Việc làm nhân viên văn phòng (13.393 việc)
- Làm việc full time tại văn phòng
- Thưởng nhân viên xuất sắc theo quý
- Trung thực, có trách nhiệm, làm việc đúng giờ, phẩm chất cá nhân tốt
- Ưu tiên tốt nghiệp chuyên ngành Tiếng Anh, ngành công nghệ may.
- Tiếp nhận và chuyển phát công văn/thư/bưu kiện/fax được chuyển đến Ngân hàng và chuyển tiếp đến các cá nhân/đơn vị trong ngày
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh Văn Phòng
- Quản lý cấp phát đồng phục/văn phòng phẩm
- Quản lý nhân sự và các thủ tục liên quan quan đến nhân sự phòng QC (nghỉ phép, nghỉ việc, tuyển dụng)
- Trực quầy lễ tân và đón tiếp, hướng dẫn khách hàng/đối tác/nhà cung cấp và nhân viên đến làm việc tại Công ty
- Kiểm tra, chuẩn bị phòng họp, cơ sở vật chất cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của lãnh đạo tập đoàn và văn phòng tập đoàn
- Quản lý văn bản, con dấu, văn phòng phẩm, chuyển phát nhanh
- Phối hợp với Nhân viên hành chính thực hiện các công tác hành chính, mua sắm, ngày lễ, ngày tết khác
Xem tất cả: Công ty TNHH PNK tuyển dụng việc làm - Việc làm tại Hà Nội
- Nhân viên tự trang bị máy tính cá nhân
- Trực văn phòng theo ca, quản lý thiết bị học tập và phòng học
- Sử dụng thành thạo và ứng dụng phù hợp các phần mềm chuyên ngành và phần mềm văn phòng (AutoCAD, Safe, Etabs, Prokon, Plaxis, office)
- Hà Nội:Văn phòng đại diện Hà Nội, toà nhà Peak View Tower, 36 Hoàng, Đống Đa
- Các công việc khác theo sự chỉ đạo của Trưởng phòng
- Kinh nghiệm Từ 3 năm trở lên, ưu tiên ứng viên tham gia dự án nhà công nghiệp
- Lương cứng + Phụ Cấp + Thưởng hiệu quả công việc (Có cơm trưa/tối cho nhân viên)
- Yêu cầu ứng viên
- Công tác hành chính văn phòng:
- Thực hiện cấp phát văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ, đồng phục bảo hộ
- Liên hệ nhân sự:
- Vi tính văn phòng
- Đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của Luật Lao động sau khi trở thành nhân viên chính thức
- Phụ trách công tác tổ chức hành chính -nhân sự
- Theo dõi công tác vệ sinh, trang trí văn phòng, quy định về hành chính, sử dụng trang thiết bị
- Đối với những trường hợp đặc biệt, sẽ có sự tham vấn của Trưởng phòng Nhân sự
- Phụ trách công tác văn phòng soạn thảo các hồ sơ công ty
- Quản lý và giao việc cho cộng tác viên theo kế hoạch làm việc của Cty
- Có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng
- 5/làm việc tại Hải phòng , bình dương, bắc ninh
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: trợ lý văn phòng · admin văn phòng · Lễ Tân Văn Phòng · Nhân Viên Văn Phòng · tạp vụ văn phòng
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
MỤC LỤC:
I. Tổng quan về nhân viên văn phòng
II. Mức lương nhân viên văn phòng
III. Kỹ năng mềm cần có của nhân viên văn phòng
IV. Công việc nhân viên văn phòng có thực sự nhàn hạ?
V. Những ai phù hợp làm nhân viên văn phòng?
VI. Liệu công việc nhân viên văn phòng có khả năng thăng tiến?
VII. Lưu ý khi xin việc nhân viên văn phòng
I. Tổng quan về nhân viên văn phòng
1. Nhân viên văn phòng là gì?
Nhân viên văn phòng là người có trách nhiệm hỗ trợ cho tất cả các hoạt động của công ty từ tiếp đón khách, giải quyết các thủ tục hành chính cho đến công tác về văn thư và nhiều hoạt động khác.2. Công việc của nhân viên văn phòng
Là nhân viên văn phòng, bạn sẽ có trách nhiệm:- Phối hợp với bên quản lý để hoàn thành các dự án cần thiết.
- Giữ gìn vệ sinh không gian làm việc để cho ngăn nắp, sạch sẽ và gọn gàng.
