Lọc nâng cao

Việc làm trưởng phòng sản xuất (5.941 việc)

Up

Quản Lý Sản Xuất

Công ty Cổ phần Nha khoa Detec
Hà Nội
30 - 50 triệu
  • Lập và tổ chức triển khai kế hoạch đáp ứng tiến độ sản xuất, triển khai và giám sát việc thực hiện quy trình sản xuất giữa các tổ
  • Xây dựng, giám sát kế hoạch dự trù nguyên vật liệu, vật liệu phụ trợ cho sản xuất, theo kế hoạch sản lượng
Up

Phó Phòng KHTH Kiêm Quản Lý Sản Xuất

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Sơn Thành An
Đà Nẵng
Thương lượng
  • Tổ chức, điều hành toàn bộ công tác sản xuất của công trường
  • Quản lý phòng KHTH

Phó Quản Lý Sản Xuất

CÔNG TY TNHH MEGAGRICO VIỆT NAM
Đắk Lắk
Thoả thuận
  • Đề xuất định hướng kế hoạch sản xuất sản phẩm phù hợp với từng giai đoạn
  • Quản lý công nghệ và kỹ thuật sản xuất: Các công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới hay cần thay đổi
Up

[Bình Dương] Quản Lý Sản Xuất

Vision International Co.,Ltd
Bình Dương
Đến 20 triệu VNĐ
  • Quản lí kĩ thuật, lưu trình sản xuất chế trình
  • Theo dõi, hối thúc để đảm bảo tiến độ sản xuất

Quản Lý Sản Xuất

Foxlink Viet Nam Co.,LTD
Hồ Chí Minh
Thương lượng
  • Quản đốc sản xuất/ tổ trưởng
  • Phụ trách Quản lý toàn bộ công việc liên quan đến sản xuất cho sản phẩm điện tử, bao gồm

Quản Lý Sản Xuất

Foxlink Viet Nam Co.,LTD
Hồ Chí Minh
Thỏa thuận
  • Quản đốc sản xuất/ tổ trưởng
  • Phụ trách Quản lý toàn bộ công việc liên quan đến sản xuất cho sản phẩm điện tử, bao gồm

TRƯỞNG CA SẢN XUẤT - LONG AN

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIM TÍN
Long An
14 Tr - 18 Tr VND
  • Triển khai đầu ca sản xuất: Nhận bàn giao ca, kiểm soát hiện trường, triển khai lệnh sản xuất đầu ca, triển khai tới từng công đoạn
  • Thực hiện điều hành & giám sát sản xuất trong ca đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản lượng được giao
Up

TỔ TRƯỞNG SẢN XUẤT

CTY TNHH SX TM DV ĐỨC BẢO KHANH
Long An
8 triệu - 13 triệu
  • Tổ chức triển khai các kế hoạch sản xuất của công ty
  • Chủ động đề xuất các giải pháp cải tiến để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất,

Quản Lý Sản Xuất

Công ty TNHH Darfon Việt Nam
Hà Giang, Hà Nam
Thỏa thuận
  • Theo dõi dây chuyền sản xuất hàng ngày và các sản phẩm lỗi và cải thiện
  • Cải tiến quy trình, theo dõi tiến độ sản xuất đảm bảo sản lượng
Up

Tổ trưởng sản xuất

Công Ty TNHH Zylux Vietnam
Bình Dương
8 Tr - 12 Tr VND
  • Sắp xếp lịch sản xuất bao gồm dự kiến, sắp xếp nguyên phụ liệu và số lượng công nhân
  • Điều phối sản xuất, giải quyết các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình sản xuất
Up

TRƯỞNG CA SẢN XUẤT

Công ty TNHH Nước Giải Khát Tân Đô
Hà Nội, Bắc Ninh
Thương lượng
  • Nhiệt tình tham gia các khóa bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ dành cho các tổ trưởng sản xuất
  • Thực hiện các công việc liên qua đến quản lý, vận hành dây chuyền sản xuất, con người

Quản Lý Sản Xuất

Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam Huế
Thừa Thiên Huế
Thoả thuận
  • Đào tạo và quản lý nhân viên của mình sản xuất theo đúng hướng dẫn và quy trình của Công ty
  • Tổ chức sản xuất theo cân bằng năng lực để hoàn thành mục tiêu hiệu suất, chất lượng, sản lượng

