Cách viết CV xin việc kỹ sư môi trường đúng chuẩn
Nghề kỹ sư môi trường có những đặc thù riêng. Làm việc trong một lĩnh vực như môi trường, các nhiệm vụ của bạn sẽ tư vấn, thiết kế hệ thống xử lý nước thải, khí thải...; vận hành hệ thống, bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời; giải quyết các vấn đề phát sinh. Khi xin việc, bên cạnh việc chọn đúng mẫu CV xin việc kỹ sư môi trường chuẩn chỉnh, ấn tượng thì bạn cũng sẽ cần làm nổi bật những kinh nghiệm, phẩm chất phù hợp nhất với nghề.
MỤC LỤC:
I. Các mẫu CV xin việc kỹ sư môi trường
II. Tiêu chuẩn để lựa chọn đúng mẫu CV là gì?
III. Cách viết CV xin việc kỹ sư môi trường
IV. Những lưu ý khi viết CV xin việc kỹ sư môi trường
Làm thế nào để lựa chọn mẫu CV xin việc kỹ sư môi trường chuẩn?
I. Các mẫu CV xin việc kỹ sư môi trường
1. Mẫu CV xin việc kỹ sư môi trường đẹp, chuyên nghiệp
Nhà tuyển dụng nào cũng muốn nhận những bản CV chỉn chu của ứng viên, cho dù đó là vai trò kỹ thuật như kỹ sư. Vì thế mà khi chọn mẫu CV xin việc kỹ sư môi trường, bạn không thể "lờ" đi tiêu chí về tính thẩm mỹ. Quan điểm về cái đẹp của mỗi người không giống nhau nhưng với CV, đẹp và chuyên nghiệp nghĩa là không chỉ đầy đủ các phần, bố cục được phân chia hợp lý mà còn cho phép lựa chọn màu sắc phù hợp. Những mẫu CV xin việc kỹ sư môi trường này phù hợp nhất với người đã có kinh nghiệm làm việc từ 1 - 2 năm trở lên.
2. Mẫu CV xin việc kỹ sư môi trường cho người chưa có kinh nghiệm
Đối với các bạn chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế thì chọn mẫu CV xin việc kỹ sư môi trường thực chất là một chiến lược. Chiến lược thông minh, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận nhà tuyển dụng đúng cách qua việc làm nổi bật thế mạnh về sức trẻ, bằng cấp, khả năng thích nghi của mình. Ngược lại, chọn không đúng mẫu CV, bạn tự khiến mình mất điểm. Trong một nghề nghiệp cần kỹ năng kỹ thuật cao như kỹ sư môi trường, khi chưa có kinh nghiệm thì các mẫu CV nên là mẫu chức năng, đẩy phần kinh nghiệm xuống phía dưới CV, trong khi trình độ học vấn và kỹ năng được để ở trên đầu (có thể là song song với nhau).
Tham khảo các mẫu CV xin việc kỹ sư môi trường chuyên nghiệp
3. Mẫu CV xin việc kỹ sư môi trường bằng tiếng Anh
Không thể phủ nhận rằng ngày nay, có ngoại ngữ (phổ biến nhất là tiếng Anh) thì xin việc hay quá trình làm việc đều sẽ đơn giản hơn một chút. Bạn có thể gửi CV vào các công ty sản xuất nước ngoài, deal được mức lương cao hơn. Chứng minh năng lực ngoại ngữ bằng một mẫu CV xin việc kỹ sư môi trường bằng tiếng Anh cũng là một lựa chọn hướng đến hiệu quả đấy! Vì các phần và gợi ý viết được vạch sẵn rồi nên bạn chỉ cần thay đổi phù hợp, cá nhân hóa nội dung CV là có thể yên tâm gửi đi.
II. Tiêu chuẩn để lựa chọn đúng mẫu CV là gì?
Việc đưa ra những lựa chọn tưởng chừng như đơn giản nhưng lại cần sự tỉnh táo và chính xác như chọn mẫu CV xin việc kỹ sư môi trường là không dễ. Ứng viên có thể cân nhắc dựa trên các tiêu chí cơ bản là:
- Tính thẩm mỹ.
- Tính hài hòa (của bố cục, màu sắc).
- Phù hợp với ngành nghề, vai trò mình ứng tuyển (kỹ thuật, kỹ sư).
Những mẫu CV được JOBOKO chia sẻ đều được thiết kế riêng cho nghề kỹ sư môi trường, do đó, các bạn có thể yên tâm hơn khi lựa chọn mà không sợ nhầm, sợ sai.
III. Cách viết CV xin việc kỹ sư môi trường
1. Thông tin cá nhân
Đây là một phần cơ bản, "bình thường" nhất trong CV xin việc mọi ngành nghề và mẫu CV xin việc kỹ sư môi trường nào cũng có. Bạn không có cách nào viết hoa mĩ cho phần này nhưng cũng không được thiếu nội dung nào. Từ họ tên, năm sinh đến địa chỉ, số điện thoại và email cá nhân. Đối với địa chỉ nhà, nếu bạn xin việc ở vùng khác, tỉnh khác thì hãy ghi địa chỉ tạm trú để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có thể đi làm thuận lợi.
