Nhân viên nghỉ việc hàng loạt, biết trách ai bây giờ?
11/12/2019 16:32
Bài toán nan giải, nhân viên nghỉ việc hàng loạt, biết trách ai bây giờ? Chỉ trách các nhà quản lý không tạo cơ hội cho nhân viên của mình được phát triển toàn diện các kỹ năng, kìm hãm khả năng sáng tạo của họ.
Thực tế chứng minh hơn 70% động cơ nghỉ việc của nhân viên phụ thuộc hoàn toàn vào cách quản lý của sếp cũng như lãnh đạo. Trong trường hợp nhân viên mà nghỉ việc hàng loạt, các nhà quản lý cần xem xét lại cách quản lý của mình như thế đã được hay chưa. Tránh xa những lỗi sai chết người trong cách quản lý khiến nhân viên nghỉ việc là cách tốt nhất để bạn giữ chân được nhân tài gắn bó với công ty, doanh nghiệp mình. Dưới đây là nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc hàng loạt các quản lý nên tham khảo để tránh kịp thời.
Lý do khiến nhân viên của bạn đồng loạt xin nghỉ việc, đi tìm việc làm mới
Nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc hàng loạt
1. Bắt nhân viên làm việc quá sức
Cách nhanh nhất để "đốt cháy" nhân viên giỏi là bắt họ làm việc quá sức. Xong đây cũng là cái bẫy mà các nhà quản lý dễ rơi vào khi muốn nâng cao hiệu quả công việc cho đội ngũ ngân viên của mình. Vấn đề nằm ở chỗ áp đặt khối lượng công việc lớn sẽ không mang lại được kết quả như ý muốn mà đôi khi còn phản tác dụng.Khi khối lượng công việc tăng đồng nghĩa với việc một nhân viên phải dành ra nhiều thời gian hơn, thậm chí là làm thêm giờ, không thì mang việc về nhà để làm cho xong. Điều này dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong công việc và cuộc sống, dễ khiến họ cảm thấy mệt mỏi và chán nản nhiều hơn. Không phải ai cũng biết học cách giữ bình tĩnh mỗi khi gặp áp lực công việc lớn. Đa số chúng ta đều cảm thấy căng thẳng, áp lực, uể oải, công việc như một mớ bòng bong khó có phương án giải quyết.
2. Không được công nhận năng lực làm việc
Làm nhân viên, không một ai là không mong muốn được sếp thừa nhận năng lực, trình độ làm việc của mình, nhất là khi họ đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực và cố gắng đóng góp trong công việc. Xong một sai lầm của sếp và các nhà quản lý cho rằng đó là điều đương nhiên và không cần phải công khai cho toàn thể đội ngũ nhân viên công ty. Vô hình chung điều này vừa đánh mất động lực làm việc của nhân viên, lại vừa là động lực để họ có thêm quyết tâm bỏ công ty đi tìm môi trường làm việc mới để được người khác thừa nhận năng lực của mình. Điều đó khẳng định muốn nhân viên tốt sếp phải tốt trước đã. Nếu sếp không làm tấm gương cho nhân viên có được động lực học tập và làm việc thì sẽ khó có thể đòi hỏi quá nhiều thứ từ nhân viên của mình.3. Không có cơ hội phát triển bản thân
Lương chỉ là một phần, quan trọng nhất với một người nhân viên mà nói họ mong muốn tìm được cơ hội phát triển bản thân, cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, cái mà họ cần là được đào tạo các kỹ năng chuyên môn để nâng cao trình độ của mình. Sếp và các nhà quản lý mà bỏ qua vấn đề này chỉ khiến nhân viên cảm thấy nhàm chán và cho rằng họ đã tìm sai doanh nghiệp để gắn bó, cống hiến mất rồi, đồng thời trong quá trình làm việc đã có rất nhiều nhân viên tự hỏi sếp khó tính quá có nên nghỉ việc. Điều đó cũng tạo nên tâm lý chán nản, khiến cho người nhân viên không có được động lực trong quá trình làm việc.Khi công việc nhàm chán, năng lực của nhân viên không được công nhận, họ sẽ sẵn sàng đi tìm việc làm mới phù hợp hơn
4. Không được theo đuổi đam mê
Những người có tài năng thường là những người có đam mê và làm việc tốt hơn. Họ biết cách sắp xếp các công việc của mình một cách khoa học và có tổ chức, hợp lý hơn. Xong sai lầm chết người của một số nhà quản lý là "kìm hãm", không tạo điều kiện cho nhân viên của mình được theo đuổi đam mê chỉ vì sợ năng suất công việc bị giảm nếu để họ tập trung vào một điều khác ngoài công việc. Vì vậy đừng hỏi vì sao mà nhân viên của mình lại lũ lượt ra đi như thế.Thực tế cũng đã chứng minh, việc tạo điều kiện cho nhân viên theo đuổi đam mê lại là một trong những cách tốt nhất để cải thiện năng suất và chất lượng công việc. Nếu bạn cảm thấy sếp của mình quá khắt khe và không tạo điều kiện cho bạn phát triển thì đừng ngại viết đơn xin nghỉ việc và tìm một môi trường chuyên nghiệp, mới mẻ hơn.
5. Kìm hãm khả năng sáng tạo
Công việc đơn điệu lặp đi lặp lại hàng ngày, không có điểm nhấn dễ khiến con người ta cảm thấy nhàm chán. Những người có tài thường có xu hướng thoát khỏi vỏ bọc đó để tạo động lực làm việc, cải thiện chất lượng công việc hàng ngày. Một sai lầm đáng tiếc của sếp là kìm hãm, không cho nhân viên của mình được sáng tạo mà chỉ bắt họ đi theo "vùng an toàn" đã vạch ra, không có sự bứt phá nào cả. Dần họ sẽ cảm thấy nhàm chán và chán ghét công việc, không sớm thì muộn lá đơn xin nghỉ việc sẽ lại được đặt trên bàn làm việc của sếp mà thôi.Từ việc nhân viên nghỉ việc hàng loạt, sếp và các nhà lãnh đạo, giám đốc hay quản lý cần phải xem xét lại bản thân mình, xem cách quản lý nhân viên như thế đã phù hợp hay chưa để từ đó đưa ra các thay đổi, chiến lược kịp thời giữ chân đội ngũ nhân viên của mình. Muốn nhân viên cống hiến hết mình, trước hết cần phải tạo điều kiện cho họ được phát triển trước. Ngoài ra, nếu đã quyết định thay đổi môi trường làm việc mới thì bạn cũng cần có cách cư xử khéo léo. Xin nghỉ việc, đừng để sếp đánh giá bạn là người thiếu chuyên nghiệp nhé.
>> Bạn đang có ý định chuyển việc, tham khảo ngay các mẫu Cv xin việc trực tuyến mới nhất tại Joboko.com nhé!
>> Nếu quan tâm tới nội dung bài viết bạn đọc đừng quên để lại ý kiến đánh giá bình luận bằng cách comment bên dưới.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.