Mô tả công việc của Thực tập sinh
Thực tập sinh thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, tuỳ thuộc vào lĩnh vực thực tập cụ thể. Thông thường, vai trò thực tập sinh thường dành cho sinh viên đại học hoặc những người mới tốt nghiệp. Thời gian thực tập là yêu cầu bắt buộc trong trường học, đồng thời cung cấp cho bạn cơ hội học hỏi, rèn luyện, xây dựng mối quan hệ và nền tảng để phát triển sự nghiệp sau này. Trong khi đó, nhà tuyển dụng tìm kiếm thực tập sinh để hỗ trợ các nhiệm vụ trước mắt và quan trọng nhất là phát hiện và đào tạo nhân tài, thậm chí có thể tuyển dụng ngay sau khi thực tập sinh tốt nghiệp.
MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc của Thực tập sinh
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí Thực tập sinh
3. Những lợi ích khi làm Thực tập sinh
Thực tập sinh làm gì tại các công ty, doanh nghiệp?
1. Mô tả công việc của Thực tập sinh
Công việc của thực tập sinh khác nhau tuỳ vào lĩnh vực và quy mô của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, thực tập sinh chủ yếu hỗ trợ các phòng ban, tìm hiểu, học hỏi về cơ cấu doanh nghiệp cũng như các nhiệm vụ chính. Công việc của thực tập sinh bao gồm:
- Trả lời các câu hỏi qua điện thoại hoặc trực tiếp, cung cấp thông tin cơ bản về công ty, giám sát việc chuyển phát thư, bưu kiện.
- Thực hiện nhiệm vụ văn thư, duy trì hồ sơ và sắp xếp tài liệu, photocopy,... khi cần thiết.
- Hỗ trợ chuẩn bị thông tin và tài liệu nghiên cứu, tạo các bài thuyết trình nếu được yêu cầu.
- Ghi chép biên bản cuộc họp, phân loại tài liệu, dự thảo và báo cáo, sắp xếp và quản lý tập tin.
- Hỗ trợ các công việc cụ thể theo yêu cầu.
- Quản lý cơ sở dữ liệu và thông tin đầu vào.
- Nghiên cứu và thu thập tài liệu về vị trí công ty trong ngành.
- Chuẩn bị phòng họp hoặc phòng đào tạo.
- Tham dự các sự kiện của công ty.
- Cập nhật và đăng bài trên mạng xã hội và trang web khi được yêu cầu.
Đọc thêm: Mẫu CV xin việc Thực tập sinh hấp dẫn, ứng tuyển dễ
Kỹ năng thực tập sinh cần có để đáp ứng yêu cầu công việc
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí Thực tập sinh
Thực tập sinh cần theo học hoặc có bằng cấp chuyên ngành liên quan đến vị trí thực tập cụ thể. Ví dụ, thực tập sinh kinh doanh, marketing thường học marketing hoặc thương mại, quản trị kinh doanh; trong khi thực tập sinh nhân học quản trị nhân sự, hành chính,... Một số yêu cầu với thực tập sinh gồm:
- Đang theo học hoặc tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng trở lên.
- Kỹ năng máy tính thành thạo, bao gồm Microsoft Office, kỹ năng tìm kiếm thông tin, xử lý dữ liệu.
- Kỹ năng giao tiếp tốt cả bằng văn bản và lời nói.
- Tự định hướng và chủ động trong công việc.
- Hăng hái, có ý tưởng sáng tạo, ham học hỏi.
Đọc thêm: 6 việc nên làm trước khi kết thúc kỳ thực tập sinh
3. Những lợi ích khi làm Thực tập sinh
Trở thành thực tập sinh của một công ty, bạn không chỉ có cơ hội làm quen với môi trường làm việc vốn dĩ rất khác với trên học đường; được vận dụng những kiến thức, kỹ năng của mình vào thực tế công việc mà còn có cơ hội rèn luyện rất nhiều kỹ năng mềm khác nữa như sự tích cực, chủ động, kỹ năng giao tiếp, sự tự tin, tạo dựng các mối quan hệ,...
Những kinh nghiệm mà bạn đã tích lũy được trong quá trình thực tập sẽ chính là lợi thế cạnh tranh của bạn so với rất nhiều những ứng viên khác trong quá trình xin việc sau này. Nhờ có thực tập mà bạn có cái nhìn thực tế hơn về công việc và tích lũy được những kỹ năng, kinh nghiệm quý báu.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều công ty tuyển dụng thực tập sinh với mục đích phát triển thành nhân viên chính thức. Điều này có nghĩa là trong khi rất nhiều bạn bè cùng trang lứa vẫn còn đang chật vật tìm việc làm thì bạn đã có một công việc ổn định, đúng chuyên môn. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra khi bạn thể hiện mình thật tốt trong quá trình làm việc.
Hầu hết những nhân viên thực tập hay thực tập sinh sẽ là những người mới và làm quen với môi trường công việc. Chính vì thế cần có những công việc cụ thể để tìm hiểu và học hỏi. Hy vọng những chia sẻ trên đây của JobOKO.com đã giúp bạn hiểu hơn về công việc thực tập và những lợi ích khi làm thực tập sinh. Cơ hội việc làm thực tập sinh không nhiều, đặc biệt là vị trí được trả lương trong các công ty lớn. Vì vậy, nếu có thể, hãy đừng ngần ngại nắm bắt cơ hội, để giúp mình tự tin và chủ động hơn trên con đường phát triển sự nghiệp.
Các mẫu đơn xin thực tập phổ biến nhất
Với bản mô tả công việc thực tập sinh, nhà tuyển dụng có thể căn cứ vào đó để liệt kê thêm một số yêu cầu chuyên biệt dành cho vị trí cụ thể. Trong khi đó, ứng viên cũng bước đầu hình dung trách nhiệm và yêu cầu khi bắt đầu kỳ thực tập. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể xin thực tập vào các công ty, doanh nghiệp là điều nhiều bạn trẻ băn khoăn. Nếu bạn chưa biết cách viết đơn xin thực tập như thế nào cho chuẩn thì hãy tham khảo các mẫu sẵn có dưới đây.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.