Nghề lập trình viên trong thời đại số - nhiều việc tốt, lương cao, không lo thất nghiệp
Lập trình viên (programer/ developer/ coder) là những người có chuyên môn và kỹ năng kỹ thuật để tạo ra các phần mềm, công cụ, website,... phục vụ công việc, giải trí và các tiện ích cho cuộc sống. Trong số các việc làm công nghệ, lập trình viên các vị trí là vai trò phổ biến nhất, nhu cầu tuyển dụng chưa bao giờ "hạ nhiệt" và mức lương của lập trình viên cũng tương đối cao.
MỤC LỤC:
1. Tổng quan về nghề lập trình viên
2. Các vị trí việc làm lập trình viên
3. Học gì ra làm lập trình viên?
4. Mức lương lập trình viên
5. Đánh giá cơ hội phát triển, thăng tiến với nghề lập trình viên
6. Thách thức khi theo nghề lập trình
7. Kinh nghiệm xin việc lập trình viên
Nghề lập trình viên có cơ hội việc làm thế nào?
1. Tổng quan về nghề lập trình viên
Lĩnh vực CNTT nói chung và nghề lập trình viên nói riêng ở Việt Nam phát triển mạnh khoảng 2 thập kỷ gần đây, tạo ra số lượng lớn công ăn việc làm cho lao động có trình độ. Xu hướng thể hiện qua việc ngày càng nhiều bạn trẻ lựa chọn thi và theo học các ngành CNTT và tìm việc làm trong lĩnh vực.
Theo ước tính, trong khoảng 10 năm tới, nhu cầu tuyển lập trình viên, kỹ sư phần mềm,... vẫn tiếp tục tăng. Nhân sự của ngành đóng vai trò chính trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số cũng đồng thời thúc đẩy nhiều startup, doanh nghiệp mở rộng phát triển, từ đó tuyển dụng nhiều hơn nhân sự có bằng cấp, chứng chỉ và kinh nghiệm.
Đọc thêm: Top ngôn ngữ lập trình hiện đại nhất mà lập trình viên nên học
2. Các vị trí việc làm lập trình viên
"Dạo qua" các kênh tìm việc làm, bạn có thể thấy một thực tế là đa số các nhà tuyển dụng khi đăng tin tuyển lập trình viên không thường để chức danh là "lập trình viên" mà họ sẽ cụ thể hơn với các vị trí việc làm như:
2.1. Việc làm lập trình viên theo ngôn ngữ lập trình, sản phẩm đích
Tính theo ngôn ngữ lập trình cụ thể và/ hoặc mục đích các sản phẩm lập trình (website, app, game,...) thì có các công việc lập trình viên sau:
- Lập trình viên PHP.
- Lập trình viên .NET.
- Lập trình viên Java.
- Lập trình viên C#.
- Lập trình viên Web.
- Lập trình viên iOS.
- Lập trình viên Android.
- Lập trình viên game.
- Lập trình viên front-end.
- Lập trình back-end.
- Lập trình viên mảng data (dữ liệu).
- Lập trình viên AI.
Dựa theo ngôn ngữ lập trình, lập trình viên bao gồm đa dạng vị trí
2.2. Việc làm lập trình viên theo kinh nghiệm
Tính theo số năm kinh nghiệm, sẽ có các vị trí lập trình viên là:
- IT intern/ Thực tập sinh lập trình.
- IT Fresher (lập trình viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm).
- Junior Developer (lập trình viên ít kinh nghiệm).
- Senior Developer (lập trình viên nhiều kinh nghiệm, có chuyên môn cao).
2.3. Các vai trò khác
Đầu tiên, từ vị trí lập trình viên, bạn có thể đặt mục tiêu thăng tiến lên các vai trò khác như:
- Quản lý dự án (CNTT).
- Trưởng nhóm lập trình/ Trưởng nhóm CNTT.
- Trưởng phòng CNTT.
- Giám đốc CNTT (CTO).
Ngoài ra còn có một số công việc khác liên quan đến vai trò lập trình viên (thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin như:
- IT Helpdesk.
- Quản trị mạng.
- Kỹ sư hệ thống.
- Kỹ sư phần mềm.
- Nhân viên IT.
- Kiến trúc sư phần mềm.
- Nhân viên/ Chuyên viên QA.
- Nhân viên/ Chuyên viên QC...
