Cách viết CV Thư ký ấn tượng, cạnh tranh hiệu quả
Mẫu CV thư ký chuẩn, hướng dẫn viết đơn ứng tuyển vị trí thư ký văn phòng
Với vai trò là người hỗ trợ trực tiếp cho giám đốc hoặc trưởng bộ phận, Thư ký là một trong những vị trí quan trọng nhất trong một tổ chức. Công việc này đòi hỏi sự đa nhiệm, khả năng tổ chức và chịu được áp lực tốt. Đây cũng là vị trí mà bạn có thể đạt được mức lương khá cao, nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt. Chính vì thế, việc sở hữu một bản CV thư ký chất lượng là yếu tố then chốt để thu hút nhà tuyển dụng và cạnh tranh hiệu quả trên thị trường lao động.Bật mí cách viết CV thư ký ấn tượng
1. Cách tạo điểm nhấn cho Thông tin cá nhân CV xin việc thư ký
Thông tin cá nhân là một phần quan trọng của mọi bản CV, cung cấp cho nhà tuyển dụng cái nhìn tổng quan và cách thức liên lạc với ứng viên. Dưới đây là những điểm bạn nên lưu ý khi bổ sung vào CV xin việc thư ký:
- Địa chỉ liên lạc: Nếu bạn sống gần công ty, việc đi lại sẽ dễ dàng hơn. Nhà tuyển dụng có thể không quan tâm nhiều đến vị trí địa lý của ứng viên nhưng nếu ở gần công ty, bạn nên ghi rõ số đường, phường/xã, quận/huyện để ghi điểm nhé.
- Số điện thoại: Cung cấp số điện thoại di động hoặc số điện thoại liên lạc chính xác để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên hệ với bạn.
- Email cá nhân: Sử dụng địa chỉ email chuyên nghiệp và dễ nhớ, tránh sử dụng các địa chỉ email không chuyên nghiệp hoặc quá cá nhân. Kiểm tra thường xuyên hộp thư đến để đảm bảo bạn không bỏ lỡ bất kỳ thông báo nào từ nhà tuyển dụng, Lưu ý là các CV mẫu ở trên internet thường để mặc định thông tin của người viết, nên khi tạo CV cần thay đổi bằng email của mình.
- Liên kết mạng xã hội: Đối với một số ngành nghề, điển hình là thư ký văn phòng, việc đính kèm liên kết đến các trang mạng xã hội như LinkedIn, Portfolio, Instagram, TikTok có thể là một điểm cộng.
2. Cách viết Mục tiêu nghề nghiệp cho CV ứng tuyển thư ký
Khi xem xét mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng mong muốn thấy một mục tiêu được trình bày rõ ràng, phản ánh sự quan tâm và sự phù hợp của ứng viên với vị trí đó.
Ví dụ, với CV xin việc thư ký bạn có thể trình bày mục tiêu nghề nghiệp như sau: Tôi đam mê công việc hỗ trợ và sắp xếp lịch trình làm việc cho ban lãnh đạo và đội ngũ công nhân viên. Với kinh nghiệm làm việc 2 năm và kỹ năng tổ chức tốt, tôi mong muốn có cơ hội phát triển và tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình.
3. Cách viết Học vấn cho CV tìm việc thư ký
Bằng đại học, các chứng chỉ hoặc khóa học có liên quan đến quản lý, kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian là điểm thu hút nhà tuyển dụng khi ứng tuyển vị trí thư ký.
Ví dụ, ngoài bằng đại học, bạn có thể nhấn mạnh việc hoàn thành các khóa học liên quan đến kinh doanh, quản lý, hay tư vấn tâm lý. Điều này không chỉ cho thấy bạn có nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc, mà còn có khả năng thích ứng và học hỏi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
4. Cách viết Kinh nghiệm cho CV xin việc thư ký
Trong phần kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng mong muốn thấy được trách nhiệm và thành tựu của ứng viên trong các dự án và vị trí công việc trước đó.
Ví dụ:
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn nhóm 3 người, tôi đã cùng team hoàn thành dự án thành công, tăng lợi nhuận cho công ty lên đến 10%.
- Sau 2 năm làm việc tại đơn vị cũ, tôi được thăng chức lên vị trí Trưởng phòng giám đốc hành chính. Có cơ hội gặp gỡ gần 20 doanh nghiệp khác nhau, tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu về quản lý và lãnh đạo. Công việc bận rộn đã giúp tôi phát triển kỹ năng quản lý thời gian và làm việc hiệu quả hơn.
5. Cách viết Kỹ năng cho CV tìm việc thư ký
Khi tìm kiếm ứng viên cho vị trí thư ký, nhà tuyển dụng đặc biệt chú trọng đến những tố chất sau đây:
- Khả năng tổ chức, quản lý: Thư ký cần có khả năng tổ chức công việc một cách hiệu quả, khả năng quản lý thời gian để đảm bảo mọi công việc được thực hiện đúng thời hạn và hiệu quả.
- Chỉn chu, cẩn thận: Thư ký thường phải làm việc với tài liệu quan trọng và thông tin có tính bảo mật cao, do đó chỉn chu và cẩn thận là tố chất không thể thiếu để tránh các lỗi và nhầm lẫn không đáng có.
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp tốt, truyền đạt thông tin một cách chính xác và dễ hiểu là yếu tố quan trọng để làm việc với đồng nghiệp và khách hàng.
- Kiên nhẫn và bình tĩnh: Trong một môi trường làm việc đôi khi áp lực, kiên nhẫn và bình tĩnh là tố chất quan trọng giúp thư ký giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và luôn đảm bảo chất lượng công việc.
Ví dụ: Tôi luôn tổ chức công việc một cách cẩn thận và có thể quản lý được nhiều nhiệm vụ cùng một lúc. Cụ thể, khi công ty có những cuộc họp quan trọng với đối tác, tôi đã chuẩn bị lịch trình chi tiết và đảm bảo mọi vật phẩm cần thiết được sắp xếp sẵn trước cuộc họp. Trong quá trình xử lý tài liệu và hợp đồng, khi phát hiện ra những sai sót tôi luôn chủ động để sửa chữa trước khi gửi lên cấp trên.
Như vậy, JobOKO vừa chia sẻ những bí quyết và mẹo giúp bạn tạo ra một bản CV thư ký nổi bật, từ những phần cơ bản như thông tin cá nhân đến những phần quan trọng như mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Nếu đang tìm kiếm cơ hội việc làm mới và muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn đừng bỏ lỡ bài viết của JobOKO nhé!
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.