Tại sao bạn bị nhân viên ghét bỏ? 7 điều sếp cần tránh
03/12/2019 14:30
Mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo và nhân viên là yếu tố vững chắc mang đến sự thành công của một công ty. Nó xuất phát từ niềm tin và sự tôn trọng của cả hai phía. Tuy nhiên, nếu niềm tin hay sự tôn trọng chỉ xuất phát từ một phía thì rất dễ khiến mối quan hệ giữa quản lý, giám đốc và nhân viên trở nên xa cách. Lâu dần khi khoảng cách này quá lớn, sẽ là lúc niềm tin mất dần, thay vào đó là sự bất hòa và ghét bỏ.
Khi những nhân viên tốt nhất bỏ đi thường sẽ dẫn đến nhiều tốn kém và rắc rối về công việc của công ty, khi đó sếp hoặc quản lý cấp cao thường đổ lỗi cho tất cả mọi thứ trên đời. Nhưng họ quên mất điểm mấu chốt của vấn đề là: nhân viên của họ không bỏ việc, họ chỉ bỏ người quản lý của mình thôi. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm về việc đối phó thế nào khi sếp không ưa mình, cách ứng xử khi bị sếp ghét để áp dụng vào trong công việc. Dưới đây là những lý do mà người quản lý hay sếp bị nhân viên ghét bỏ bạn có thể tham khảo.
Nguyên nhân vì sao bạn bị nhân viên ghét bỏ
7 điều sếp cần tránh để không bị nhân viên ghét bỏ
1. Không bao quát toàn bộ công ty
Với vai trò là người đứng đầu của một công ty vì thế bạn phải là người nắm rõ và hiểu nhất về công ty mình quản lý. Nhưng ngược lại, bạn không chắc chắn về bất cứ điều gì, tất cả đều dừng lại ở mức "nắm sơ sơ". Điều này khiến bạn trong mắt nhân viên chỉ là một ông sếp bù nhìn.Sự lãnh đạo "lấy lệ" như thế này sẽ khiến cho các nhân viên khi xin việc làm mới cần sự phản hồi và hướng dẫn từ phía công ty cảm thấy mơ hồ và mất niềm tin. Thay vì giấu giếm sự thiếu sót của mình, một người sếp đúng nghĩa nên biết đối mặt với những thiếu sót đó và chủ động tìm giải pháp. Có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ những nhân viên có kiến thức, kinh nghiệm hoặc hiểu biết mà bạn thiếu hoặc tự tìm sự giúp đỡ từ bên ngoài.
2. Không tôn trọng nhân viên
Đây là vấn đề mà không ít nhà quản lý gặp phải. Áp lực của việc tăng lợi nhuận, làm hài lòng đối tác, suy nghĩ đến các dự án mới... khiến họ chỉ chăm chăm hướng đến thành công của doanh nghiệp mà coi nhẹ việc đối xử tôn trọng, thân thiện với nhân viên của mình.Nếu công việc như mong đợi thì không đáng nói. Nhưng một khi mọi chuyện diễn ra không như ý, cấp quản lý sẵn sàng trút hết tức giận, nổi nóng với nhân viên bán hàng, kinh doanh,... của họ. Nhân viên cũng là những con người và họ cần được tôn trọng cũng như tạo động lực để làm việc với hiệu suất tốt nhất. Nếu nhân viên không được tôn trọng mà thường xuyên bị sếp ngược đãi không sớm thì muộn, họ sẽ rời bỏ công việc.
3. Xem nhẹ vai trò của nhân viên trong nhóm
Thành công của cả nhóm không phải do trưởng nhóm quyết định mà nó là sự góp sức và nỗ lực làm việc của tất cả thành viên khi làm việc nhóm hay còn gọi là kỹ năng làm việc nhóm. Vì thế sẽ thế nào nếu như vai trò của các thành viên trong nhóm không được sếp nhìn nhận?Nhân viên nhận ra người lãnh đạo của mình chỉ sử dụng mình làm công cụ để giúp công ty đạt thành tựu và danh tiếng. Khi thành công đã đạt được cũng là lúc họ bị phớt lờ và không được nhìn nhận năng lực. Điều này sẽ chỉ khiến tình trạng nhân viên chán nản và muốn bỏ việc để tìm nơi mà vai trò của họ trong công ty được công nhận xứng đáng.