Các vị trí kể trên đều ít nhiều yêu cầu bạn biết về ngôn ngữ lập trình, cách vận hành hệ thống CNTT, website,... và nếu muốn chuyển sang chuyên về lập trình viên thì bạn có thể chỉ cần học các chương trình đào tạo lập trình từ xa, học lấy chứng chỉ...
3. Học gì ra làm lập trình viên?
Để tìm việc làm lập trình viên, bạn cần có bằng cấp chuyên môn các chuyên ngành sau:
- Công nghệ thông tin.
- Khoa học máy tính.
- Kỹ thuật phần mềm.
- Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu.
- Công nghệ phần mềm.
- Kỹ thuật máy tính.
- Kỹ thuật mạng.
- Hệ thống quản lý thông tin.
- Robot và Trí tuệ nhân tạo.
Bên cạnh đó, các bạn học những chuyên ngành kỹ thuật như Cơ - Điện tử, Điện tử viễn thông,... cũng có thể biết và thành thạo ngôn ngữ lập trình vì trong chương trình học có đào tạo và cũng dễ học lấy chứng chỉ lập trình.
Những vị trí Hot cho ứng viên ứng tuyển khi theo học Lập trình viên
4. Mức lương lập trình viên
Trung bình, một lập trình viên sẽ nhận lương khoảng 15 - 20 triệu/ tháng với trên 2 năm kinh nghiệm. Trong khi đó, mức lương khởi điểm của bạn sẽ từ tầm 8 - 12 triệu/ tháng, cao nhất lên tới 40 triệu/ tháng (với hầu hết các vai trò lập trình). Đối với một số vị trí lập trình viên như lập trình viên AI chẳng hạn thì thu nhập triển vọng sẽ cao hơn do nhu cầu tuyển gia tăng mà ứng viên đáp ứng được yêu cầu thì chưa nhiều.
Đánh giá khách quan, mức lương lập trình viên tại Việt Nam khá cao, cạnh tranh hơn đa số công việc khối kỹ thuật khác (ở cùng một mức độ kinh nghiệm). Tuy nhiên, so với thế giới thì vẫn chưa thực sự tương đồng. Dù vậy, đây là một nghề nghiệp tiềm năng, có triển vọng thăng tiến và gia tăng thu nhập.
5. Đánh giá cơ hội phát triển, thăng tiến với nghề lập trình viên
Đầu tiên, một lập trình viên có cơ hội thăng tiến lên trưởng nhóm, trưởng phòng và giám đốc CNTT - điều kiện là bạn phải có bằng cấp, kinh nghiệm và các dự án nổi bật, sau đó là cho thấy khả năng lãnh đạo, quản lý ngân sách và quản lý dự án. Điều đặc biệt là lĩnh vực CNTT nói chung không quá coi trọng kinh nghiệm, nghĩa là nếu bạn đủ xuất sắc thì dù trẻ tuổi vẫn có thể đảm nhiệm các vai trò quản lý.
Cùng với đó, là một lập trình viên, ngoài công việc chính bạn còn có cơ hội kiếm thêm thu nhập với các dự án bên ngoài, làm freelancer, tự khởi nghiệp,...
6. Thách thức khi theo nghề lập trình
Bên cạnh một "loạt" các ưu điểm như làm lập trình viên lương cao, lập trình viên dễ xin việc, lập trình viên dễ thăng tiến,... thì các lập trình viên cũng phải đối diện với những thách thức đáng kể như:
- Xu hướng công nghệ thay đổi không ngừng, bạn buộc phải có khả năng học hỏi, thích nghi nhanh chóng nếu không muốn bị đào thải.
- Học máy, internet vạn vật,... khiến máy móc, robot ngày càng thông minh và thực hiện được nhiều nhiệm vụ thay cho con người. Nhiều mối lo ngại cho rằng có thể đến một lúc nào đó, robot với trí tuệ nhân tạo "đỉnh cao" sẽ thay thế các lập trình viên - nghĩa là trừ khi bạn đủ giỏi, nếu không thì biết đâu sẽ bị chính các sản phẩm công nghệ khiến mất việc.
- Công việc lập trình thường phải đối diện với deadline, ngồi trước màn hình máy tính thời gian dài nên không tốt cho sức khỏe.
- Ngày càng có nhiều nhân sự gia nhập ngành, từ đó dẫn đến cạnh tranh nhiều hơn, khó tìm được việc làm lập trình viên ở môi trường tốt, được trả lương cao hơn trước đây.
