Cách viết CV xin việc Nhân viên văn phòng
MỤC LỤC:
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc Nhân viên văn phòng
II. Mẫu CV xin việc Nhân viên văn phòng
III. Cách viết CV xin việc Nhân viên văn phòng
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng Nhân viên văn phòng
Công việc bàn giấy là ước mơ của rất nhiều người chủ yếu vì môi trường làm việc sạch sẽ, chẳng lo mưa nắng. Trên thực tế, nhân viên văn phòng là tên gọi chung của rất nhiều vị trí, vai trò trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau nhưng thông thường mọi người sẽ nghĩ về nhân viên hành chính văn phòng. Muốn ứng tuyển nhân viên văn phòng, tạo CV xin việc là bước đầu tiên và là một trong những bước quan trọng nhất. Về cơ bản bạn sẽ phải biết lựa chọn mẫu CV và cách điền nội dung phù hợp nhất.
Cách viết CV xin việc nhân viên văn phòng đơn giản nhất
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc Nhân viên văn phòng
Khi đặt mục tiêu xin việc làm nhân viên văn phòng, đã lúc nào bạn tự hỏi liệu đâu là điều quan trọng nhất để bạn bắt đầu sự nghiệp của mình với giờ giấc hành chính? Nếu bạn là một nhà tuyển dụng, bạn sẽ kỳ vọng gì vào ứng viên tiềm năng? Trả lời được 2 câu hỏi cơ bản này, chắc chắn bạn sẽ có định hướng rõ ràng hơn để viết CV hành chính văn phòng.
Bởi vì có nhiều công việc khác nhau đều được gọi là việc làm hành chính văn phòng nên đương nhiên thông tin viết vào CV sẽ không thể giống nhau nhưng điểm chung là không thể thiếu kỹ năng, cụ thể là kỹ năng hành chính văn phòng và giao tiếp. Những kỹ năng tưởng chừng như cơ bản nhưng sẽ giúp bạn thích nghi tốt trong môi trường kín và đây cũng là những điều nhà tuyển dụng chú ý khi đánh giá ứng viên.
II. Mẫu CV xin việc Nhân viên văn phòng
Nhìn chung, các nguyên tắc trình bày CV cơ bản vẫn sẽ được giữ nguyên như CV được trình bày với font chữ rõ nét, căn chỉnh cân đối, màu sắc hình khối hài hòa dễ nhìn bao giờ cũng chiếm được thiện cảm của nhà tuyển dụng. Gợi ý cho bạn là để xin việc nhân viên văn phòng, bạn nên chọn mẫu đơn giản, thanh lịch và tinh tế là phù hợp nhất.
III. Cách viết CV xin việc Nhân viên văn phòng
Nội dung CV xin việc nhân viên văn phòng cần sự chỉ chu, PR bản thân một cách khéo léo, thông minh, thống kê thông tin hiệu quả. Sở dĩ là vậy bởi nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá ứng viên ở những phẩm chất, kỹ năng và kinh nghiệm mà họ để ý cách ứng viên chọn lọc, đưa thông tin vào bản CV. Hãy cùng đi vào cụ thể các phần dưới đây:
1. Thông tin cá nhân
Để đảm bảo bạn có thể nhận lại phản hồi của công ty tuyển dụng sau vòng nộp CV, thông tin liên lạc là phần tất yếu ứng viên cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Toàn bộ các thông tin về tên, số điện thoại cá nhân và email công việc cần được liệt kê đầy đủ trong phần mở đầu CV.
Thông tin cá nhân là phần khá quan trọng trong CV xin việc nhân viên văn phòng
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Nhân viên hành chính văn phòng có thể sẽ muốn trở thành trưởng phòng hành chính trong tương lai; trong khi nhân viên lễ tân văn phòng lại muốn phát triển theo hướng nhân sự, tuyển dụng... Mục tiêu nghề nghiệp của một nhân viên văn phòng sẽ không giống người khác nhưng ngay việc có cho mình một mục tiêu đã rất đáng giá rồi. Bạn có thể tự tin chia sẻ với nhà tuyển dụng về mục tiêu của mình, miễn sao nó đừng không hợp lý (không có khả năng thực hiện được) hoặc không liên quan tới công việc của bạn.
