Việc làm quản lý sản xuất (9.723 việc)
- Quản lý các nhà cung cấp sản xuất nhận diện tại điểm bán theo phân công
- Am hiểu chất liệu, chuyên ngành sản xuất, in ấn & quảng cáo
Xem tất cả: Việc làm tại Hà Nội - Tìm việc làm Chuyên Viên Trade Marketing
- Báo cáo chi tiết sản xuất tại dây chuyền sản xuất được phân công thực hiện
- Báo cáo xuất nhập tồn nguyên liệu tại dây chuyền sản xuất được phân công thực hiện
- Quản lý nhân sự: Tuyển dụng, đào tạo, phân công công việc và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên sản xuất
- Kỹ năng kỹ thuật: Sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý sản xuất, vẽ kỹ thuật và các công cụ hỗ trợ khác
- Quản lý, giám sát, đôn đốc công nhân
- Am hiểu về nguyên lý hoạt động
- Vị trí tuyển dụng:Quản lý sản xuất
- Cấp bậc:Quản lý
Xem tất cả: CÔNG TY TNHH TM KIM THỊNH tuyển dụng việc làm
- Xử lý các tình huống, sự số phát sinh trong quá trình sản xuất của nhà máy
- Phân công, đôn đốc công nhân làm việc, đảm bảo hoàn thành các kế hoạch sản xuất đã đề ra
- Phối hợp với các bộ phận liên quan xây dựng quy trình sản xuất, quy trình quản lý chất lượng sản phẩm
- Xây dựng quy trình sản xuất
Xem tất cả: Việc làm tại Hồ Chí Minh
- Có kinh nghiệm quản lý sản xuất, quản lý hiện trường (Tối thiểu 3 năm)
- Quản lí kĩ thuật, lưu trình sản xuất chế trình
- Có kỹ năng quản lý và tư duy chiến lược
- Thành thạo tiếng Anh, tiếng Trung 4 kỹ năng, thành thạo máy tính để có thể trao đổi và xử lý tốt trong công việc
- Ưu tiên có kinh nghiệm quản lý sản xuất
- Lập kế hoạch và theo dõi, chỉ đạo công việc nhằm đảm bảo tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn
- Khách hàng của chúng tôi là một công ty có vốn đầu tư nước ngoài, hiện đang tuyển Quản Lý Sản Xuất (CNC, $1800, ID17219)
- Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất
- Ưu tiên có kinh nghiệm quản lý tại công ty sản xuất
- Ngành nghề:Sản xuất / Vận hành sản xuất, Bảo trì / Sửa chữa, Cơ khí / Ô tô / Tự động hóa
- Sản xuất / Vận hành sản xuất
- Kiểm soát chất lượng đầu vào, chất lượng quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng đầu ra
- Quản lý máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất
- Phụ trách việc tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự sản xuất
Xem tất cả: Việc làm tại Hà Nội
- Kinh nghiệm liên quan ( Nếu cần): Có kinh nghiệm về quản lý tổ chức sản xuất
- Sản xuất / Vận hành sản xuất
- Ưu tiên ứng viên Am hiểu về quản lý sản xuất lĩnh vực chế biến nguyên liệu thuốc lá (tách cọng và thái sợi)
- Tiếp nhận, tổ chức và triển khai lệnh sản xuất đến từng phân xưởng
- Quản lý máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất
- Phụ trách việc tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự sản xuất
- Quản lý chính xác số lượng sản phẩm trước và sau khi thay đổi thiết kế
- Kiểm soát biến động kế hoạch sản xuất giảm tỉ lệ tồn kho
- Chức danh công việc: Trưởng phòng quản lý sản xuất
- Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên các chuyên ngành Kỹ thuật, Quản lý sản xuất hoặc các chuyên ngành liên quan
- Kỹ sư quản lý sản xuất
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: Quản Lý Sản Xuất · quản lý xưởng sản xuất · quản lý sản xuất biết tiếng trung · quản lý sản xuất ngành may mặc · Nhân Viên Quản Lý Sản Xuất
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
Để có được những sản phẩm chất lượng nhất trước khi tung ra thị trường kinh doanh, công ty nào cũng sẽ phải cần sự góp sức của rất nhiều bộ phận nhân viên, trong đó phải kể đến quản lý sản xuất. Vậy quản lý sản xuất là gì, để tìm hiểu chi tiết hơn về công việc này, bạn đọc tham khảo bài viết của Blog việc làm JOBOKO.com nhé!