4. Can thiệp quá nhiều vào công việc của nhân viên
Khi bạn tin tưởng nhân viên của mình và tạo cho họ môi trường làm việc thân thiện, thoải mái họ sẽ hết mình vì công việc và mang lại hiệu quả công việc tốt nhất. Ngược lại, nếu bạn can thiệp quá nhiều vào công việc của họ, họ sẽ có cảm giác giống một người thừa và không còn tinh thần muốn cống hiến cho công ty. Những nhân viên giỏi họ muốn tự phát huy khả năng nhiều hơn là bị quản lý gò bó, bó hẹp trong khuôn khổ.5. Không hiểu rõ công việc của nhân viên
Một phần của việc trở thành một nhà lãnh đạo giỏi là hiểu được mỗi nhân viên của mình đang làm gì để hướng dẫn và hỗ trợ họ khi cần thiết. Điều quan trọng nhất là biết được thời điểm nào nên để cho họ tự phát huy khả năng làm việc của mình. Khi nhân viên gặp trở ngại hoặc có khúc mắc, bạn sẽ là người tư vấn và định hướng cho họ. Tuy nhiên nếu bạn không giúp ích gì cho họ, họ sẽ không tin tưởng để xin lời khuyên từ bạn.Làm sao để không bị nhân viên ghét bỏ
6. Buộc nhân viên làm việc quá sức
Không có gì làm các nhân viên chán nản hơn việc buộc họ làm việc quá sức. Nhân viên có quyền dành thời gian rảnh rỗi cho bản thân mình sau 8 tiếng làm việc trên công ty, tuy nhiên sau đó họ vẫn phải vùi đầu vào công việc suốt đêm vì nhiệm vụ của sếp yêu cầu hoàn thành đúng hạn. Nếu như bạn tin tưởng và giao nhiều trọng trách cho nhân viên giỏi thì công việc phải đi kèm với chế độ lương bổng và đãi ngộ tốt. Nếu bạn chỉ tăng khối lượng công việc mà không có bù đắp gì thì nhân viên sẽ càng ngày ghét công việc và muốn bỏ việc.7. Không công nhận năng lực của nhân viên
Điều khiến nhân viên bất mãn với công việc và muốn từ bỏ công việc đó là do cống hiến của họ với công ty không được công nhận. Dù là một thành tích nhỏ nhưng đơn giản là một lời khích lệ của sếp sẽ khiến họ cảm thấy mình có động lực làm việc hơn.Những nhân viên giỏi luôn muốn được cấp trên công nhận năng lực và khích lệ, tạo điều kiện cho họ phát triển nghề nghiệp. Nếu bạn không kịp thời ghi nhận và trao thưởng xứng đáng cho đóng góp của họ đối với tập thể, nhân viên dễ sẽ nản lòng, không còn động lực để phấn đấu. Làm sao để tìm lại và duy trì động lực làm việc là điều quan trọng để mỗi người tạo nên những giá trị tích cực, tốt đẹp cho công ty cũng như sự nghiệp tương lai.
Trên đây là những lý do khiến bạn bị nhân viên ghét bỏ. Hãy dành thời gian và nhìn nhận lại bản thân xem mình có vướng phải điều nào ở trên không nhé. Một người lãnh đạo đúng nghĩa là phải biết nhìn nhận điểm sai trái của bản thân và sửa chữa sai trái đó. Muốn nhận được sự tôn trọng và tín nhiệm của nhân viên thì trước hết người đi đầu phải làm gương. Trong mọi tình huống, nhà lãnh đạo cũng cần phải xử lý khéo léo để người khác tâm phục khẩu phục. Vì vậy, biết cách xử lý thế nào với nhân viên thiếu tôn trọng mình sẽ giúp bạn lấy được thiện cảm và duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.