Top những ngành nghề không bao giờ lo thất nghiệp
Lựa chọn công việc đã khó, lựa chọn một ngành nghề để theo đuổi còn khó hơn, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao đến mức kỷ lục do tác động của đại dịch. Tuy nhiên, đây mới chỉ là "bề nổi của tảng băng chìm". Trong điều kiện khó khăn, vẫn có những ngành nghề bứt phá vươn lên và tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người lao động như công nghệ, y tế, chăm sóc sức khỏe, thương mại điện tử,...
MỤC LỤC:
1. Thương mại điện tử
2. Vận tải và logistics
3. Công nghệ thông tin
4. Y tế và chăm sóc sức khỏe
5. Xây dựng và bất động sản
Những ngành nghề nào có triển vọng phát triển tốt trong tương lai?
Top những ngành nghề không bao giờ lo thất nghiệp
1. Thương mại điện tử
Dịch bệnh và dãn cách xã hội đã dẫn đến thay đổi lớn trong hành vi người dùng, thúc đẩy sự phát triển của ngành thương mại điện tử. Hầu hết các nền tảng mua sắm trực tuyến đều chứng kiến sự tăng trưởng chóng mặt trong thời gian vừa qua. Cụ thể, số lượng đơn hàng, đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu như đồ ăn, quần áo, thuốc thang,... không ngừng tăng lên. Và trong khi nhiều cửa hàng, doanh nghiệp buộc phải đóng cửa vì làm ăn thua lỗ thì những nền tảng này lại liên tiếp mở rộng quy mô và tuyển dụng nhân lực.
Ngay cả khi đại dịch toàn cầu được kiểm soát thì thương mại điện tử cũng vẫn sẽ tồn tại bởi mua sắm trực tuyến gần như đã trở thành một thói quen trong đại bộ phận người tiêu dùng. Thương mại điện tử phát triển cũng kéo theo nhu cầu tuyển dụng các vị trí như lập trình viên, chăm sóc khách hàng, marketing, nhân viên đóng gói, shipper,...
Đọc thêm: Thương mại điện tử: Liệu có hot và thu nhập tốt không?
2. Vận tải và logistics
Nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng lớn cũng là lúc mà các doanh nghiệp vận tải và logistics cần phải bổ sung nguồn nhân lực cho mình để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển một cách an toàn, đến đúng thời gian và địa điểm quy định. Chính bởi thế mà nhu cầu tuyển dụng nhân lực các vị trí như quản lý chuỗi cung ứng, quản lý kho hàng, shipper (giao hàng bằng cả xe máy và ô tô) .... sẽ ngày càng lớn và hứa hẹn tạo ra nhiều việc làm tốt, lương cao cho người lao động.
3. Công nghệ thông tin
Không chỉ "lên ngôi" giữa đại dịch mà thực chất ngành công nghệ đã thể hiện sự phát triển đáng kinh ngạc của mình trong suốt những năm qua khi mà ngày càng có nhiều công ty, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh để giải quyết khó khăn và thích nghi trong xã hội mới.
Công nghệ thông tin cũng là một lĩnh vực vô cùng đa dạng với rất nhiều công việc khác nhau, cho những người với trình độ chuyên môn và bằng cấp khác nhau. Bạn có thể trở thành một lập trình viên, chuyên gia an ninh mạng, kỹ thuật phần mềm, IT helpdesk, .... Mỗi vị trí công việc sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên, để thực sự thành công, có mức lương cao và vị trí đáng ngưỡng mộ trong ngành, bạn cần am hiểu kiến thức chuyên môn cũng như trau dồi nhiều kinh nghiệm thực tế.
4. Y tế và chăm sóc sức khỏe
Điều kiện sống ngày càng được nâng cao cũng là lúc nhu cầu dành cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng lớn. Chính điều này đã khiến cho nhu cầu nhân lực của ngành này luôn duy trì ở mức cao. Sự xuất hiện của COVID-19 một lần nữa đã khẳng định tầm quan trọng của việc đầu tư vào lĩnh vực y tế vì một xã hội khỏe mạnh. Điều này cũng đồng nghĩa với những cơ hội nghề nghiệp vô cùng rộng mở dành cho bạn ở phía trước - từ bác sĩ, y tá, điều dưỡng cho đến kỹ thuật viên y tế, v.v.
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng mang đến nhiều cơ hội việc làm tốt
5. Xây dựng và bất động sản
Mặc dù trong năm xảy ra đại dịch, số lượng các dự án xây dựng ở nhiều lĩnh vực hầu như đều giảm nhưng tỷ lệ dự án xây nhà ở, nhà ở xã hội và nhà được bán ra vẫn ở mức cao. Tình hình kinh tế nhiều biến động nên có nhiều người phải bớt bất động sản trong khi một số người khác có tiền lại mua đầu tư, chờ thời.
Do vậy, trái với suy nghĩ của nhiều người rằng ngành xây dựng bất động sản sẽ bị tác động tiêu cực thì nó lại đang vươn lên mạnh mẽ. Các nhà thầu nhận nhiều công trình, dự án hơn; tuyển dụng lao động nhiều hơn, từ các vị trí như công nhân, kỹ sư, nhân viên kỹ thuật, thiết kế cho tới các vị trí quản lý như chỉ huy trưởng, quản lý dự án,...
Khách quan mà nói thì những ngành này có khả năng "chống chọi" với các tác động từ bên ngoài, dù là đại dịch toàn cầu hay suy thoái kinh tế tốt hơn so với những lĩnh vực khác. Và, nếu như bạn đang tìm kiếm một công việc lý tưởng, không bao giờ sợ thất nghiệp dù cho xã hội có biến động theo chiều hướng nào thì hãy xem xét 5 ngành mà Joboko.com vừa đề cập phía trên. Đừng quên luôn trau dồi kiến thức và phát triển bản thân để đáp ứng được các yêu cầu mà những công việc này đòi hỏi bạn nhé!
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.