Làm Tư vấn viên có tương lai không? Cách phát triển, thăng tiến sự nghiệp
Không giống như một số nghề nghiệp mà chúng ta dễ hình dung về tương lai, ví dụ như làm giáo viên, bác sĩ, nghề tư vấn có nhiều cơ hội nhưng cũng bởi quá nhiều lựa chọn mà khiến nhiều bạn hoang mang. Không khó để thấy nhiều bạn chia sẻ rằng ứng tuyển các công việc tư vấn chỉ vì để "có việc" và vì "không yêu cầu cao", sau đó "sợ" công việc chỉ là làm tạm thời, không có cơ hội thăng tiến. Vậy, cụ thể ra sao, hãy cùng JobOKO tìm hiểu nhé!
MỤC LỤC:
1. Tư vấn là làm gì?
2. Các vị trí việc làm Tư vấn
3. Đánh giá ưu điểm, hạn chế của các công việc Tư vấn
4. Làm gì để thăng tiến sự nghiệp Tư vấn?
5. Triển vọng của nghề tư vấn trong tương lai
Cơ hội nghề nghiệp ngành tư vấn thế nào?
1. Tư vấn là làm gì?
Tư vấn là hoạt động giới thiệu, chia sẻ kiến thức, thông tin về các sản phẩm, dịch vụ với các đối tượng khách hàng khác nhau. Người làm công việc tư vấn được gọi là tư vấn viên (consultant), nhân viên tư vấn, chuyên viên tư vấn.
Tìm kiếm từ khóa "tư vấn", "tư vấn viên" trên internet hay các website tuyển dụng, nền tảng kết nối nhân sự toàn diện như JobOKO, bạn sẽ thấy hàng nghìn kết quả công việc tư vấn. Từ tư vấn bảo hiểm tới tư vấn tuyển sinh, tư vấn bán hàng. Yêu cầu với ứng viên không quá cao với năng lực chuyên môn, nhưng kỹ năng tư vấn, giao tiếp thì cực kỳ quan trọng.
Đọc thêm: Có nên theo nghề Tư vấn viên không?
2. Các vị trí việc làm Tư vấn
Công việc tư vấn ở mỗi lĩnh vực, tổ chức khác nhau có thể được gọi bằng những chức danh khác nhau. Những vị trí việc làm tư vấn phổ biến nhất hiện nay gồm có:
- Tư vấn viên.
- Nhân viên tư vấn.
- Chuyên viên tư vấn.
- Tư vấn bán hàng.
- Chuyên viên tư vấn dự án.
- Nhân viên tư vấn kinh doanh.
- Chuyên viên tư vấn giải pháp.
- Chuyên viên tư vấn tài chính.
- Chuyên viên tư vấn tuyển sinh.
- Chuyên viên tư vấn tài chính doanh nghiệp.
- Chuyên viên tư vấn bất động sản.
- Nhân viên tư vấn giáo dục.
- Nhân viên tư vấn môi trường.
- Nhân viên tư vấn du học.
- Nhân viên tư vấn giám sát xây dựng.
- Tư vấn tâm lý.
- Nhân viên tư vấn dinh dưỡng.
- Tư vấn chứng khoán.
3. Đánh giá ưu điểm, hạn chế của các công việc Tư vấn
Việc làm tư vấn có nhiều, tuyển dụng liên tục trong nhiều doanh nghiệp, cửa hàng, thương hiệu. Công việc của tư vấn viên sẽ có những ưu điểm nhất định, trong khi cũng tồn tại một số hạn chế. Tìm hiểu và phân tích tùy theo điều kiện của bản thân và mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp bạn đưa ra quyết định có theo nghề hay không.
Ưu điểm của nghề tư vấn:
- Tiêu chí tuyển dụng không quá cao, thích hợp với bạn cả khi chưa có kinh nghiệm, tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp trở lên.
- Được đào tạo, hướng dẫn kỹ năng giao tiếp, tư vấn, thuyết phục, định hướng và kỹ năng sales.
- Cơ hội nhận mức thu nhập vô cùng cạnh tranh.
- Mở rộng mạng quan hệ vì được trao đổi, trò chuyện và tiếp xúc với nhiều người.
- Dễ thăng tiến (có thành tích tốt là đủ, không nhất thiết cần kinh nghiệm nhiều năm).
Về hạn chế, thách thức khi làm nghề tư vấn:
- Áp lực KPI.