- Giám sát và sử dụng các thiết bị và tài liệu văn phòng (máy tính, máy in, máy fax, máy photocopy, tập tài liệu, v.v.).
- Lưu trữ hồ sơ, làm công tác kế toán cơ bản.
- Báo cáo các vấn đề với thiết bị văn phòng và giải quyết các vấn đề nếu có thể.
- Trả lời điện thoại, gọi điện trực tiếp, nhận và gửi tin nhắn khi cần thiết; chuẩn bị mail gửi đi, sắp xếp và gửi thư cho mọi người.
- Giải quyết và hòa giải các khiếu nại của khách hàng.
- Sắp xếp và lên lịch các cuộc họp, cuộc hẹn, sự kiện cho quản lý.
- Lập kế hoạch và sắp xếp địa điểm cho các hội nghị, nhắc nhở tất cả các bên về các sự kiện sắp tới.
- Ghi chú cuộc họp và sao chép vào email, tài liệu hoặc biểu mẫu bảng tính.
3. Yêu cầu công việc
Tuy phải làm rất nhiều công việc khác nhau nhưng khi tuyển dụng, yêu cầu đối với công việc nhân viên văn phòng lại không hề khắt khe chút nào. Bạn chỉ cần đáp ứng một số yêu cầu sau:- Có bằng tốt nghiệp THPT trở lên
- Biết sử dụng máy tính và các phần mềm văn phòng như Microsoft word, excel,...
- Biết sử dụng các loại máy tính ở văn phòng như máy in, máy fax, máy photocopy, v.v.
- Kỹ năng đánh máy nhanh, thành thạo.
- Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và văn bản tốt.
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng tốt.
II. Mức lương nhân viên văn phòng
Mức lương nhân viên văn phòng ở Việt Nam có sự khác biệt rõ rệt tùy theo năng lực, kinh nghiệm cũng như hiệu suất làm việc.- Mức lương ở bậc thấp là khoảng 3.5-6 triệu đồng dành cho những bạn sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm.
- Mức lương trung bình là 7-9 triệu đồng dành cho những người đã có kinh nghiệm.
- Mức lương cao là từ 10-30 triệu đồng.
III. Kỹ năng mềm cần có của nhân viên văn phòng
Công việc của nhân viên văn phòng nghe thì có vẻ rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng để làm tốt mọi công việc ấy thì nhân viên văn phòng cần trang bị cho mình một số kỹ năng mềm, trong đó có 3 kỹ năng quan trọng là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và tính cẩn thận, tỉ mỉ. Những ai đang có ý định tìm việc làm nhân viên văn phòng thì hãy lưu ý các kỹ năng như:1. Kỹ năng giao tiếp
Như đã nói bên trên, nhân viên văn phòng cần phải có kỹ năng giao tiếp không chỉ thông qua lời nói mà cả văn bản vì tính chất công việc thường xuyên phải tiếp đón khách hàng, giao tiếp với nhân viên công ty, thậm chí là cấp trên. Nếu giao tiếp tốt, nhân viên văn phòng dễ dàng để lại ấn tượng và gây dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp có lợi cho công việc. Ngoài ra, ngôn ngữ viết cũng là điều đáng chú ý vì nhân viên văn phòng chịu trách nhiệm công tác văn thư như soạn mail, gửi mail, công văn,...2. Kỹ năng tổ chức
Nhân viên văn phòng phải làm rất nhiều công việc trong một ngày nên rất cần người có kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả. Nhân viên văn phòng cần biết cách tổ chức mọi thứ trong văn phòng từ sắp xếp không gian làm việc, lịch trình các công việc, việc gì cần ưu tiên trước... Các bạn cùng tham khảo chi tiết về kỹ năng tổ chức công việc để rèn luyện cho bản thân của mình dễ dàng và hợp lý nhất nhé.3. Cẩn thận, tỉ mỉ
Nhiều nhiệm vụ yêu cầu nhân viên văn phòng cần phải có sự cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết. Dù chỉ là lên lịch họp, soạn một cái mail, công văn hay tính toán đơn giản thì đều đòi hỏi nhân viên văn phòng phải tập trung và tỉ mỉ để không sai sót nào có thể xảy ra. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về kỹ năng Tỉ mỉ, cẩn thận để ứng dụng cho nhu cầu công việc tốt nhất.4. Giỏi công nghệ