Phó Quản Đốc - Quản Lý Sản Xuất

Tập đoàn Karofi Holding
Hà Nội, Hưng Yên
Tới $1000
  • Xây dựng và duy trì môi trường làm việc vệ sinh, an toàn và phòng chống cháy nổ tại xưởng sản xuất
  • Phối hợp với các bộ phận liên quan xây dựng quy trình sản xuất, quy trình quản lý chất lượng sản phẩm
Up

Trưởng Ca Sản Xuất

Công ty cổ phần Thiên Hà Kameda
Hưng Yên
Thoả thuận
  • Tiếp nhận thành phẩm, bán thành phẩm của ca sản xuất nhập kho bàn giao cho Cán bộ văn phòng
  • Điều hành ca sản xuất theo lệnh sản xuất đã được phê duyệt
Up

Quản Lý Sản Xuất

Công ty TNHH Kỹ Thuật ASG Việt Nam
Hà Nội
Thương lượng
  • Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất
  • Kiểm soát việc thực hiện quy trình, quy chuẩn toàn bộ các khâu, các máy trong nhà máy sản xuất

Tuyển tổ trưởng sản xuất

CÔNG TY TNHH DH AUTO VINA
Ninh Bình
7-10 triệu
  • Đã từng giữ chức vụ tổ trưởng hoặc nhóm trưởng tại các công ty lắp ráp, sản xuất phụ tùng ô tô
  • Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất
Up

Quản Lý Sản Xuất

Công ty Cổ Phần Công Nghệ Cao HTVG
Hưng Yên
10 - 15 triệu
  • Đảm bảo về sản lượng, chất lượng , an toàn tại bộ phận
  • Đáp ứng xuất hàng cho khách theo yêu cầu
Up

Quản Lý Sản Xuất

Công ty TNHH Tohogenkai Việt Nam
Hồ Chí Minh
12 Tr - 15 Tr VND
  • Xử lý các sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất
  • Tổng hợp báo cáo sản xuất
Up

Trưởng phòng sản xuất

CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN TÂN LONG
Tây Ninh
20 Tr - 30 Tr VND
  • Lập kế hoạch sản xuất theo tuần, ngày
  • Theo dõi tiến độ sản xuất, xúc tiến kế hoạch, đảm bảo hàng hóa luôn sẵng sàng
Up

Trưởng Nhóm Sản Xuất (1)

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VÀ GIẢI TRÍ HG MEDIA
Hà Nội
khởi điểm 15.000.000
  • Ưu tiên ứng viên có network rộng trong thiết kế và sản xuất
  • Hỗ trợ xây dựng kế hoạch, chiến lược thiết kế cùng phòng Marketing và lãnh đạo
Tìm kiếm gần đây
    Hoạt động sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp là một quy trình toàn diện, được chấp hành nghiêm chỉnh theo từng giai đoạn. Để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ, các Trưởng phòng sản xuất sẽ được phân công để quản lý trực tiếp nhân sự, ngân sách của từng phân xưởng.

    MỤC LỤC:
    I. Trưởng phòng sản xuất là gì?
    II. Công việc của Trưởng phòng sản xuất là làm gì?
    III. Phẩm chất, kỹ năng cần có của Trưởng phòng sản xuất
    IV. Trưởng phòng sản xuất cần những bằng cấp gì?
    V. Tại sao Trưởng phòng sản xuất lại quan trọng với doanh nghiệp?
    VI. Mức lương của Trưởng phòng sản xuất
    VII. Cơ hội việc làm Trưởng phòng sản xuất
    VIII. Bí quyết để trở thành Trưởng phòng sản xuất giỏi
    IX. Kinh nghiệm xin việc làm Trưởng phòng sản xuất

    truong phong san xuat

    Các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển trưởng phòng sản xuất trình độ cao

    I. Trưởng phòng sản xuất là gì?

    Trưởng phòng sản xuất (Production Manager/Industrial Production Manager) là người lập kế hoạch, điều phối và kiểm soát các quá trình sản xuất để sản phẩm được hoàn thành và bàn giao đúng thời hạn, trong mức ngân sách cho phép.
    Với tư cách là Trưởng phòng sản xuất, bạn sẽ đảm bảo hàng hóa được sản xuất, chế tạo một cách an toàn, tiết kiệm chi phí và đúng thời gian cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Phạm vi của công việc phụ thuộc vào bản chất của hệ thống sản xuất. Một số công ty có thể tham gia vào nhiều loại hình sản xuất khác nhau và điều này có thể làm tăng thêm sự phức tạp của vai trò. Có khả năng bạn sẽ chịu trách nhiệm cho cả quá trình quản lý nhân lực và vật lực.