MỤC LỤC:
I. Tổng quan công việc quản lý sản xuất
II. Kỹ năng cần có của quản lý sản xuất
III. Mức lương của Quản lý sản xuất
IV. Quản lý sản xuất làm việc ở đâu?
V. Quản lý sản xuất có vất vả không? Môi trường làm việc thế nào?
VI. Cơ hội việc làm và khả năng thăng tiến của Quản lý sản xuất
VII. Việc làm Quản lý sản xuất có phù hợp với ứng viên nữ?
VIII. Cần chuẩn bị gì khi xin việc quản lý sản xuất?
Tìm hiểu về công việc quản lý sản xuất
I. Tổng quan công việc quản lý sản xuất
1. Quản lý sản xuất là gì?
Quản lý sản xuất là người giám sát quá trình sản xuất sản phẩm trong một công ty để dây chuyền sản xuất được theo đúng tiêu chuẩn chất lượng, tuân thủ các quy định an toàn trong nghành và không gặp bất cứ sự cố gì. Quản lý sản xuất sẽ làm việc với nhân viên giám sát và cấp trên.2. Công việc chính của quản lý sản xuất
Quản lý sản xuất sẽ phải đảm nhiệm rất nhiều vai trò nhưng về cơ bản sẽ có một số nhiệm vụ sau:- Liên lạc với các nhà quản lý khác để xây dựng mục tiêu sản xuất và đặt ra các yêu cầu trong quá trình sản xuất.
- Ước tính chi phí sản xuất và chuẩn bị ngân sách.
- Lên lịch sản xuất để đáp ứng được yêu cầu và deadlines.
- Giám sát quy trình sản xuất để giải quyết vấn đề nếu có.
- Giám sát và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên sản xuất.
- Tuyển thêm nhân công hoặc mua thêm nguyên vật liệu (nếu cần).
- Phê duyệt công tác bảo trì, mua thiết bị sản xuất.
- Giám sát chất lượng sản phẩm, áp dụng các biện pháp phòng ngừa an toàn và sức khỏe.
- Báo cáo lên cấp trên.
Đọc thêm: Nhân viên quản lý sản xuất là gì? mô tả công việc chi tiết
3. Yêu cầu công việc
Để trở thành quản lý sản xuất, bạn cần:- Có bằng cử nhân đại học trở lên chuyên ngành quản trị kinh doanh, kỹ thuật, quản lý sản xuất,... hoặc các chuyên nghành có liên quan
- Có hiểu biết về quản lý sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng và các quy định về sức khỏe và an toàn, đánh giá hiệu suất,...
- Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí quản lý sản xuất hoặc tương đương.
- Thành thạo tính toán và vi tính văn phòng.
- Có tính tỉ mỉ, cẩn thận.
II. Kỹ năng cần có của quản lý sản xuất
1. Am hiểu về tiêu chuẩn sản xuất
Cho dù bạn là quản lý sản xuất trong nghành thực phẩm, dược phẩm, may mặc,... thì việc hiểu biết về các tiêu chuẩn chất lượng sản xuất đều là điều mà bạn cần phải liên tục học hỏi và trau dồi. Do vậy, bạn cần phải giám sát việc thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy định để đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất trong quá trình làm việc.
2. Hiểu biết về quy định an toàn sức khoẻ
Cho dù xưởng sản xuất mà bạn quản lý có phải sản xuất nhiều sản phẩm đến cỡ nào thì cũng tuyệt đối không được phớt lờ các quy định về an toàn sức khoẻ cho chính nhân viên sản xuất và người dùng sản phẩm sau đó. Do đó, người quản lý sản xuất sẽ cần có kiến thức vững chắc và cập nhật liên tục về các chính sách và quy trình mới nhất cần có để quản lý một cơ sở sản xuất an toàn và tuân thủ quy định an toàn cho sức khoẻ.
3. Kỹ năng lãnh đạo
Vì quản lý sản xuất chịu trách nhiệm lãnh đạo nhóm các nhân viên trong môi trường sản xuất bận rộn với nhịp độ phát triển nhanh nên kỹ năng lãnh đạo dường như là kỹ năng không thể thiếu. Quản lý sản xuất cần định hướng và phân công công việc cho giám sát, trưởng nhóm, công nhân,... một cách phù hợp. Họ cũng cần đặt ra mục tiêu và tạo động lực làm việc để nhân viên dưới quyền có thể làm việc hiệu quả để đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm và hoàn thành mục tiêu của công ty đề ra.
Kỹ năng lãnh đạo vô cùng quan trọng đối với quản lý sản xuất
4. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng mà các quản lý sản xuất cần có trong quá trình làm việc cũng như khi tham dự phỏng vấn, xin việc. Họ cần phải biết cách truyền đạt các mục tiêu mà nhóm phải hoàn thành một cách dễ hiểu nhất. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp tốt cũng sẽ giúp quản lý sản xuất có thể thấu hiểu tâm lý nhân viên của mình hơn, dễ dàng tạo mối quan hệ tốt đẹp. Một người quản lý tâm lý và thân thiện sẽ luôn được lòng nhân viên và tạo động lực làm việc cho mọi người.
