Mô tả công việc của Chuyên viên Tài chính
Chuyên viên tài chính là người phân tích rủi ro, xác định hiệu quả chi phí, đưa ra giải pháp tài chính cho các tổ chức hoặc cá nhân. Họ sử dụng các phương pháp phân tích, công cụ toán học để nhìn nhận và đánh giá các kế hoạch đầu tư. Họ cũng tìm hiểu về thị trường, các chiến lược giao dịch hữu ích cũng như hiệu suất của hệ thống giao dịch.
MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc của Chuyên viên tài chính
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí chuyên viên tài chính
3. Làm sao để trở thành một chuyên viên tài chính giỏi?
Chuyên viên tài chính đảm nhận nhiệm vụ gì?
1. Mô tả công việc của Chuyên viên tài chính
Trách nhiệm công việc của chuyên viên tài chính chủ yếu bao gồm nhiều loại phân tích, khoa học, cơ sở dữ liệu,... Họ cũng là người lưu trữ tất cả tập tin chứa dữ liệu, ghi chú nghiên cứu và tối ưu hoá, tinh chỉnh số liệu, đưa ra phân tích chính xác, có giá trị cùng với đề xuất có lợi cho doanh nghiệp/cá nhân.
Vì vậy, khi tạo bản mô tả công việc chuyên viên tài chính, nhà tuyển dụng thường đề cập đến các nhiệm vụ cụ thể, thể hiện trình độ chuyên môn, kỹ năng thành thạo và khả năng tổ chức, sắp xếp công việc tuyệt vời.
Tuỳ thuộc vào việc bạn làm chuyên viên tài chính cho một công ty cụ thể hay một công ty cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính mà công việc có thể khác nhau. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của chuyên viên tài chính có thể bao gồm:
- Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng để xác định xem họ có cần các dịch vụ tài chính như đầu tư, bảo hiểm hoặc chứng chỉ tiền gửi hay không.
- Đề xuất lựa chọn đầu tư ngắn hạn và dài hạn cho khách hàng.
- Hiểu mục tiêu đầu tư và đề xuất chiến lược lựa chọn tài sản.
- Xây dựng kế hoạch hành động khắc phục tình hình tài chính hiện tại.
- Lập báo cáo ngân sách và chi phí.
- Phân tích và báo cáo phương sai cho các dự án tài chính.
- Thực hiện hoặc hỗ trợ tuân thủ các thủ tục tài chính và kiểm toán.
- Đảm bảo rằng các chính sách kiểm soát nội bộ của công ty được thực thi đầy đủ, chính xác.
- Lập báo cáo tài chính theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP), thực tiễn ngành và hướng dẫn quy định.
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí chuyên viên tài chính
Chuyên viên tài chính là vị trí cần trình độ chuyên môn cao, kỹ năng thành thục và kinh nghiệm làm việc để xử lý các tình huống chuyên biệt. Nhà tuyển dụng thường kỳ vọng ứng viên đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
- Kinh nghiệm làm việc trong vài trò chuyên viên tài chính hoặc liên quan.
- Thành thạo các phần mềm phân tích thống kê và tài chính.
- Hiểu biết về các nguyên tắc tài chính kế toán.
- Khả năng phân tích xu hướng thị trường và cung cấp lời khuyên dựa trên dữ liệu.
- Kỹ năng phân tích mạnh mẽ với sự chú ý đến chi tiết.
- Khả năng trình bày và giải thích thông tin đầu tư, kế hoạch tài chính
- Bằng cử nhân Tài chính, Kinh tế hoặc lĩnh vực liên quan.
- Chứng chỉ bổ sung, ví dụ như CPA hay CFA có thể được ưu tiên.
3. Làm sao để trở thành một chuyên viên tài chính giỏi?
Bên ngoài trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc, một chuyên viên tài chính giỏi phải là người sở hữu các phẩm chất nổi bật, hữu ích cho công việc. Hầu hết những chuyên viên tài chính chuyên nghiệp đều có những yếu tố, kỹ năng nhất định. Bạn có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn nhé.
3.1. Trở thành người có khả năng giải quyết vấn đề
Một chuyên viên tài chính hàng đầu có khả năng hành động để tìm giải pháp tài chính trong hầu hết các tình huống, cho dù vấn đề có nghiêm trọng đến đâu. Rõ ràng, đó là một trong những phần quan trọng nhất trong công việc của bạn - hỗ trợ khách hàng.
Nếu bạn có kỹ năng giải quyết vấn đề, ít nhất là luôn có suy nghĩ thấu đáo, chiến lược phân tích thông minh, nhanh nhạy và có tầm nhìn, hãy đưa nhấn mạnh trong sơ yếu lý lịch và đề cập trong phỏng vấn. Ưu điểm này hoàn toàn là một thế mạnh khi ứng tuyển vào vị trí chuyên viên tài chính.
Những kỹ năng mềm thiết yếu chuyên viên tài chính cần có
3.2. Kỹ năng phân tích
Khả năng thể hiện tư duy logic để thu thập và phân tích nhiều thông tin là điều tuyệt đối cần thiết trong lĩnh vực tài chính. Kỹ năng này không sẵn có mà bạn phải rèn luyện, tích luỹ trong quá trình học tập và làm việc. Việc thành thạo các kinh nghiệm phân tích sẽ đảm bảo nền tảng vững chắc cho nghề chuyên viên tài chính của bạn.
Trong cuộc phỏng vấn xin việc, đừng ngại nói về những kinh nghiệm phân tích trong quá khứ của bạn bằng cách đưa ra thông tin cụ thể về những gì bạn đã gặp phải và cách xử lý.
3.3. Khả năng giao tiếp, thích ứng tốt
Nhiều người cho rằng công việc của chuyên viên tài chính chủ yếu tập trung vào làm việc với số liệu, phân tích, dự đoán và đưa ra giải pháp, nghĩa là chủ yếu làm việc với phần mềm, máy tính. Tuy nhiên, giao tiếp vẫn là kỹ năng sống còn nếu bạn muốn thành công trong nghề này.
Bạn phải biết cách trò chuyện, trao đổi và xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng. Tạo sự tin tưởng và xây dựng uy tín bản thân sẽ giúp chuyên viên tài chính phát triển tốt hơn, có khách hàng lớn và trung thành hơn.
Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên tài chính
Sau khi hiểu hơn về công việc chuyên viên tài chính, bạn hãy thử hỏi bản thân xem mình có phù hợp không, có muốn làm việc trong ngành này hay không? Đây là một việc làm có mức thu nhập tốt và có nhiều cơ hội phát triển. Ngoài ra, nếu quyết định ứng tuyển, bạn đừng quên chuẩn bị trước cho cuộc phỏng vấn bằng cách luyện tập các câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tài chính để gây ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng nhé.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.