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Một cách khách quan, kỹ sư môi trường đã là vị trí cần trình độ, chuyên môn cao. Có bằng cấp chuyên nghiệp, ứng tuyển vào một vị trí tốt thì bạn càng nên thẳng thắn và tự tin khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Các mẫu CV xin việc kỹ sư môi trường thường xếp phần này ở ngay phía dưới thông tin cá nhân. Bạn hãy viết dựa vào mong muốn của bản thân nhé, ví dụ như: "Kỹ sư môi trường với 2 năm kinh nghiệm, mong muốn dành nỗ lực, kinh nghiệm của mình để vận hành tốt hệ thống xả thải, tham gia vào thiết kế và nâng cấp hệ thống, thăng tiến lên kỹ sư trưởng"...
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc
3. Trình độ học vấn
Kỹ sư môi trường cần có bằng cử nhân trở lên các chuyên ngành tài nguyên môi trường, sinh học, sinh hóa hoặc liên quan. Với phần này, nguyên tắc chính xác được coi trọng hàng đầu. Bạn cần viết đúng và viết đủ bằng cấp cao nhất nhưng đừng quên mẹo đơn giản: Nếu điểm tốt nghiệp, loại bằng của bạn rất ấn tượng, hãy đưa vào CV còn ngược lại, chỉ cần tên trường, khoa và năm tốt nghiệp.
4. Kinh nghiệm làm việc
Kỹ sư môi trường có thể làm việc ở nhiều nơi, từ các Sở, Phòng môi trường đến các doanh nghiệp sản xuất. Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì cơ cấu bộ phận càng lớn, chẳng hạn như có những tập đoàn xây dựng cả một phòng riêng phụ trách vấn đề môi trường, trong khi công ty nhỏ thì thường chỉ tuyển khoảng 3 kỹ sư trở lại. Dù bạn đã từng làm ở đâu nhưng trong CV, hãy ghi phần này thật ngắn gọn, tập trung vào kinh nghiệm chính thức. Dĩ nhiên, nếu chưa có kinh nghiệm thì viết về trải nghiệm thực tập, thực tế cũng không tệ.
Không chỉ kinh nghiệm trong vai trò kỹ sư môi trường, các kinh nghiệm làm nhân viên tư vấn môi trường, chuyên viên quản lý môi trường... đều phù hợp.
Hướng dẫn cách viết CV xin việc kỹ sư môi trường gây ấn tượng mạnh
5. Kỹ năng
Lời khuyên cho ứng viên khi viết phần kỹ năng theo mẫu CV xin việc kỹ sư môi trường là bạn cần tránh tự giới hạn mình trong những kỹ năng được gợi ý sẵn như tiếng Anh, Tin học và giao tiếp mà hãy chủ động tìm hiểu, liệt kê thêm 2, 3 kỹ năng thực sự liên quan tới công việc như: Kỹ năng phân tích, kỹ năng quản lý/lãnh đạo và kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng kỹ thuật,...
Đọc thêm: Cách viết kỹ năng trong CV xin việc để nhà tuyển dụng đánh giá cao
IV. Những lưu ý khi viết CV xin việc kỹ sư môi trường
Khi bạn dùng các mẫu CV xin việc kỹ sư môi trường có sẵn, ưu điểm là bạn có thể yên tâm về mẫu mình chọn vì chúng được thiết kế chuyên nghiệp. Các vấn đề như bố cục, định dạng, màu sắc đều đáp ứng tiêu chuẩn, đồng thời cho bạn tùy chỉnh theo ý muốn. Dù thế, nguyên tắc viết nội dung CV vẫn không thay đổi, đó là đầy đủ nhưng ngắn gọn, có chọn lọc, không dài quá 1 - 2 trang, không có lỗi chính tả.
Ngoài ra, với CV xin việc kỹ sư môi trường, bạn nên bao gồm các từ khóa trong CV để nhà tuyển dụng dễ chắt lọc thông tin (hoặc nếu CV được kiểm duyệt bằng hệ thống ATS thì không bị điểm thấp). Các từ khóa phù hợp là: Kỹ sư môi trường, môi trường, kỹ thuật môi trường, hệ thống xả thải, xử lý chất thải, nghiên cứu môi trường, tài nguyên môi trường...
Hy vọng những gợi ý trên đây của JOBOKO có thể giúp bạn biết cách chọn đúng mẫu CV xin việc kỹ sư môi trường, đồng thời biết cách viết nội dung ấn tượng, chinh phục nhà tuyển dụng. Chúc bạn may mắn và trúng tuyển dễ dàng.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.