- Có thể thường phải di chuyển để gặp nhiều khách hàng khác nhau.
- Bị từ chối khi tiếp cận khách.
- Nguy cơ bị đào thải.
4. Làm gì để thăng tiến sự nghiệp Tư vấn?
4.1. Lộ trình sự nghiệp tư vấn
- Thực tập sinh tư vấn: Không yêu cầu kinh nghiệm.
- Nhân viên tư vấn/ Tư vấn viên: Từ 0 - 1 năm kinh nghiệm trở lên.
- Chuyên viên tư vấn: Từ 2 - 4 năm kinh nghiệm làm việc trong vai trò tư vấn viên, bán hàng, nhân viên kinh doanh,...
- Trưởng nhóm tư vấn: Từ 2 - 5 năm kinh nghiệm.
- Trưởng phòng tư vấn: Từ 4 - 6 năm kinh nghiệm.
- Giám đốc kinh doanh/ Giám đốc dịch vụ khách hàng: Từ khoảng 5 năm kinh nghiệm trở lên, có kiến thức, bằng cấp về kinh doanh.
Nghề tư vấn có dễ thăng tiến không?
4.2. Cách phát triển, thăng tiến sự nghiệp tư vấn
Làm việc hiệu quả, có hiệu suất cao, thành tích ấn tượng là cách để bạn phát triển sự nghiệp của mình khi bắt đầu với các vai trò tư vấn. Mỗi người sẽ có xuất phát điểm khác nhau, con đường sự nghiệp tư vấn cũng không giống nhau nhưng nếu nỗ lực và đi đúng hướng ngay từ đầu thì bạn sẽ có lợi thế hơn.
Lời khuyên để thăng tiến sự nghiệp tư vấn cho bạn gồm có:
- Tìm việc làm tại những công ty, tổ chức có chương trình đào tạo và định hướng tốt cho nhân viên.
- Nỗ lực đạt thành tích trong công việc như tư vấn bán hàng đạt doanh thu cao, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng cao, tỷ lệ phản hồi tích cực, khen thưởng nhân viên xuất sắc,... Tất cả sẽ giúp bạn thăng tiến ở công ty bạn đã đạt được thành tích đó hoặc có cơ hội việc làm tư vấn tốt hơn ở công ty khác.
- Cân nhắc tham gia các chương trình đào tạo để phát triển kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ (để có thể làm việc ở các công ty lớn, công ty nước ngoài với mức lương cạnh tranh hơn).
- Rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ và đặc biệt là kỹ năng quản lý và đào tạo.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bạn cần có niềm yêu thích với công việc của mình. Làm tư vấn có lúc sẽ căng thẳng và áp lực nên nếu thiếu sự quyết tâm thì sẽ khó có thể gắn bó lâu dài. Hơn nữa, khi càng có nhân viên mới thì áp lực đào thải càng lớn, cần có hiệu suất và thành tích công việc ấn tượng để bạn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp tư vấn.
Đọc thêm: 2 kỹ năng quan trọng nhất mà Tư vấn viên nào cũng cần có
5. Triển vọng của nghề tư vấn trong tương lai
Khi công nghệ phát triển, máy móc thay thế con người xử lý rất nhiều tác vụ và nhiều nghề nghiệp bị dự đoán sẽ biến mất trong tương lai. Tuy nhiên, có vẻ như công việc tư vấn sẽ không như vậy - bất chấp việc ngày nay người tiêu dùng, khách hàng đã và đang hình thành thói quen tự tìm kiếm thông tin trên internet trước khi ra quyết định.
Để thích ứng với xu hướng, bạn sẽ cần có bộ kỹ năng tư vấn xuất sắc, có cách tiếp cận khách hàng khéo léo, không gây phản cảm. Cùng với đó, tư vấn viên cũng sẽ phải tương tác, hợp tác nhiều hơn với các bộ phận, phòng ban để rõ thông tin về sản phẩm, dịch vụ và hỗ trợ các chiến dịch nội dung, quảng cáo và truyền thông.
Lộ trình sự nghiệp nghề tư vấn đơn giản, dễ hình dung nhưng việc bạn có thể gắn bó với công việc trong lâu dài và đạt được các thành công cho sự nghiệp của mình hay không thì phụ thuộc vào chính bạn. Công việc nào cũng sẽ có tương lai, chỉ cần bạn nỗ lực vì tương lai đó.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.