    Đọc thêm: Mô tả công việc của Product Manager chi tiết

    II. Công việc của Trưởng phòng sản xuất là làm gì?

    Là một Trưởng phòng sản xuất, bạn sẽ giám sát quá trình sản xuất, điều phối tất cả các hoạt động sản xuất. Công việc ở các nhà máy, xưởng chế tạo khác nhau cũng sẽ khác nhau nhưng nhìn chung thì Trưởng phòng sản xuất sẽ phụ trách các nhiệm vụ sau:

    • Lập kế hoạch và lịch trình sản xuất.
    • Quyết định và đặt hàng các nguyên vật liệu cần thiết, đảm bảo lượng hàng dự trữ trong kho đủ dùng theo các giai đoạn của quy trình sản xuất.
    • Quản lý thiết bị sản xuất và chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động bảo trì.
    • Thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng hóa.
    • Đảm bảo rằng quá trình sản xuất có hiệu quả về chi phí nhờ việc ước tính chính xác các chi phí thiết yếu, đàm phán có lợi với đối tác và khách hàng, thống nhất ngân sách với quản lý cấp cao.
    • Giám sát quá trình sản xuất và điều chỉnh lịch trình khi cần thiết.
    • Liên lạc với các phòng ban và nhà cung cấp, quản lý, khách hàng.
    • Đảm bảo rằng các hướng dẫn về môi trường, sức khỏe của công nhân viên và an toàn lao động luôn được tuân thủ.
    • Giám sát và động viên, thúc đẩy đội ngũ công nhân.
    • Đánh giá hiệu suất của công nhân và xác định nhu cầu đào tạo, tổ chức định hướng và đào tạo cơ bản cho công nhân.
    • Đối chiếu và phân tích dữ liệu, tổng hợp báo cáo sản xuất cho cả quản lý nhà máy và khách hàng.

    truong phong san xuat 2

    Việc làm trưởng phòng sản xuất yêu cầu những gì?

    III. Phẩm chất, kỹ năng cần có của Trưởng phòng sản xuất

    1. Kiến thức sâu về quản lý sản xuất

    Để trở thành một Trưởng phòng sản xuất, trước hết bạn phải có kiến thức về quy trình quản lý sản xuất tiêu chuẩn, cụ thể là hiểu biết về các tiêu chuẩn chất lượng và quy định an toàn lao động. Bên cạnh đó, kiến thức về đánh giá hiệu suất và lập ngân sách cũng vô cùng cần thiết trong vai trò này.
    Trưởng phòng sản xuất là người quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm cho toàn bộ quy trình sản xuất nên nếu bạn không nắm chắc quy trình, công việc có thể dồn lại và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất tổng thể. Trong nhiều trường hợp khác, kiến thức và kỹ năng của Trưởng phòng sản xuất cũng giúp doanh nghiệp tránh được các nguy cơ kiện tụng, bồi thường vì vấn đề môi trường hay tai nạn lao động hoặc đền bù vì vi phạm hợp đồng.

    2. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức, sắp xếp công việc

    Trưởng phòng sản xuất thực hiện nhiều tác vụ khác nhau. Để có thể điều hành và giám sát toàn bộ quá trình sản xuất, bạn phải thành thạo kỹ năng lập kế hoạch, xác định công việc cần ưu tiên, phân bổ nguồn lực hợp lý và kiểm soát thời gian. Bạn sẽ không chỉ sắp xếp công việc của chính mình mà còn phân công công việc cho công nhân hay nhân viên văn phòng, phối hợp với các phòng ban khác và cân đối lịch trình với họ.
    Sự chuyên nghiệp được thể hiện qua những kỹ năng này quyết định thành công của Trưởng phòng sản xuất nói riêng và của công ty nói chung. Đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng sản phẩm sẽ giúp công ty xây dựng uy tín với khách hàng.