Gợi ý:
- Thích nghi nhanh với môi trường mới, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao;
- Góp phần xây dựng văn hóa công ty tích cực, phát triển bản thân bằng cách hoàn thiện các kỹ năng; tham gia xây dựng, duy trì, cải tiến quy trình làm việc;
- Thăng tiến lên trưởng phòng sau 4 - 6 năm làm việc.
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc
3. Kinh nghiệm
3.1. Với ứng viên có kinh nghiệm
Xu hướng tuyển dụng hiện nay vô cùng đề cao các ứng viên đã tích lũy được kinh nghiệm làm việc trong ngành. Mục này thực chất sẽ vô cùng có lợi cho bạn nếu bạn là người đã từng có các hoạt động liên quan tới công việc bàn giấy. Tuy nhiên, nếu chỉ liệt kê một cách sáo rỗng mỗi chức vụ và cơ quan công tác thì khó mà gây ấn tượng và khiến nhà xét duyệt tin tưởng vào năng lực của bạn.
Phần mô tả công việc chính là để phục vụ cho mục đích này, cung cấp thêm chi tiết về nhiệm vụ công việc đảm nhận cũng như kết quả, thành tích đã đạt được.
- Phụ trách các công việc hành chính tại văn phòng hơn 50 nhân sự; đánh máy, in hồ sơ, tài liệu, chuẩn bị cho các cuộc họp và hỗ trợ tuyển dụng.
- Trở thành người giám sát, hướng dẫn 3 thực tập sinh trong 3 tháng.
3.2. Với ứng viên chưa có kinh nghiệm
Nhiều công ty vẫn tuyển nhân viên văn phòng mà không yêu cầu kinh nghiệm, quan trọng là chăm chỉ, chịu khó, có sẵn các kỹ năng cơ bản như giao tiếp, tin học văn phòng và sẵn sàng học hỏi. Lúc này, bạn có thể thay bằng những trải nghiệm từ khi còn đi học, cho thấy bạn có khả năng thích nghi nhanh, tuân thủ quy định và có thể làm việc nhóm tốt.
Gợi ý: Văn phòng kinh doanh du lịch ABC, Thực tập sinh trợ lý (2/2021 - 5/2021)
- Chuẩn bị giấy tờ, hợp đồng bán tour du lịch và phòng khách sạn, ghi biên bản cuộc họp của văn phòng 10 nhân sự.
Viết CV xin việc đúng chuẩn và ấn tượng nhất
4. Học vấn
Trình độ học vấn trước hết bao quát đầy đủ tên, địa chỉ cơ sở đào tạo, chuyên ngành theo học và niên khóa. Chú ý khi trình bày phần này, ứng viên không cần liệt kê cả trường trung học cơ sở, trung học phổ thông nếu đã có bằng đại học, cao đẳng hoặc bằng cấp khác cao hơn.
Trong CV xin việc nhân viên văn phòng, bằng cấp các khối ngành xã hội, ngoại ngữ, kinh tế được cho là phù hợp nhất. Tuy nhiên, nếu bạn làm trái ngành thì vẫn có thể ứng tuyển thành công nếu đã có kinh nghiệm liên quan.
Gợi ý: Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (2017 - 2021).
- Ngành: Quản trị kinh doanh.
- Xếp loại: Khá.
- GPA (điểm trung bình học tập): 3.01
5. Kỹ năng
Tiếp đến, phần kỹ năng là phần nhà tuyển dụng đặt nhiều sự chú ý nhất bởi nó là "công cụ" làm việc, là tiềm năng của ứng viên. Theo đó, cần ưu tiên những kỹ năng công ty tuyển dụng yêu cầu, kỹ năng về tin học văn phòng, kỹ năng thống kê, lên kế hoạch, kỹ năng phân tích dữ liệu, kỹ năng thu thập thông tin,... và bộ kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian là không thể thiếu.
Như đã đề cập, kỹ năng là phần không thể thiếu và có thể nói là một trong 3 phần quan trọng nhất trong CV xin việc nhân viên văn phòng. Muốn viết tốt phần này, bạn hãy tự hỏi mình tự tin về kỹ năng nào (ít nhất là các kỹ năng mềm) và liệu nhà tuyển dụng có cần các kỹ năng đó hay không? Cuối cùng, bạn hãy chọn ra các kỹ năng bản thân cho là cần thiết nhất, liên quan nhất để đưa vào CV.
