Học Quản lý công nghiệp ra trường làm gì?
Quản lý công nghiệp (Industrial Management) là ngành học thú vị dành cho các bạn vừa thích kỹ thuật lại vừa thích kinh tế, có tư duy kinh tế. Những kiến thức và kỹ năng bạn có được qua chương trình học sẽ đủ để bản hiểu sâu về quản lý công nghiệp, từ cách vận hành đến thực hiện chiến lược để đạt hiệu quả sản xuất và kinh doanh tốt nhất. Ngành này đang xét tuyển các khối thi A00, A01, D01 và D07.
MỤC LỤC:
I. Ngành Quản lý công nghiệp học những gì?
II. Học ngành Quản lý công nghiệp ra trường làm gì? Lương có cao không?
III. Các trường đào tạo ngành Quản lý công nghiệp tốt nhất
IV. Học ngành Quản lý công nghiệp có dễ xin việc không?
V. Những ai phù hợp để theo học ngành Quản lý công nghiệp?
Học ngành Quản lý công nghiệp ra trường ứng tuyển vào vị trí nào?
I. Ngành Quản lý công nghiệp học những gì?
Chương trình học của ngành quản lý công nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng đều tập trung vào các nội dung chính là quản lý kinh tế, nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, bạn có thể tiếp xúc với những bài học về quản lý dự án, tài chính, con người, phân tích số liệu - nguồn lực, quản trị chất lượng, quản lý sản xuất, quản lý vật tư, logistics...
Không chỉ được học cơ sở lý thuyết về quản lý công nghiệp, thời gian trên ghế nhà trường bạn cũng sẽ được thực hành nhiều qua việc lập kế hoạch, thử nghiệm các "dự án" là những bài tập lớn nhỏ, đi thực tập tại các môi trường doanh nghiệp thực tế. Điều này tạo cơ hội để bạn hiểu rõ về quy trình vận hành, cách mà các kế hoạch, chiến lược tác động đến hiệu suất tổng thể của hoạt động kinh doanh.
Đọc thêm: Học Quản lý đất đai ra trường làm gì? có dễ tìm việc không?
II. Học ngành Quản lý công nghiệp ra trường làm gì? Lương có cao không?
Theo học ngành quản lý công nghiệp không có nghĩa là sau khi học xong, bạn có thể ngay lập tức trở thành quản lý trong các doanh nghiệp. Bạn vẫn sẽ phải từng bước học hỏi, cọ sát và đạt được thành công theo thời gian. Dù thế, thực tế là ngành này cung cấp rất nhiều kiến thức và kỹ năng hữu ích, tạo cho bạn cơ hội làm việc trong nhiều vai trò, vị trí khác nhau như:
- Nhân viên/ chuyên viên mua hàng: Mức lương của vị trí này trung bình là 10 - 15 triệu/tháng, thu nhập cao nhất sẽ là 20 - 27 triệu/tháng và thường thích hợp với các bạn có trình độ ngoại ngữ ổn.
- Nhân viên kinh doanh logistics: Với tấm bằng quản lý công nghiệp, bạn có thể phát triển theo hướng làm việc trong các công ty hậu cần, vận tải,... Nhân viên kinh doanh logistics kiếm được từ 5 - 12 triệu/tháng khi mới ra trường, tăng dần lên 20 - 30 triệu/tháng.
- Nhân viên sales/ nhân viên kinh doanh: Nhiều bạn chọn làm việc trong các vai trò này, từ nhân viên kinh doanh đến tư vấn viên, chăm sóc khách hàng, kinh doanh bất động sản, bảo hiểm... Thu nhập bao gồm lương cứng và doanh số, dao động từ 4 - 40 triệu/tháng.
- Chuyên viên nhân sự, tuyển dụng: Mức lương cho vị trí này phổ biến nhất trong khoảng 8 - 12 triệu/tháng, cao hơn nữa là 25 - 35 triệu/tháng (với những ai có kinh nghiệm lâu năm, có bằng thạc sĩ và làm tại các công ty, tập đoàn lớn).
- Nhân viên QA/ QC: 7 - 10 triệu/tháng là mức lương trung bình khi bạn làm nhân viên kiểm soát, quản lý chất lượng. Theo thời gian và năng lực, bạn sẽ được trả nhiều hơn, khoảng 15 - 20 triệu/tháng.
- Nhân viên kinh doanh dự án: Lương của nhân viên kinh doanh dự án dao động từ 7 - 12 triệu/tháng, cao nhất là 35 triệu/tháng.