III. Mức lương của Quản lý sản xuất
Thu nhập của Quản lý sản xuất cao hay thấp phần lớn phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc và quy mô của nhóm, dây chuyền hoặc xưởng mà bạn phụ trách. Khi bạn càng chịu trách nhiệm quản lý nhiều công nhân viên thì thường lương cũng sẽ cao hơn. Theo ghi nhận thì mức lương thấp nhất mà một Quản lý sản xuất nhận được là từ 4 triệu/tháng - thường là khi vừa vào làm hoặc thực tập. Lương của Quản lý sản xuất phổ biến trong khoảng từ 12 - 16 triệu/tháng, cao hơn nữa là 20 triệu/tháng và cao nhất có thể lên tới 50 - 60 triệu/tháng.
Có thể thấy, Quản lý sản xuất có mức lương cạnh tranh, đáng mơ ước, nhất là khi công việc này chỉ được tính là một vai trò lãnh đạo tầm trung trong doanh nghiệp.
IV. Quản lý sản xuất làm việc ở đâu?
Khi các ngành sản xuất và phân phối, xuất nhập khẩu phát triển, các doanh nghiệp mới được thành lập hoặc mở rộng sản xuất dẫn tới nhu cầu tuyển dụng công nhân cho các công xưởng, nhà xưởng ở mọi quy mô cũng tăng lên. Để giám sát lực lượng lao động, đảm bảo họ làm việc hiệu quả thì các doanh nghiệp sẽ cần Quản lý sản xuất. Một số nhà tuyển dụng tiềm năng có nhu cầu thuê Quản lý sản xuất là:
- Các công ty sản xuất, chế biến.
- Doanh nghiệp lắp ráp, chế tạo máy.
- Công ty gia công.
- Công ty hoặc xưởng may mặc, da giày, v.v.
V. Quản lý sản xuất có vất vả không? Môi trường làm việc thế nào?
Mỗi công việc đều có những điểm đặc thù, khác biệt so với những vai trò khác và Quản lý sản xuất cũng vậy. Trong khi đa số những vị trí quản lý thường làm việc trong văn phòng, xử lý giấy tờ, các cuộc họp, v.v. thì Quản lý sản xuất lại dành kha khá thời gian để giám sát hoạt động ngay tại nhà xưởng, nhà máy.
Nhìn chung, Quản lý sản xuất không phải là một công việc nhàn hạ vì mỗi ngày bạn sẽ rất bận rộn với nhiều tác vụ phải xử lý và hoàn thành, vừa quản lý nhân sự vừa giám sát dây chuyền, điều chỉnh, giải quyết các vấn đề liên quan đến nguyên vật liệu sản xuất, chỉ đạo sửa lỗi khi máy móc xảy ra sự cố.
Không dễ để đánh giá môi trường làm việc của Quản lý sản xuất vì môi trường phụ thuộc vào lĩnh vực làm việc. Quản lý sản xuất trong các công ty điện tử hoặc may mặc sẽ khác với làm trong các công ty sản xuất và chế biến thực phẩm, đồ đông lạnh nhưng về cơ bản thì công việc của Quản lý sản xuất có phần vất vả hơn nhiều vai trò tương đương khác và cần người có sức khỏe, khả năng phản ứng nhanh.
VI. Cơ hội việc làm và khả năng thăng tiến của Quản lý sản xuất
Quản lý sản xuất có nhiều cơ hội việc làm vì hầu như công ty, nhà máy sản xuất nào, thuộc lĩnh vực gì cũng đều cần Quản lý sản xuất và thường thì sẽ có nhiều người cùng đảm nhiệm vai trò này trong một nhà xưởng để đảm bảo các dây chuyền đều hoạt động tốt. Bạn có thể tìm việc làm Quản lý sản xuất ở nhiều khu vực, tỉnh thành trên toàn quốc, nhiều nhất là công ty trong các khu công nghiệp lớn.
Quản lý sản xuất có thể thăng tiến lên làm Trưởng phòng hoặc Giám đốc sản xuất sau khoảng từ 4 - 6 năm làm việc. Dĩ nhiên, mọi mốc thời gian chỉ mang tính chất tương đối vì việc bao lâu bạn được thăng chức còn tùy theo chính sách của doanh nghiệp và năng lực, thành tích bạn đạt được. Trong một số ngành nghề thì Quản lý sản xuất có thể cân nhắc mở xưởng riêng, phát triển theo hướng trở thành nhà thầu cho các công ty lớn.
