Nhân viên không tôn trọng, sếp xử lý thế nào?
11/11/2020 19:00
Là người quản lý, giám sát bộ phận hay giám đốc đôi khi khó có thể làm vừa lòng tất cả nhân viên. Sau một thời gian dài làm việc bạn nhận ra có một số nhân viên thiếu tôn trọng, có hành vi lệch lạc với mình. Dù nguyên nhân là gì đi chăng nữa cũng nên nắm vững các nguyên tắc sau để đối phó với kiểu nhân viên như vậy.
Quản lý nhân viên là một công việc không hề đơn giản mà là cả một nghệ thuật, cứng rắn hay mềm mỏng là sự lựa chọn của mỗi người quản lý, nhưng phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể để quyết định sử dụng phương pháp nào cho đúng, nhất là những nhân viên cứng đầu khó trị lại càng phải "lạt mềm buộc chặt" hơn.
MỤC LỤC:
I. Các lý do phổ biến khiến nhân viên không tôn trọng sếp
II. Xử lý như thế nào khi nhân viên thiếu tôn trọng?
III. Sa thải khi nhân viên thiếu tôn trọng liệu có hợp lý?
Cách xử lý với nhân viên thiếu tôn trọng cấp trên
I. Các lý do phổ biến khiến nhân viên không tôn trọng sếp
Làm sếp không phải lúc nào cũng là một trải nghiệm thoải mái và vui vẻ. Bạn có thể nắm trong tay rất nhiều quyền lực thế nhưng nó cũng sẽ đồng nghĩa với sự cô đơn. Bạn thậm chí còn phải đối mặt với sự thiếu tôn trọng của nhân viên nếu như không khéo léo trong cách quản lý hoặc phạm phải một trong những sai lầm khiến cho nhân viên không tôn trọng sếp như:- Không tạo cơ hội để nhân viên phát huy thế mạnh của bản thân.
- Chính bản thân bạn không tôn trọng nhân viên.
- Thể hiện mình là người không đáng tin cậy: không đi làm đúng giờ, không thực hiện lời hứa với nhân viên, liên tục thay đổi ý kiến,...
- Không đề cao nhân viên hoặc ít nhất là không thể hiện điều này để nhân viên có thể thấy được.
- Thường xuyên quy kết trách nhiệm, buộc tội nhân viên.
- Không quan tâm đến đời sống cá nhân của họ.
- Luôn đòi hỏi nhân viên phải đặt công việc lên hàng đầu nhưng lại không tạo điều kiện để họ cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
- Tự luyến, thường xuyên cho mình là nhất.
- Không có kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp tốt.
- Liên tục phàn nàn, không bao giờ tỏ ra hài lòng với nhân viên.
- Không chịu đối thoại, không cho nhân viên cơ hội được thể hiện quan điểm cá nhân.
Đọc thêm: Bí quyết để sếp lấy được lòng nhân viên
II. Xử lý như thế nào khi nhân viên thiếu tôn trọng?
1. Cho nhân viên cơ hội giải thích
Bạn không thể mong chờ nhân viên của mình sẽ thay đổi chỉ sau một đêm, vì thế cách tốt nhất là cho họ biết rằng bạn luôn sẵn sàng đón nhận những lời giải thích về hành vi thiếu tôn trọng kia bất cứ lúc nào, dù sớm hay muộn. Một khi nhân viên thực sự cảm nhận được họ có người lắng nghe và xác nhận thông tin họ đưa ra, có thể họ sẽ suy nghĩ lại và có hành vi cư xử đúng đắn hơn với sếp sau này.2. Giữ thái độ kiên định
Trước những hành động thiếu tôn trọng của mình, nhân viên sẽ có những lời bao biện cho chính mình. Dù bất kỳ lý do gì được đưa ra, vẫn không có lý do nào được coi là hợp lý để thực hiện hành động thiếu tôn trọng tại nơi làm việc. Vì thế trong vai trò nhà lãnh đạo, hãy giữ cho mình cái đầu lạnh và thật kiên định, đừng để những lời nói ngon ngọt làm bạn siêu lòng và dễ dàng tha thứ cho những hành vi đó.Nếu bạn cho phép nhân viên tiếp tục cư xử như vậy, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ mở ra cơ hội cho các nhân viên khác làm điều tương tự. Điều đó ảnh hưởng rất xấu đến văn hóa công ty.
Làm sao để nhân viên tôn trọng mình?