Gợi ý:
- Kỹ năng tin học văn phòng.
- Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực.
- Kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin.
- Kỹ năng lập kế hoạch, sắp xếp công việc.
- Kỹ năng hành chính, khả năng xử lý tình huống.
- Kỹ năng thống kê, báo cáo.
- Kỹ năng quản lý thời gian.
6. Chứng chỉ
Chứng chỉ tin học, ngoại ngữ hay các khóa học online về marketing, thiết kế... đều có thể sẽ hữu ích cho công việc nhân viên văn phòng của bạn (tùy vào vai trò cụ thể). Ít nhất, khi bạn đi xin việc - nhất là chưa có kinh nghiệm thì các chứng chỉ cũng sẽ giúp bạn nhận được nhiều hơn sự chú ý của nhà tuyển dụng. Có thể thấy, các chứng chỉ được viết vào CV xin việc nhân viên văn phòng không khó học, khó thi nên bạn hãy cân nhắc học nếu chưa có. Lưu ý khác là trong CV, bạn hãy viết chứng chỉ còn hạn nhé.
Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc?
7. Sở thích
Một người phù hợp làm việc trong vai trò nhân viên văn phòng không nhất thiết phải có tính cách hướng nội hay có sở thích cả ngày ngồi trước máy tính. Bạn hoàn toàn có thể viết phần sở thích trong CV xin việc nhân viên văn phòng mà trong đó đề cập tới những niềm đam mê thực sự của cá nhân bạn, dĩ nhiên sở thích đó phải lành mạnh và phần nào thể hiện được rằng bạn có khả năng thích nghi nhanh, có thể làm việc độc lập hay làm việc nhóm đều tốt.
Gợi ý:
- Đọc sách.
- Nghe nhạc.
- Xem phim.
- Đi du lịch.
- Đi tình nguyện.
Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc
8. Tham chiếu
Cũng giống như phần thông tin cá nhân, tham chiếu là nội dung không hề khó viết trong CV xin việc của nhân viên văn phòng (hay đa số các vai trò khác). Dù vậy, việc lựa chọn và xin phép đưa thông tin của người tham chiếu nào vào CV cũng đòi hỏi bạn dành đủ thời gian cân nhắc. Về cơ bản, hãy xin giúp đỡ từ những người quản lý, giảng viên mà bạn có mối quan hệ tốt, hợp tác tốt trong quá khứ. Như thế, kể cả trong trường hợp nhà tuyển dụng liên hệ và hỏi về bạn thì bạn vẫn hoàn toàn yên tâm về những gì họ chia sẻ.
Không phải ứng viên vị trí nhân viên văn phòng nào cũng tích cực tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa hay có các giải thưởng khác nhau cả về học tập hay văn hóa văn nghệ... Đây là những phần bạn có thể viết hoặc ẩn khỏi CV, tùy vào điều kiện thực tế của cá nhân bạn. Nếu không có thông tin cho 2 phần này trong CV xin việc nhân viên văn phòng, bạn hãy ẩn chúng đi thay vì để trống.
Nhà tuyển dụng tuyển nhân viên văn phòng dựa trên nhiều tiêu chí
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng Nhân viên văn phòng
Bởi vì khái niệm nhân viên văn phòng khá đa dạng, có nhiều vai trò khác nhau nên không dễ tìm ra điểm chung trong các tiêu chuẩn tuyển dụng của nhà tuyển dụng. Mỗi doanh nghiệp lại có cách đánh giá và ưu tiên những thế mạnh khác nhau của ứng viên nhưng chắc chắn vẫn có một số tiêu chí mà nhà tuyển dụng nào cũng muốn nhân viên tiềm năng của mình sở hữu, ví dụ:
- Kỹ năng hành chính văn phòng.
- Kỹ năng tin học văn phòng.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng thư tín thương mại và tiếp nhận, xử lý thông tin qua điện thoại.
- Khả năng thích nghi nhanh, quản lý thời gian hiệu quả.
- Kỹ năng sắp xếp công việc, làm việc nhóm và làm việc độc lập.
- Chăm chỉ, chịu được áp lực.
- Chú ý đến chi tiết, cẩn thận trong mọi nhiệm vụ công việc.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.