    Đọc thêm: ​Mẹo nâng cao kỹ năng tổ chức, phân công công việc hiệu quả

    3. Hành động quyết đoán và kỹ năng giải quyết vấn đề

    Trưởng phòng sản xuất chịu sự quản lý của Giám đốc sản xuất nhưng bạn vẫn sẽ có quyền ra quyết định ở một mức độ nhất định, nhất là liên quan trực tiếp tới quy trình sản xuất, công nhân viên hoặc thiết bị phục vụ dây chuyền. Trưởng phòng sản xuất giỏi có thể hành động quyết đoán, ra quyết định chính xác sau khi cân nhắc dựa trên quyền lợi của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo tuân thủ luật pháp.
    Bên cạnh đó, môi trường làm việc trong nhà xưởng, nhà máy có thể tương đối phức tạp. Công nhân viên có thể có ý kiến với chế độ, chính sách của công ty, vì làm việc theo ca kíp vất vả, tranh chấp với giám sát, tổ trưởng hay xung đột với đồng nghiệp. Quy trình sản xuất có thể cũng sẽ gặp phải các "tai nạn" bất ngờ như hỏng máy móc hay thiếu nguyên liệu khi có đơn hàng gấp, v.v. Trưởng phòng sản xuất nên là một người có kỹ năng giải quyết vấn đề, duy trì được sự tỉnh táo và xử lý kịp thời tình huống xấu nhất một cách tốt nhất.

    truong phong san xuat 3

    Yêu cầu về bằng cấp và kỹ năng đối với trưởng phòng sản xuất

    4. Khả năng nắm bắt các khái niệm phức tạp một cách dễ dàng

    Dây chuyền sản xuất, các loại nguyên liệu và sản phẩm có thể phức tạp hay đơn giản tùy vào từng lĩnh vực sản xuất cụ thể. Những thuật ngữ chuyên sâu có thể khó hiểu, đặc biệt là nếu bạn nghe thông tin từ phòng nghiên cứu, phát triển sản phẩm và phải truyền đạt lại cho công nhân viên của mình. Để người khác cũng có thể hiểu thì trước hết bạn phải biết rõ về các khái niệm phức tạp đó. Sự chủ động trong học hỏi và có kiến thức nền vững chắc sẽ giúp Trưởng phòng sản xuất làm tốt công việc và phát triển hơn nữa trong tương lai.

    5. Khả năng giao tiếp xuất sắc

    Giao tiếp giúp truyền đạt thông tin, giúp mọi người đều hiểu rõ về công việc, các yêu cầu, thời hạn, tiêu chuẩn, trách nhiệm. Trưởng phòng sản xuất có kỹ năng giao tiếp xuất sắc sẽ làm việc tốt với ban lãnh đạo công ty, với khách hàng, đối tác và đặc biệt là với công nhân viên do bạn quản lý trực tiếp. Kỹ năng giao tiếp thể hiện qua khả năng lắng nghe tích cực, truyền đạt thông tin bằng lời nói và văn bản một cách rõ ràng, dễ hiểu, chính xác.

    IV. Trưởng phòng sản xuất cần những bằng cấp gì?

    Hầu hết các nhà tuyển dụng tuyển Trưởng phòng sản xuất đều đòi hỏi có bằng cấp hoặc kiến ​​thức nền cụ thể liên quan đến lĩnh vực sản xuất, ví dụ như quản lý thực phẩm, hóa học hay kỹ thuật. Những ai có bằng cử nhân hoặc sau đại học về quản lý sản xuất hay kỹ sư sẽ thường được ưu tiên.
    Mặc dù vậy, cho dù không có bằng cấp liên quan, bạn vẫn có thể trở thành Trưởng phòng sản xuất nếu bạn có đủ động lực và sự sẵn sàng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp. Bạn cũng có thể cần phải chứng minh rằng bạn thực sự có đam mê, quan tâm đến công việc có kỹ năng liên quan hoặc có thể chuyển đổi. Trước khi làm Trưởng phòng sản xuất, bạn có thể đảm nhiệm các vai trò cấp đầu vào như kỹ thuật viên hay nhân viên kiểm soát chất lượng, sau đó thăng tiến dần.

    truong phong san xuat 4

    Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao ứng viên trưởng phòng sản xuất có trình độ học vấn tốt