3. Biết lắng nghe
Khi nhân viên không tôn trọng sếp đừng vội vàng đưa ra đánh giá về người đó. Bạn nên có một cuộc trò chuyện riêng với họ. Một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng, chia sẻ sẽ là cách giải quyết vấn đề tốt nhất. Hãy thử đi tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề. Họ cư xử như vậy có thể do một thói quen từ trước hoặc họ nghĩ rằng đó là cách tốt nhất để đạt được những gì họ muốn tại công ty.Hãy ngồi lại với nhân viên của bạn và lắng nghe lời giải thích từ họ. Bằng cách lắng nghe, bạn đang cho phép nhân viên của mình không chỉ nói lên suy nghĩ cá nhân mà còn giúp làm rõ tình huống và thay đổi hành vi của nhân viên theo hướng tích cực.
4. Hãy tỉ mỉ quan sát
Từ việc quan sát các hành vi thiếu tôn trọng của nhân viên, giám đốc sẽ có cái nhìn toàn diện nhất về vấn đề. Sau đó có thể liệt kê ra các hành vi đó và móc nối chúng lại, lấy đó là "bằng chứng" được đưa trong cuộc đối thoại giữa bạn và nhân viên thiếu tôn trọng mình.Đọc thêm: Ứng xử thế nào với những vị sếp quá khắt khe, xét nét?
5. Thật khách quan
Cái nhìn khách quan và toàn diện sẽ khiến việc giải quyết vấn đề được thấu đáo nhất. Người lãnh đạo phải biết tách biệt cảm xúc cá nhân và đưa ra phương án giải quyết thấu tình đạt lí, đừng chỉ nhìn vấn đề một cách phiến diện. Nhiều khi cách cư xử thiếu tôn trọng kia xuất phát từ việc nhân viên bất đồng với cách quản lý của sếp. Lúc này, việc bạn cần làm là hãy tự đánh giá chính mình trước, sau đó mới suy xét đến thái độ cấp dưới. Sau khi suy xét vấn đề ở mọi góc độ, lúc đó mới đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất cho cả hai bên.III. Sa thải khi nhân viên thiếu tôn trọng liệu có hợp lý?
Sa thải một nhân viên thiếu tôn trọng mình không phải là việc làm hợp lý. Điều này sẽ chỉ thể hiện rằng bạn đang bế tắc trong cách quản lý và để lại sự phẫn nộ, thiếu tôn trọng đối với những người ở lại. Đây chỉ là cách giải quyết đường cùng, khiến cho mọi người cảm thấy rằng bạn chẳng còn cách nào khác hợp lý hơn để giải quyết và thậm chí là bạn đang lạm dụng uy quyền của mình.Việc bạn sa thải một nhân viên thiếu tôn trọng mình sẽ không làm cho những người ở lại tôn trọng bạn hơn. Ngược lại, họ sẽ mang trong mình tâm lý lo sợ, rằng họ cũng sẽ có thể bị sa thải bất cứ lúc nào nếu như tỏ ra coi thường sếp. Khi đó, họ sẽ lựa chọn cách thức im lặng, đồng ý với tất cả những gì bạn yêu cầu. Công ty khi đó sẽ không thể nào phát triển được.
Ngoài ra, bạn sẽ không thể biết được người nhân viên bị sa thải đó ra đi với tâm trạng như thế nào, họ có tác động gì tới suy nghĩ của những người ở lại hay không. Bên cạnh những người chọn im lặng để giữ chân trong công ty thì những người còn lại sẽ hình thành tâm lý chống đối. Điều này thậm chí còn tệ hại hơn cả việc giữ im lặng hay thiếu tôn trọng.
Có nên sa thải nhân viên thiếu tôn trọng mình?
Chính vì vậy, sa thải nhân viên không tôn trọng mình chưa bao giờ là cách thức hợp lý. Thay vào đó, hai bên hãy cùng ngồi lại và trao đổi thẳng thắn về những suy nghĩ của mình để cùng tìm ra hướng khắc phục.
Giải quyết như thế nào với những nhân viên thiếu tôn trọng mình là vấn đề mà nhiều nhà lãnh đạo "đau đầu". Bởi việc sa thải một nhân viên trong một tập thể đông người là điều đơn giản nhưng làm sao để họ tôn trọng mình, thay đổi bản thân và có cái nhìn tích cực theo hướng tốt mới là điều khó. Hy vọng với phương pháp xử lý mà JOBOKO chia sẻ trên đây, người lãnh đạo, cấp trên có thể tham khảo và áp dụng hợp lý để mọi việc trở nên tốt đẹp hơn.
Trong quá trình thực hiện công việc, vì những lỗi nào đó mà bạn không còn nhận được sự tin tưởng của cấp trên. Vậy làm gì khi sếp đã mất niềm tin nơi bạn? Những bí kíp lấy lại niềm tin từ sếp và đồng nghiệp sẽ được JOBOKO.com bật mí để mọi thứ của bạn sẽ trở về như trước đây. Việc có được niềm tin từ người khác không dễ nên bạn hãy biết trân trọng để không bao giờ tuột mất cơ hội nữa nhé.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.