Tháp nhu cầu Maslow là gì? Ý nghĩa các tầng bậc
Tháp nhu cầu Maslow là lý thuyết động lực trong tâm lý học, cho rằng 5 loại nhu cầu của con người quyết định hành vi của một cá nhân. Các nhu cầu này bao gồm nhu cầu thể lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu yêu thương và thuộc về, nhu cầu về lòng tự trọng và nhu cầu tự hiện thực hóa.
MỤC LỤC:
1. Tháp nhu cầu Maslow là gì?
2. Lịch sử hình thành tháp nhu cầu Maslow
3. Các tầng bậc của tháp nhu cầu Maslow
4. Nhu cầu bậc cao và nhu cầu bậc thấp
Những điều cần biết về tháp nhu cầu Maslow
1. Tháp nhu cầu Maslow là gì?
Tháp nhu cầu là lý thuyết tâm lý học giải thích về tâm lý của con người, vận động dựa trên những cấp bậc nhu cầu khác nhau. Theo lý thuyết này nhu cầu của người được hình thành theo từng cấp bậc khác nhau. Bắt đầu từ những nhu cầu cơ bản nhất cho đến những nhu cầu cao cấp hơn. Tháp nhu cầu Maslow có 5 tầng với tầng cao nhất là nhu cầu thể hiện bản thân.
Tháp nhu cầu thường được sử dụng để tham chiếu trong kinh doanh liên quan đến hành vi tổ chức và nguồn lực nhân sự.
Đọc thêm: SWOT là gì? Các bước thực hiện phân tích SWOT đúng cách
2. Lịch sử hình thành tháp nhu cầu Maslow
Hệ thống tháp nhu cầu Maslow là một lý thuyết tâm lý học của Abraham Maslow, được giới thiệu đầu tiên trong bài viết "A Theory of Human Motivation" xuất bản năm 1943. Sau đó vào năm 1954 Maslow đã hoàn thiện lý thuyết này trong cuốn sách của chính mình mang tên "Motivation and Personality". Kể từ đó cho đến nay, lý thuyết này luôn được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu xã hội, đào tạo quản lý và giáo dục tâm lý.
3. 5 cấp bậc tháp nhu cầu Maslow
Tháp nhu cầu của Maslow được chia ra làm 5 cấp bậc bắt đầu từ cấp bậc thấp nhất với nhu cầu cơ bản nhất của con người cho đến tầng cao nhất với những nhu cầu mang tính vĩ mô hơn. Theo tháp này, con người chỉ có thể vươn tới tầng bậc cao hơn khi nhu cầu ở tầng thấp hơn đã được đáp ứng.
Theo một quan điểm hiện đại, mặc dù những người thuộc tầng cao nhất trong tháp Maslow, động lực chủ yếu của họ là đáp ứng những nhu cầu về việc thể hiện bản thân nhưng những nhu cầu ở những tầng thấp hơn vẫn được họ quan tâm nhưng với cường độ thấp hơn.
3.1. Tầng 1 - nhu cầu về thể lý
Những nhu cầu về thể lý là cấp độ thấp nhất trong tháp nhu cầu của Maslow. Đây là những nhu cầu cơ bản nhất để đáp ứng sự sống của một con người như nơi ở, thức ăn, nước uống và các nhu cầu thiết yếu khác. Động lực của những người thuộc tầng thứ nhất này bắt nguồn từ nhu cầu sinh tồn của họ.
Ý nghĩa của từng tầng bậc trong tháp nhu cầu Maslow
3.2. Tầng 2 - nhu cầu về sự an toàn
Cấp độ thứ hai được đề cập trong tháp nhu cầu của Maslow là những nhu cầu về sự an toàn của con người. Động lực của những người thuộc tầng này xuất phát từ nhu được bảo vệ bởi pháp luật khỏi những vấn đề nguy hiểm khó đoán trong cuộc sống.
Chẳng hạn để có thể tìm thấy sự bình ổn và an toàn về tinh thần con người trước hết phải đáp ứng được sự an toàn và bình ổn về thể chất. Điều này có nghĩa là họ phải được bảo vệ bởi an toàn khỏi các yếu tố nhu bạo lực, sức khỏe, hay sự đe dọa của bệnh tật. Ngoài ra một cá nhân cần phải được đáp ứng sự an toàn về kinh tế để có thể sống và phát triển trong xã hội hiện đại. Điều này có nghĩa họ cần được đáp ứng đầy đủ những như cầu về công việc và thu nhập.