Là người phải đảm nhiệm công tác văn thư, nhân viên văn phòng được yêu cầu phải thành thạo tất cả các phần mềm văn phòng cơ bản như: Excel, Word, PowerPoint, Outlook, v.v. Ngoài ra, họ cũng cần phải biết cách sử dụng hiệu quả các thiết bị điện tử cần thiết cho văn phòng như điện thoại, máy tính, máy fax, máy in, photocopy,...5. Kỹ năng phán đoán nhu cầu
Sự khác biệt giữa một nhân viên văn phòng thông thường với nhân viên văn phòng giỏi là ở khả năng dự đoán nhu cầu của mọi người trong công ty và hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng mà không cần phải ai nhắc nhở. Nhân viên văn phòng cần biết cách chủ động hỗ trợ doanh nghiệp thay vì chờ đợi sự phê duyệt hoặc chỉ đạo từ ban lãnh đạo.6. Kỹ năng hoạch định chiến lược
Vì là người trực tiếp lên lịch làm việc cho đội ngũ ban lãnh đạo và nhân viên công ty nên nhân viên văn phòng cần có kỹ năng hoạch định chiến lược. Bên cạnh việc lên lịch làm việc cố định cho mọi người, nhân viên văn phòng nên cân nhắc sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng. Kỹ năng lập kế hoạch cũng rất hữu ích khi sắp xếp lịch của nhân viên và điều chỉnh khi có sự hủy bỏ hoặc phát sinh những thay đổi.Đọc thêm: Thói quen góp phần xây dựng lối sống lành mạnh cho nhân viên văn phòng
IV. Công việc nhân viên văn phòng có thực sự nhàn hạ?
Rất nhiều người nghĩ rằng công việc của nhân viên văn phòng chẳng có gì vất vả vì làm việc trong nhà, sạch sẽ mát mẻ, chỉ xử lý các nhiệm vụ hành chính, giấy tờ, v.v. Thế nhưng, bất kỳ công việc nào đều có những vấn đề nhất định và nhân viên văn phòng cũng không ngoại lệ.
Nhìn chung thì nhân viên văn phòng làm việc trong môi trường tốt nhưng có thể bị gò bó với những quy định, nghi thức tại văn phòng, phải đa tác vụ và đối mặt với áp lực thời gian. Trong nhiều trường hợp, việc vừa xử lý hành chính, nhận giấy tờ, công văn đến, gửi đi, nhận điện thoại - những việc không lớn nhưng khiến nhân viên văn phòng bận rộn. Bên cạnh đó, với nhiều người thì công việc nhân viên văn phòng có thể khá nhàm chán vì nhiều nhiệm vụ lặp đi lặp lại, hết ngày này qua ngày khác, không có tính thách thức.
V. Những ai phù hợp làm nhân viên văn phòng?
Có một số người phù hợp với nghề nghiệp này, trong khi những người khác lại phù hợp với các công việc khác. Thông thường, chúng ta hay nhìn nhận rằng công việc nhân viên văn phòng khá dễ dàng và hầu hết mọi người có trình độ từ trung cấp trở lên, học bất kỳ chuyên ngành nào cũng đều có thể làm được. Vậy nhưng thực tế là không phải ai cũng làm được công việc này, nhất là khi xét đến các yếu tố như hiệu suất công việc và thời gian gắn bó lâu dài.
Những người được cho là phù hợp nhất với vai trò nhân viên văn phòng là người chăm chỉ, kiên nhẫn, chịu khó, yêu thích công việc mình làm dù đó không phải việc gì "đao to búa lớn". Không chỉ vậy, những người có tính cách thiên về hướng nội, thích ổn định, không thích cạnh tranh cũng có nhiều khả năng lựa chọn trở thành nhân viên văn phòng. Trong một số trường hợp khác, những người có sức khỏe thể chất hạn chế, không thích di chuyển nhiều hay làm việc ngoài trời, v.v. cũng khá hợp với nghề nhân viên văn phòng.
Dĩ nhiên, khi bạn lựa chọn công việc thì công việc đó cũng "lựa chọn" lại bạn. Nhiều người nghĩ rằng mình phù hợp với việc làm nhân viên văn phòng nhưng sau một thời gian lại không gắn bó được, có thể là vì môi trường làm việc không lý tưởng như bạn nghĩ hoặc mức lương bạn nhận được không đủ trang trải các nhu cầu của cuộc sống. Đối với nhà tuyển dụng thì việc tìm kiếm và ra quyết định tuyển nhân viên văn phòng thường phụ thuộc vào kinh nghiệm, ấn tượng về tính cách và định hướng nghề nghiệp.
