Mô tả công việc của Nhân Viên ISO
ISO là tên viết tắt của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế - cơ quan tạo ra các tiêu chuẩn cho những sản phẩm quốc tế và liên doanh kỹ thuật hoặc tăng thương mại quốc tế. Tiêu chuẩn của ISO giúp doanh nghiệp - cả bên sản xuất và bên phân phối cũng như người tiêu dùng an tâm, bớt đi nỗi lo về các sản phẩm bị lỗi hoặc không đảm bảo chất lượng. Các công ty muốn khách hàng của họ biết rằng họ có chất lượng sản phẩm cao, đáng tin cậy thì họ sẽ thuê các nhân viên ISO để kiểm định.MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc của Nhân viên ISO
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí Nhân viên ISO
Nhân viên ISO thường làm công việc gì hằng ngày?
Vì hầu như bất kỳ công ty nào quan tâm đến sản xuất và xuất nhập khẩu đều có thể thuê một nhân viên ISO hay nhân viên quản lý sản xuất nhưng điều kiện làm việc ở các lĩnh vực khác nhau cũng sẽ khác nhau. Tại một số công ty, nhân viên ISO có thể tiếp xúc với các điều kiện sản xuất nóng bức, tiếng ồn lớn, hóa chất, máy móc nguy hiểm. Tuy nhiên, phần lớn nhân viên ISO thường làm việc trong các văn phòng sạch sẽ và thoải mái.
1. Mô tả công việc của Nhân viên ISO
Nhân viên ISO thực hiện nhiều công việc khác nhau, chủ yếu liên quan đến việc kiểm soát và đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Ở những công ty sản xuất lớn với nhiều sản phẩm, mặt hàng thì có thể cần nhiều nhân viên ISO. Trong khi đó, những doanh nghiệp chỉ tập trung vào một lĩnh vực thường chỉ có một nhân viên ISO. Các nhiệm vụ chính của nhân viên ISO bao gồm:
- Đảm bảo rằng sản phẩm được tạo ra đáp ứng các tiêu chuẩn ISO, đáp ứng mong đợi của khách hàng.
- Kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất của công ty để xác định xem nó có tuân theo các tiêu chuẩn ISO hay không.
- Chuẩn bị và hoàn thiện tất cả các tài liệu, báo cáo cần thiết về đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Phối hợp với nhân viên QA/QC trong quá trình đánh giá sản phẩm.
- Hoạt động như một chuyên gia tư vấn về ISO và chất lượng sản phẩm.
- Cập nhật các tiêu chuẩn mới của ISO.
- Thiết kế các chương trình đào tạo để nâng cao kỹ năng của công nhân viên.
Trở thành nhân viên ISO giỏi cần có kỹ năng gì?
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí Nhân viên ISO
Yêu cầu đối với vị trí nhân viên ISO với từng doanh nghiệp sẽ khác nhau, được cụ thể hóa dựa trên điều kiện thực tế, quy mô sản xuất, v.v. Nhìn chung, ứng viên vị trí này phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chung như sau:
- Bằng cử nhân, kỹ sư về kỹ thuật, thống kê hoặc kinh doanh.
- Kinh nghiệm làm việc với ISO.
- Kiến thức vững chắc về các tiêu chuẩn ISO với sản phẩm trong ngành nghề cụ thể.
- Kỹ năng giao tiếp tốt để giải thích các tiêu chuẩn ISO.
- Kỹ năng thuyết trình và thuyết phục.
- Kỹ năng máy tính.
- Làm việc nhóm và làm việc độc lập.
Nhân viên ISO là vị trí đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực chuyên môn như quản lý chất lượng công nghiệp dược phẩm và y tế. Nhân viên ISO cần có kiến thức sâu rộng, chắc chắn và khả năng đánh giá, xử lý công việc chuyên nghiệp.
Khi tuyển dụng nhân viên ISO, doanh nghiệp cần liệt kê đầy đủ mô tả công việc cũng như các yêu cầu để thực hiện bước sàng lọc cơ bản nhất với ứng viên. Với ứng viên, ngoài mô tả công việc thì bạn cũng có thể chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn tiềm năng bằng việc luyện tập trả lời Câu hỏi phỏng vấn nhân viên ISO. Bên cạnh đó nếu bạn đang tìm việc làm quản lý sản xuất hay nhân viên kiểm tra chất lượng mà chưa biết phải làm sao thì hãy cùng tham khảo thêm trên Joboko.com để có thêm kiến thức và các cách tìm việc làm nhanh chóng, hiệu quả nhất nhé.
Công việc của Nhân viên Kiểm tra Chất lượng là làm gì?
Cũng đảm nhận công việc gần giống với Nhân viên ISO, việc làm nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng có nhu cầu tuyển dụng cao tại các công ty, doanh nghiệp. Để biết được nhiệm vụ cụ thể của nhân viên kiểm tra chất lượng là gì, khác biệt gì với nhân viên ISO thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.