    V. Tại sao Trưởng phòng sản xuất lại quan trọng với doanh nghiệp?

    Đối với những công ty sản xuất thì các nhà máy, nhà xưởng và hoạt động sản xuất, chế tạo ở đó là nền tảng để kinh doanh. Sản phẩm có tốt, đảm bảo chất lượng, luôn bàn giao đúng hạn thì công ty mới có thể đứng vững trên thị trường. Trưởng phòng sản xuất quản lý sản xuất, đảm bảo cả quy trình diễn ra chính xác, không để cho vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến hiệu suất chung, báo cáo chính xác về tình hình thực tiễn và số liệu lên ban lãnh đạo của công ty, do đó, vị trí này rất quan trọng với doanh nghiệp.

    VI. Mức lương của Trưởng phòng sản xuất

    Trưởng phòng sản xuất là vai trò quản lý tầm trung trong công ty. Mức lương thấp nhất mà một Trưởng phòng sản xuất nhận được là từ 7 triệu/tháng - thường là ở các xí nghiệp nhỏ. Thường thì Trưởng phòng sản xuất sẽ có mức lương từ 19 - 23 triệu/tháng, cao hơn là khoảng 27 - 30 triệu/tháng và một số Trưởng phòng sản xuất có thể lên tới 67,5 triệu/tháng. Ngoài lương chính thì Trưởng phòng sản xuất sẽ nhận thêm tiền phụ cấp tăng ca, những khoản thưởng khi một dự án sản xuất được hoàn thành.

    VII. Cơ hội việc làm Trưởng phòng sản xuất

    Tất cả các ngành nghề sản xuất đều có nhu cầu tuyển dụng Trưởng phòng sản xuất. Các lĩnh vực dự kiến sẽ tạo thêm việc làm Trưởng phòng sản xuất bao gồm sản xuất phụ tùng xe cơ giới, máy móc, thiết bị cơ khí, sản xuất dược phẩm và thuốc, chế biến thực phẩm, v.v.
    Cơ hội việc làm Trưởng phòng sản xuất luôn có sẵn và rất đa dạng về mức lương, các yêu cầu cụ thể. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các thông báo tuyển dụng trên những website việc làm uy tín như JOBOKO.com, Vietnamworks, v.v. hay trên các fanpage Facebook chuyên về tuyển dụng, việc làm.
    Một kênh tuyển Trưởng phòng sản xuất khá phổ biến khác là thông báo của nhà máy, xí nghiệp hay công ty. Trong trường hợp này thì nhiều công ty sẽ thông báo rộng rãi đến tất cả nhân viên về việc tuyển dụng, nhân viên đủ năng lực có thể ứng tuyển hoặc nói với bạn bè, người thân cân nhắc gửi CV.

    Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng Sản xuất

    VIII. Bí quyết để trở thành Trưởng phòng sản xuất giỏi

    Để trở thành một Trưởng phòng sản xuất giỏi, bạn sẽ phải dành thời gian để học lấy bằng cấp, tích lũy kinh nghiệm trong thời gian đủ dài và tiếp tục học hỏi ngay cả khi đã đảm nhiệm chức vụ này. Một số bí quyết đảm bảo thành công trong vai trò Trưởng phòng sản xuất gồm có:

    • Chọn đúng chuyên ngành: Lựa chọn đúng chuyên ngành học luôn là một bước quan trọng nếu bạn muốn xây dựng sự nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất. Nếu bạn muốn làm trong các cơ sở chế biến thực phẩm thì bằng cấp về công nghệ thực phẩm có thể là quyết định sáng suốt. Nền tảng kiến thức tốt giúp bạn rút ngắn thời gian thăng chức, đồng thời đủ năng lực để xử lý công việc, hướng dẫn, đào tạo và ra quyết định khi làm Trưởng phòng sản xuất.
    • Kinh nghiệm làm việc đa dạng: Có những trải nghiệm và đạt được thành tích nổi bật trong các công việc khác sẽ giúp bạn trở thành một Trưởng phòng sản xuất giỏi hơn. Trên thực tế, nhiều công việc quản lý sản xuất sẽ đòi hỏi bạn phải biết về vận hành máy móc. Nếu bạn từng làm kỹ thuật viên hay thậm chí là từng trải nghiệm trong vai trò thợ cơ khí thì đôi khi các kinh nghiệm đó cũng sẽ hữu ích.
    • Khả năng tập trung và chuyên nghiệp: Sự khác biệt giữa Trưởng phòng sản xuất và các vai trò như nhân viên, công nhân nằm ở năng lực chuyên môn và khả năng lãnh đạo. Những Trưởng phòng sản xuất làm việc hiệu quả, dẫn dắt đội ngũ công nhân viên tài năng và chăm chỉ thường là người chịu khó, kiên nhẫn, chuyên nghiệp và có khả năng tập trung tốt. Thái độ chuyên nghiệp và cầu tiến cũng sẽ giúp bạn phát triển sự nghiệp, không chỉ ở vai trò Trưởng phòng sản xuất mà còn có thể thăng tiến lên các vị trí cấp cao hơn.