Triển vọng nghề nghiệp của việc làm quản lý sản xuất
VII. Việc làm Quản lý sản xuất có phù hợp với ứng viên nữ?
Do môi trường làm việc của Quản lý sản xuất có phần vất vả và áp lực nên đa số các doanh nghiệp khi tuyển dụng sẽ ghi rõ là chỉ tuyển ứng viên nam hoặc ưu tiên ứng viên nam. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ứng viên nữ hoàn toàn không có cơ hội. Bạn vẫn có thể ứng tuyển nếu có kinh nghiệm làm trong lĩnh vực sản xuất hoặc nỗ lực phấn đấu để thăng chứng ngay tại công ty bạn đang làm việc, từ Nhân viên sản xuất lên tổ tưởng, sau đó được đề bạt lên làm Quản lý sản xuất.
Nếu bạn là nữ và muốn làm Quản lý sản xuất thì bạn cũng phải tự xác định từ trước về những thách thức mà bạn có thể gặp phải như bạn có đủ sức khỏe hay không, có khả năng ăn nói và xử lý công việc để được tổ trưởng và các công nhân tin phục hay không? Môi trường làm việc trong nhà máy, xưởng sản xuất đôi khi khá phức tạp và có nguy cơ xung đột tiềm ẩn, chỉ khi bạn đủ cứng rắn và quyết đoán thì việc giám sát và quản lý mới thực sự hiệu quả.
Quản lý sản xuất có vai trò quan trọng, đóng góp vào sự thành công của các doanh nghiệp, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa đồng thời đảm bảo số lượng hàng hóa để giao kịp thời theo thời hạn hợp đồng. Vị trí này cũng có nhiều cơ hội việc làm và cơ hội thăng tiến, mức lương cao và tăng lương nhanh. Để trở thành một Quản lý sản xuất thì bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều từ việc tích lũy kinh nghiệm đến rèn luyện và cho thấy khả năng lãnh đạo của mình.
VIII. Cần chuẩn bị gì khi xin việc quản lý sản xuất?
1. Làm CV đẹp nhất có thể
Trước khi xin bất cứ một công việc gì, hiện nay bạn đều cần phải tạo CV để cho nhà tuyển dụng thấy được những gì tốt đẹp nhất về bạn. Nếu bạn chưa biết làm CV như thế nào, hãy truy cập vào JOBOKO.com để tham khảo và lựa chọn cho mình mẫu CV đẹp và chuyên nghiệp nhất đối với vị trí nhân viên quản lý sản xuất. Tại đây, danh sách việc làm quản lý sản xuất sẽ hiện ra khi bạn tìm kiếm theo từ khóa. Sau khi lựa chọn việc làm phù hợp, hãy gửi CV online tới nhà tuyển dụng nhanh chóng ngay trên nền tảng JOBOKO nhé.Sau đó, để thu hút nhà tuyển dụng, bạn cần đầu tư nhiều hơn vào nội dung trong CV. Bạn có thể tập trung vào các nội dung như:
- Mục tiêu nghề nghiệp và thành tích bạn đạt được khi làm quản lý sản xuất.
- Cách mà bạn sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu.
- Các kỹ năng nổi bật, điểm mạnh của bạn.
- Ví dụ về kinh nghiệm làm việc của bạn.
- Khả năng xây dựng và duy trì niềm tin với khách hàng và các nhân viên khác.
2. Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn
Để tự tin trong buổi phỏng vấn và "bán" được bản thân cho nhà tuyển dụng, bạn có thể hình dung xem liệu nhà tuyển dụng sẽ hỏi mình những gì và tập trả lời những câu hỏi đó để khỏi bị lúng túng trong buổi phỏng vấn. Các câu hỏi mà nhà tuyển dụng hay hỏi khi phỏng vấn vị trí quản lý sản xuất là:- Bạn làm thế nào để tiếp cận một thị trường mới?
- Cho tôi một ví dụ về cách bạn cắt giảm thành công chi phí
- Nhìn vào hoạt động kinh doanh của chúng tôi, bạn có làm gì để cải thiện/cắt giảm chi phí sản xuất?
- Hãy kể cho chúng tôi về một lần bạn mắc sai lầm khi làm công việc trước khi ứng tuyển công ty tôi và bạn đã học được những gì từ đó.
Bằng cách chuẩn bị kỹ càng các câu hỏi phỏng vấn tốt, ứng viên sẽ nhanh chóng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khi ứng tuyển quản lý sản xuất hay công nhân sản xuất. Mặc dù đã nghe nhắc tới công nhân sản xuất nhưng nhiều người vẫn chưa biết công nhân sản xuất làm những công việc gì hằng ngày. Bạn đọc hãy truy cập vào JOBOKO.com để biết thêm nhiều việc làm hấp dẫn khác và có thông tin hữu ích nhé.
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.