3.3. Tầng 3 - nhu cầu yêu thương và thuộc về
Tầng thứ ba trong tháp nhu cầu mà Maslow đề cập đến những nhu cầu về mối quan hệ xã hội và tình cảm của con người. Tầng này đề cập đến các mối quan hệ của con người như tình bạn, tình yêu, gia đình và các mối quan hệ khác trong xã hội.
Chúng ta biết rằng mỗi người là sự hòa hợp của tổng thể các mối quan hệ, chính vì vậy con người cần có những mối quan hệ này và tình cảm này để duy trì cảm giác an toàn và có nơi để thuộc về. Một khi nhu cầu về tình cảm không được đáp ứng con người sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề về tâm lý như cô đơn, trầm cảm.
3.4. Tầng 4 - nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu được tôn trọng là tầng thứ tư mà Maslow đề cập trong tháp của mình. Sau khi được đáp ứng những nhu cầu về tâm lý, tình cảm, con người thường có xu hướng mong muốn được đáp ứng những nhu cầu về sự tôn trọng. Ở cấp độ này con người mong muốn được người khác chấp nhận và coi trọng.
Maslow đã chia nhu cầu được tôn trong thanh hai loại đó là mong muốn nhận được sự tôn trọng của người khác và nhận được sự tôn trọng của chính mình. Uy tín và danh tiếng những yếu tố giúp một người nhận được sự tôn trọng từ người khác, trong khi đó sự tôn trọng từ chính mình thường xuất phát từ chân giá trị, sự tự tin và sự độc lập mà mỗi cá nhân tỏa ra.
3.5. Tầng 5 - nhu cầu thể hiện bản thân
Mức độ cuối cùng trong tháp nhu cầu mà Maslow đề cấp đến đó là nhu cầu thể hiện bản thân. Nhu cầu thể hiện bản thân xuất pháp từ việc mỗi cá nhân nhận thức được rõ ràng về giá trị và tiềm năng của chính mình. Ở tầng này, con người thường có xu hướng mong muốn trở thành người xuất sắc nhất có thể.
Những cách thể hiện nhu cầu thể hiện bản thân:
- Tích lũy kinh nghiệm.
- Không ngừng học hỏi.
- Ứng dụng kĩ năng, kiến thức và tài năng.
- Theo đuổi đam mê.
- Tìm kiếm niềm vui.
Đọc thêm: DISC là gì? tìm hiểu tính cách, nghề nghiệp theo biểu đồ DISC
4. Nhu cầu bậc cao và nhu cầu bậc thấp
Maslow đã phân tháp nhu cầu của mình thành 2 cấp bậc đó là nhu cầu bậc cao (nhu cầu tăng trưởng) và nhu cầu bậc thấp (nhu cầu cân bằng thiếu hụt).
Điểm khác nhau cơ bản giữa hai cấp độ nhu cầu này đó là sự thay đổi động lực và đối tượng đáp ứng của mỗi cấp độ. Với nhu cầu bậc cao, động lực tăng sẽ thỏa mãn nhu cầu tăng trưởng và ngược lại, với nhu cầu bậc thấp, động lực giảm nhu cầu cân bằng thiếu hụt sẽ được đáp ứng.
Sự khác biệt giữa nhu cầu bậc cao và nhu cầu bậc thấp trong tháp nhu cầu Maslow
Như Joboko.com đã đề cập ở trên, nhu cầu thể hiện bản thân là nhu cầu bậc cao bởi ở tầng này, con người chủ yếu đáp ứng những nhu cầu mang tính nâng cao. Nhu cầu này xuất phát từ mong muốn trở nên hoàn thiện và tốt hơn của mỗi người. Khi một người đáp ứng được nhu cầu bậc cao, động lực của họ lại tăng cao hơn và họ lại muốn trở thành cá nhân xuất sắc và ưu tú hơn.
Mặt khác, nhu cầu bậc thấp là những nhu nằm phía dưới nhu cầu thể hiện bản thân trong tháp nhu cầu của Maslow: nhu cầu thể lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm và nhu cầu được tôn trọng. Việc đáp ứng những thiếu hụt mà con người đang gặp phải là những gì mà một người thuộc nhu cầu bậc thấp đang hướng đến. Khi những thiếu hụt của con người được đáp ứng, động lực thúc đẩy họ đạt được những nhu cầu này sẽ giảm xuống.
Nắm được tháp nhu cầu Maslow là gì sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp rất nhiều, nhất là trong lĩnh vực marketing. Từ đây các nhà marketing có thể biết được khả năng của mình để thu hút ít nhất một trong những động lực thúc đẩy.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.