    truong phong san xuat 5

    Làm thế nào để trở thành trưởng phòng sản xuất giỏi?

    IX. Kinh nghiệm xin việc làm Trưởng phòng sản xuất

    Tìm việc làm Trưởng phòng sản xuất có khó không có thể là mối quan tâm của nhiều người. Bạn có thể trở thành Trưởng phòng sản xuất bằng cách ứng tuyển nội bộ, được thăng chức hoặc ứng tuyển bên ngoài - chuyển sang các công ty khác.
    Trong trường hợp bạn ứng tuyển nội bộ hay được thăng chức thì mọi việc sẽ đơn giản hơn nhiều. Bạn đã có thời gian làm việc tại công ty, hiểu về môi trường làm việc, có các mối quan hệ tốt với sếp và đồng nghiệp. Được thăng chức là sự ghi nhận với năng lực của bạn còn ứng tuyển nội bộ là một khảo nghiệm thực tế đối với quá trình học hỏi và rèn luyện của bạn. Vì đã biết rõ về công ty, về những thế mạnh và vấn đề của quy trình quản lý sản xuất, cách tốt nhất là bạn hãy nói về những giải pháp bạn cho là phù hợp để cải thiện hoặc thúc đẩy sản xuất.
    Ứng tuyển Trưởng phòng sản xuất khi thấy các thông báo tuyển dụng bên ngoài thì bạn sẽ phải chuẩn bị nhiều hơn, từ việc tạo CV đến phỏng vấn. Một số lưu ý dành cho bạn là:

    • Tìm hiểu kỹ về nhà tuyển dụng, lĩnh vực sản xuất, quy mô nhà máy, xưởng sản xuất để đảm bảo rằng bạn có kiến thức nền và kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp cũng như có thể nhanh chóng thích nghi, nhất là không xin vào môi trường độc hại.
    • Chọn mẫu CV xin việc Trưởng phòng sản xuất đơn giản, chuyên nghiệp, tốt nhất là nền sáng nếu gửi trực tuyến và có bố cục rõ ràng. Bạn nên nhấn mạnh vào phần kinh nghiệm làm việc vì vị trí Trưởng phòng sản xuất có thể yêu cầu ứng viên có ít nhất từ 3 - 5 năm làm việc trở lên.
    • Khi phỏng vấn Trưởng phòng sản xuất, bạn sẽ được hỏi về các thông tin chung, nhà tuyển dụng cũng đánh giá tiềm năng của bạn qua tầm nhìn và định hướng đối với công việc và nghề nghiệp. Dù vậy thì những câu hỏi quan trọng nhất mà bạn cần trả lời xuất sắc vẫn là câu hỏi về kiến thức, cách thức quản lý quy trình sản xuất và câu hỏi tình huống cho thấy kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn. Thái độ tích cực nhưng bình tĩnh và kiên định, cứng rắn khi cần cũng sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

    Nếu bạn đang phấn đấu để trở thành một Trưởng phòng sản xuất tuyệt vời, hãy xem xét tất cả những điều trên và hoàn thiện con đường sự nghiệp của mình. Phát triển năng lực cốt lõi sẽ là một hoạt động cần thực hiện liên tục trong suốt sự nghiệp của bạn và rèn luyện kỹ năng sẽ đảm bảo cho thành công của bạn.

    hỗ trợ ứng viên

    Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

    Giải thưởng
    của chúng tôi

    Top 3

    Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
    TT&TT 2022.

    Top 15

    Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

    Top 10

    Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

    Giải Đồng

    Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.