- Quản lý sản xuất: Vị trí này yêu cầu từ 3 - 5 năm kinh nghiệm trở lên trong môi trường công ty sản xuất, nhà xưởng,... Thu nhập bạn nhận được là từ 13 - 20 triệu/tháng, cao nhất lên tới gần 60 triệu/tháng.
Những công việc khác dành cho các bạn có bằng quản lý công nghiệp là trở thành leader, giám sát, quản lý, trưởng phòng hay giám đốc trong các lĩnh vực cụ thể như quản lý nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng hay quản lý kinh doanh, quản lý dự án. Tất cả đều sẽ cần từ 5 - 7 năm kinh nghiệm trở lên trong các vai trò liên quan, các kỹ năng lãnh đạo, thành tích ấn tượng đạt được...
Thu nhập của ngành Quản lý công nghiệp cao hay thấp?
III. Các trường đào tạo ngành Quản lý công nghiệp tốt nhất
Thực tế, trên cả nước chưa có nhiều trường có chương trình đào tạo chính quy hệ cử nhân quản lý công việc. Nếu hứng thú với ngành này, bạn có thể cân nhắc tìm hiểu một số trường đại học trên cả nước như:
1. Miền Bắc
- Đại học Điện Lực.
- Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội.
- Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên.
2. Miền Trung
- Đại học Công nghiệp Vinh.
- Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng.
3. Miền Nam
- Đại học Cần Thơ.
- Đại học Thủ Dầu Một.
- Đại học Công nghệ Miền Đông.
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
- Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ.
- Đại học Bách khoa, ĐHQG TP.HCM.
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Đọc thêm: Học ngành Kinh tế công nghiệp ra trường làm việc gì?
IV. Học ngành Quản lý công nghiệp có dễ xin việc không?
Quản lý công nghiệp chưa thực sự là một ngành phổ biến nên các em học sinh, các bậc phụ huynh ít nhiều khó hình dung về ngành học cũng như cơ hội việc làm. Phần lớn mọi người khi nghe về ngành này đều có chút nghi ngại, học quản lý công nghiệp thì đi làm ở khu công nghiệp sao, hay ngay lập tức có thể trở thành "sếp"? Như vậy thì xin việc chắc khó lắm, hoặc cơ hội việc làm bị giới hạn...
Thế nhưng, qua các thông tin về vị trí việc làm của ngành này, mức lương... mà JobOKO chia sẻ ở trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về cơ hội của sinh viên học quản lý công nghiệp. Tiềm năng của ngành, xin việc dễ hay khó chủ yếu phụ thuộc vào chính bạn. Lượng kiến thức, kỹ năng của ngành quản lý công nghiệp rất rộng, bao quát những phần quan trọng nhất trong quản trị doanh nghiệp nên bạn có thể ứng tuyển, phát triển sự nghiệp theo nhiều hướng khác nhau rồi thăng tiến.
Nói cách khác, học quản lý công nghiệp không khó xin việc với điều kiện bạn phải học tốt, rèn luyện kỹ năng, chủ động tìm kiếm các cơ hội ngay từ khi còn đi học.
Cơ hội việc làm ngành Quản lý công nghiệp ra sao? có dễ ứng tuyển?
V. Những ai phù hợp để theo học ngành Quản lý công nghiệp?
Có những bạn có tố chất phù hợp với ngành này, trong khi ngành khác lại thích hợp với các bạn khác hơn. Khi chọn ngành học, chọn nghề nghiệp, bạn đang đưa ra sự lựa chọn nhưng đồng thời, ngành nghề đó cũng "chọn" bạn. Hãy thử cân nhắc xem mình có thực sự phù hợp để học quản lý công nghiệp không trước khi ra quyết định nhé.
- Học tốt các môn tự nhiên.
- Tư duy phản biện, logic.
- Kỹ năng phân tích xuất sắc.
- Giao tiếp tốt.
- Có kỹ năng lãnh đạo, có tầm nhìn.
- Vừa có khả năng bao quát trong khi cẩn thận, chú ý đến chi tiết.
- Chăm chỉ, khả năng phối hợp, làm việc nhóm tốt.
Không thể phủ nhận sức hấp dẫn của một ngành học nhiều triển vọng như quản lý công nghiệp. Dù vậy, bạn cũng hãy nghĩ kỹ trước khi đăng ký nhé. Chúc bạn sớm tìm ra được định hướng và thành công trong ngành học, lĩnh vực bạn yêu thích!
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.