Việc làm nhân viên văn phòng phù hợp với nhiều đối tượng lao động
VI. Liệu công việc nhân viên văn phòng có khả năng thăng tiến?
Dù cho làm ở vị trí nào thì rất ít người thực sự không có mục tiêu thăng tiến trong sự nghiệp, nhân viên văn phòng cũng vậy. Nếu như bạn có sự nỗ lực và cầu tiến thì cũng sẽ không mãi ở vị trí đó. Sau khoảng 4 - 6 năm làm việc liên tục và có những thành tích nhất định, đóng góp vào việc quản lý hành chính và hỗ trợ xây dựng văn hóa doanh nghiệp, một nhân viên văn phòng có thể thăng chức lên tới vị trí Trưởng phòng hành chính nhân sự.
Ngoài ra, nếu bạn thích thì cũng có thể dùng kỹ năng mình có và kinh nghiệm tích lũy được đi làm nhân viên Sales Admin chẳng hạn. Mức lương, chế độ đãi ngộ của các vị trí đó cao hơn nhân viên văn phòng và yêu cầu nhiều hơn.
VII. Lưu ý khi xin việc nhân viên văn phòng
1. Lưu ý khi viết CV xin việc nhân viên văn phòng
Nhìn chung thì CV của một ứng viên cho vị trí nhân viên văn phòng cũng không có gì quá khác biệt so với các yêu cầu chung về độ dài, định dạng hay cách viết nội dung. Ví dụ, bạn chỉ nên viết CV trong độ dài từ 1 - 2 trang, bố cục các phần gọn gàng. Thế nhưng, bởi vì trọng tâm của công việc bạn đang ứng tuyển là giấy tờ, quản lý hành chính nên CV của bạn cũng cần khéo léo thể hiện rằng bạn có thể đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Hãy viết thật cẩn thận, chú ý đến định dạng, tiểu tiết, đặc biệt không thể để CV xin việc Nhân viên văn phòng có những lỗi cơ bản như đánh máy, chính tả hay ngữ pháp. Bạn cũng nên chủ động in sẵn thêm 1 bản CV trước khi đến phỏng vấn. Sự chu đáo của bạn có thể sẽ được đánh giá cao.
2. Mẹo phỏng vấn nhân viên văn phòng
Khi chuẩn bị phỏng vấn nhân viên văn phòng, bạn hãy tập trung vào các nội dung sau:
- Luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn nhân viên văn phòng phổ biến nhất, bao gồm câu hỏi chung và các câu hỏi tình huống để khi trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng, bạn có thể trả lời trôi chảy, tự tin.
- Lựa chọn trang phục lịch sự, phù hợp, cho thấy tác phong chuyên nghiệp.
- Thể hiện EQ cao khi lắng nghe hoặc trả lời câu hỏi của nhà phỏng vấn. Sự khéo léo, nhạy bén trong phán đoán tâm lý người khác và điều chỉnh cách cư xử, giao tiếp phù hợp sẽ luôn được đánh giá cao, nhất là ở những vị trí mang tính chất hỗ trợ cho mọi người trong văn phòng như nhân viên văn phòng.
3. Tiếp tục quan tâm đến các cơ hội đào tạo
Như đã trình bày ở phần trước, nhân viên văn phòng cũng luôn có cơ hội thăng tiến nếu như đủ nỗ lực và đóng góp. Để có thể tiến xa hơn, bạn không thể cứ mãi "dậm chân tại chỗ", thay vào đó, hãy tích cực học hỏi. Quan tâm đến các cơ hội đào tạo để học lấy các chứng chỉ bổ sung, học ngoại ngữ, v.v. đều là những lựa chọn thông minh để bạn từng bước phát triển bản thân và xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc hơn.
Với nội dung bài viết trên, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu hơn về nhân viên văn phòng là gì và những điều cần biết về công việc này. Khi bạn nắm rõ được những yêu cầu công việc, kỹ năng cần có một cách chi tiết bạn sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Đặc biệt, sau khi biết công việc nhân viên văn phòng có cơ hội phát triển nghề nghiệp ra sao, bạn sẽ lựa chọn cho mình vị trí phù hợp với khả năng để thỏa sức thể hiện niềm đam mê của mình.Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.