Quản trị, quản lý là làm gì? Có các vị trí việc làm nào?
Từ khi đi học hoặc sau khi đã đi làm, không ít người trong chúng ta đặt ra mục tiêu sẽ trở thành một quản lý trong tương lai. Dù thế vẫn có những công việc không thực sự là vai trò lãnh đạo nhưng vẫn là công việc quản lý, quản trị. Hiểu đúng về các vị trí việc làm này là cách để bạn đặt mục tiêu nghề nghiệp chính xác hơn, chọn đúng công việc phù hợp với đặc điểm tính cách, bằng cấp và năng lực của mình để đạt được thành công sự nghiệp.
MỤC LỤC:
1. Quản trị, quản lý là làm gì? Mô tả công việc
2. Có phải công việc quản trị, quản lý nào cũng là "lãnh đạo"?
3. Các vị trí việc làm quản trị, quản lý hấp dẫn
4. Tố chất, kỹ năng cần có của người quản lý
5. Cơ hội việc làm quản trị, quản lý
6. Lưu ý khi xin việc quản trị, quản lý
Ngành quản trị, quản lý có những công việc nào Hot?
1. Quản trị, quản lý là làm gì? Mô tả công việc
Quản trị, quản lý là các công việc mà trong đó, người đảm nhiệm sẽ lập kế hoạch, chỉ đạo và giám sát hoạt động và tình hình tài chính, nhân sự của một đơn vị kinh doanh, bộ phận, phòng ban hoặc đơn vị điều hành trong một tổ chức.
Hoạt động quản trị, quản lý tại bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng phát triển, các chính sách, quy trình làm việc và hiệu suất công việc. Ngoài việc quản lý, giám sát và điều phối thì những ai làm công việc quản trị, quản lý cũng sẽ đồng thời là người tạo động lực, truyền cảm hứng và gắn kết nhân viên với tổ chức, giữa nhân viên với nhau.
Mô tả công việc quản trị, quản lý ngắn gọn như sau:
- Giao trách nhiệm và giám sát hoạt động của bộ phận, doanh nghiệp/ tổ chức.
- Tuyển dụng, đào tạo, phân công công việc cho nhân viên.
- Giám sát mọi hoạt động trong bộ phận, công ty.
- Quản lý tài chính, ngân sách và nhân sự.
- Giải quyết các xung đột hoặc khiếu nại từ khách hàng và nhân viên.
- Phân tích thông tin và quy trình để phát triển các quy trình, chiến lược hiệu quả hơn.
- Thiết lập và đạt được các mục tiêu kinh doanh, lợi nhuận.
Đọc thêm: 5 tố chất của một nhà quản lý giỏi
2. Có phải công việc quản trị, quản lý nào cũng là "lãnh đạo"?
Như đã đề cập, các công việc quản trị, quản lý thực tế là để chỉ nhân sự từ vai trò trưởng nhóm, giám sát, phó phòng, trưởng phòng, giám đốc, CEO,... trở lên. Tuy nhiên, ngày nay có rất nhiều chức danh công việc có "quản trị", "quản lý" nhưng lại không phải vai trò lãnh đạo. Với các vị trí việc làm như vậy, nhiệm vụ chính của bạn chủ yếu thiên về sắp xếp, tổ chức sản phẩm, hàng hóa, kiểm tra và giám sát chất lượng, thiết bị, dây chuyền, hệ thống,...
Nhiệm vụ chính của những người làm quản trị, quản lý là gì?
3. Các vị trí việc làm quản trị, quản lý hấp dẫn
3.1. Việc làm quản trị, quản lý theo chức danh công việc
Có rất nhiều công việc quản trị, quản lý từ vai trò đầu vào ở các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau mà bạn có thể hướng đến như:
- Nhân viên quản trị mạng.
- Nhân viên quản lý dự án.
- Nhân viên quản lý chất lượng (QA/ QC).
- Nhân viên quản lý sản xuất.
- Nhân viên quản lý đơn hàng.
- Nhân viên quản lý page.
- Nhân viên quản trị rủi ro.
- Nhân viên quản trị hệ thống.
- Nhân viên quản trị website.
- Nhân viên quản lý tòa nhà.
- Nhân viên quản lý công nợ.
- Nhân viên quản lý kho.
- Nhân viên quản lý chuỗi cung ứng.
- Nhân viên quản lý hồ sơ.
- Nhân viên quản lý quỹ.
- Nhân viên quản lý hợp đồng.
- Nhân viên quản trị văn phòng.
- Nhân viên sales admin.
Đọc thêm: Học quản trị mạng ra làm gì? tìm việc làm quản trị mạng ở đâu?
3.2. Việc làm quản trị, quản lý theo vai trò, chức vụ trong công ty/ tổ chức
Trong khi đó, khi xét đến các vị trí việc làm quản lý theo chức vụ, mức độ trách nhiệm trong một cơ quan, một doanh nghiệp thì có các vai trò như sau:
- Quản lý sản xuất.
- Quản lý kinh doanh.
- Quản lý kho.
- Quản lý dự án.
- Quản lý nhà hàng.
- Quản lý trung tâm (ngoại ngữ).
- Quản lý cửa hàng.
- Quản lý sản phẩm.
- Quản lý bán hàng.
- Trưởng phòng Nhân sự.
- Trưởng phòng marketing.
- Trưởng phòng kinh doanh.
- Trưởng phòng nhân sự.
- Trưởng phòng tài chính kế toán.
- Kế toán trưởng.