Khó khăn ứng viên theo đuổi nghề lập trình phải đối mặt
Đọc thêm: Học Laravel làm gì? Tại sao lập trình viên PHP đều nên học Laravel?
7. Kinh nghiệm xin việc lập trình viên
Khi bạn xin việc lập trình viên, nhà tuyển dụng sẽ chủ yếu tập trung vào đánh giá năng lực chuyên môn, các kỹ năng kỹ thuật hơn là kỹ năng mềm. Mặc dù vậy, bạn vẫn sẽ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ từ khi tạo CV, tìm việc, phỏng vấn.
Những kinh nghiệm xin việc lập trình viên được JobOKO tóm tắt sau đây sẽ là bản hướng dẫn để bạn tự tin, sẵn sàng cho cơ hội việc làm của mình.
- Tạo, cập nhật CV xin việc lập trình viên: Mẫu CV xin việc lập trình viên phù hợp là mẫu đơn giản (cho ứng viên ít kinh nghiệm), mẫu chuyên nghiệp (với ứng viên nhiều kinh nghiệm). Nhìn chung, màu sắc CV nên nhã nhặn, font chữ dễ đọc, bố cục gọn gàng là đủ. Nhà tuyển dụng muốn thông qua CV để đánh giá một phần về khả năng tư duy logic, cách sắp xếp thông tin của ứng viên.
Đối với mặt nội dung CV xin việc lập trình viên, bạn nên tập trung vào: Học vấn, chứng chỉ, kinh nghiệm và kỹ năng kỹ thuật. Nếu có trình độ ngoại ngữ tốt, đừng quên viết vào CV bạn nhé, vì thông thường lập trình viên có tiếng Anh, tiếng Nhật,... tốt thì dễ được mời nhận việc với mức lương cao.
- Tìm việc làm lập trình viên: Cơ hội nghề nghiệp lập trình ở các công ty startup, công ty nhỏ và vừa sẽ có sự khác biệt so với ở doanh nghiệp lớn, đương nhiên mức lương cũng sẽ tương tự. Căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm và mục tiêu cá nhân, bạn có thể tìm việc lập trình viên ở các công ty chuyên phát triển các sản phẩm công nghệ khác nhau, ví dụ như web, lập trình game hay lập trình ứng dụng di động.
Cho dù mục tiêu của bạn là ứng tuyển vào công ty như thế nào thì nền tảng kết nối nhân sự toàn diện JobOKO cũng cung cấp cho bạn tất cả các cơ hội việc làm lập trình viên phù hợp, dành cho fresher, junior developer hay senior developer, hay cả các vai trò quản lý.
Số lượng việc làm lập trình viên nói riêng và các ngành nghề, lĩnh vực khác nói chung trên JobOKO đa dạng nhất do nền tảng đưa công nghệ lõi Job Search Engine vào thu gom tất cả việc làm trên internet và lọc tránh trùng lặp trước khi hiển thị trên trang. Nhiều việc làm, nhiều cơ hội, đặc biệt là cơ hội việc làm lập trình viên tại các công ty lớn, công ty nước ngoài với mức lương cao.
- Cân nhắc làm portfolio các dự án phát triển web, sản phẩm phần mềm: Trường hợp bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm làm lập trình viên, tham gia các dự án lớn hoặc có danh tiếng tốt, nhiều lượt tải trên kho ứng dụng,... thì cũng có thể làm portfolio để "khoe" thành tích nổi bật của mình.
- Chuẩn bị và tham gia phỏng vấn lập trình viên: Chuẩn bị cho các câu hỏi phỏng vấn lập trình viên hay gặp, chuẩn bị lời giới thiệu bản thân và sẵn sàng cho những bài kiểm tra IQ, tiếng Anh,... sẽ giúp bạn tự tin hơn khi phỏng vấn lập trình viên. Năng lực thực sự của bạn sẽ thể hiện ở khả năng tư duy, thích nghi với môi trường mới và việc tìm ý tưởng cho các sản phẩm mới - những điều không thể hiện hết được trong phỏng vấn nhưng bạn vẫn cần chú ý.
Lập trình viên là một nghề nghiệp thú vị, cạnh tranh, vừa mang "màu sắc" của một ngành kỹ thuật đi đầu lại vừa cho phép bạn sáng tạo. Chọn cho mình một vài ngôn ngữ lập trình bạn thích nhất và giỏi nhất và bắt đầu hành trình xây dựng sự nghiệp rực rỡ cho riêng mình!
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.