cách rất dễ dàng trong quá trình phỏng vấn. Ứng viên có cảm thấy hứng thú với vị trí mà họ ứng tuyển và thực sự muốn vào làm trong công ty của bạn hay không? Họ có đặt câu hỏi hay hoàn toàn thụ động? Là nhà tuyển dụng, bạn hãy trao đổi thật thẳng thắn về những việc mà họ sẽ phải làm nếu trúng tuyển và quan sát xem thái độ của họ như thế nào.
4. Ứng viên có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp không?
Cuối cùng, cho dù công ty bạn có quy mô lớn hay nhỏ như thế nào đi chăng nữa thì tuyển dụng thực tập sinh phù hợp với văn hóa doanh nghiệp cũng là điều cần thiết để duy trì một môi trường làm việc lành mạnh. Việc đánh giá tính cách thực của một con người là không hề dễ dàng nhưng không phải là không thể.
Bạn có thể tìm hiểu nhanh về ứng viên trên mạng xã hội Facebook, Twitter,... Những gì họ đăng trên nền tảng này có thể nói lên rất nhiều điều về tính cách của họ. Trong quá trình phỏng vấn, hãy đặt câu hỏi cho ứng viên về mục tiêu nghề nghiệp của họ và xem nó có phù hợp với định hướng của công ty hay không. Hỏi về sở thích hay thói quen của ứng viên cũng là một cách để xác định xem họ có thực sự phù hợp với công ty bạn.
Không chỉ ứng viên lo lắng khi tham dự phỏng vấn, bản thân nhà tuyển dụng cũng phải chuẩn bị rất nhiều để có chọn lọc, tuyển đúng người. Là một nhà tuyển dụng, ngoài câu hỏi phỏng vấn chuẩn bị cho ứng viên, bạn cũng cần có quy trình tiêu chuẩn, thang điểm đánh giá rõ ràng để bám vào đó, đánh giá và ra quyết định công bằng, hợp lý nhất.
Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc
Với ứng viên, làm sao để trả lời câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp một cách thông minh là điều vô cùng quan trọng. Để tránh bối rối trong trường hợp này, hãy theo dõi bài viết sau để nắm được cách đối đáp khéo léo với nhà tuyển dụng nhé.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.