- Trưởng bộ phận sảnh (khách sạn, resort).
- Trưởng bộ phận lễ tân (khách sạn).
- Trưởng phòng kỹ thuật.
- Giám đốc dự án.
- Chỉ huy trưởng công trình.
- Giám đốc nhân sự.
- Giám đốc công nghệ (CTO).
- Giám đốc tài chính (CFO).
- Giám đốc xây dựng.
- CEO,...
Theo đuổi ngành quản trị, quản lý, bạn có thể ứng tuyển những công việc nào?
4. Tố chất, kỹ năng cần có của người quản lý
4.1. Thế nào là quản lý giỏi?
Chân dung một người quản lý giỏi là người có thể:
- Đưa ra các quyết định tuyển dụng, đánh giá ứng viên và nhân viên một cách công bằng.
- Là một người truyền cảm hứng, ủng hộ mục tiêu cá nhân của nhân viên và hỗ trợ họ trong các nỗ lực để đạt được mục tiêu đó.
- Đảm bảo các hoạt động, công việc diễn ra hiệu quả. Các quyết định được đưa ra nhanh chóng, nguồn lực được phân bổ tốt và các quan điểm đa dạng đã được xem xét.
- Các thành viên trong bộ phận cư xử tôn trọng, lịch sự với nhau và tuân thủ quy trình làm việc minh bạch.
4.2. Tố chất, kỹ năng của một quản lý tài năng
9 đặc điểm chung của những nhà quản lý xuất sắc gồm có:
- Khả năng hướng dẫn cho nhân viên của mình.
- Giỏi kiến thức chuyên môn.
- Biết cách trao quyền cho các thành viên, không quản lý vi mô.
- Thể hiện sự quan tâm đến thành công và cuộc sống của các nhân viên dưới quyền.
- Làm việc hiệu quả và định hướng kết quả.
- Giao tiếp tốt - cả trong lắng nghe và chia sẻ thông tin.
- Kỹ năng kỹ thuật (kỹ năng cứng) xuất sắc.
- Có khả năng giúp nhân viên phát triển hơn nữa nghề nghiệp của họ.
- Có tầm nhìn/ chiến lược rõ ràng trong quản lý nói chung.
5. Cơ hội việc làm quản trị, quản lý
Một điều chắc chắn rằng không phải ai cũng có thể làm tốt các vai trò quản lý, quản trị bởi vì yêu cầu cao và cạnh tranh nhiều ngay từ khi tìm việc. Công nhân viên thì nhiều nhưng quản lý thì ít hơn rất nhiều. Đổi lại, mức lương cao và nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn cũng như năng lực được thừa nhận, danh tiếng cá nhân tích cực là những gì bạn nhận được khi trở thành quản lý - xứng đáng để bạn phấn đấu.
Ngày nay, các tiêu chí tuyển dụng quản lý các ngành nghề đã "thoáng" hơn về số năm kinh nghiệm, nhưng lại yêu cầu cao hơn về năng lực thực tế. Nói cách khác, chỉ khi bạn đủ xuất sắc và nổi bật, có những thành tích đo lường được, chứng minh được khả năng lãnh đạo và kết nối nhân sự, tầm nhìn với các mục tiêu kinh doanh thì bạn mới có cơ hội trúng tuyển/ được cất nhắc lên quản lý. Độ tuổi hay số năm kinh nghiệm gần như không phải là yếu tố tiên quyết.
Triển vọng nghề nghiệp ngành quản trị, quản lý
6. Lưu ý khi xin việc quản trị, quản lý
Đặc điểm của các công việc quản trị, quản lý là đều yêu cầu ở bạn khả năng tư duy và phân tích tốt. Bên cạnh đó, tinh thần trách nhiệm (và khả năng chịu trách nhiệm) là điều cần thiết. Khi tìm việc làm quản trị, quản lý, những lưu ý sau đây sẽ giúp ích cho bạn:
- Đọc kỹ JD, hiểu đúng và rõ ràng về phạm vi trách nhiệm, quyền lợi của vị trí quản lý bạn muốn ứng tuyển.
- Chỉ nên ứng tuyển khi đáp ứng đủ các điều kiện về kinh nghiệm, bằng cấp.
- Chọn các mẫu CV xin việc quản lý chuyên nghiệp, mang đến cảm giác "cao cấp" trong khi vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và rõ ràng về mặt thông tin.
- Trong CV, nhấn mạnh vào học vấn, kinh nghiệm làm quản lý, giám sát và thành thích bạn đạt được trong các vai trò tương đương (hoặc gần tương đương). Đồng thời đừng quên thể hiện kỹ năng lãnh đạo.
- Khi chuẩn bị cho buổi phỏng vấn các vị trí quản lý, bạn nên sẵn sàng để nói về những nhận định của mình với ngành nghề, lĩnh vực, chia sẻ về tầm nhìn và các mục tiêu.
- Luôn tìm hiểu đầy đủ thông tin về quy mô, danh tiếng của công ty bạn ứng tuyển. Các nội dung về định vị trên thị trường, hình ảnh truyền thông, đối thủ cạnh tranh cũng có thể hữu ích.
Những thông tin về các vị trí việc làm quản trị, quản lý và cơ hội việc làm có giúp bạn có thêm cơ sở để đặt mục tiêu nghề nghiệp và thăng tiến sự nghiệp? Hành trình sự nghiệp sẽ thành công hơn một khi bạn có quyết tâm và kiên định với mục tiêu của mình!
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.