Trả lời thế nào khi NTD hỏi lý do chuyển ngành?
Nếu không trình bày lý do một cách rõ ràng và thuyết phục, nhà tuyển dụng có thể nghi ngờ về mục tiêu nghề nghiệp của bạn và cảm thấy bạn không phải là một ứng viên tiềm năng. Trước câu hỏi "lý do bạn muốn chuyển ngành", phải làm thế nào đây?
Khi nhà tuyển dụng hỏi lý do thay đổi công việc, nên trả lời như thế nào?
MỤC LỤC:
I. Tại sao NTD thích hỏi "lý do bạn muốn chuyển ngành?
II. 3 bước trả lời lý do chuyển ngành thuyết phục nhất
III. NTD có gặng hỏi cũng không nên nói những lý do này
Tâm lý khi thay đổi công việc của ứng viên thường là lo lắng, tự ti vì bản thân không có đủ kỹ năng và kinh nghiệm cho vị trí ứng tuyển. Tại sao nhà tuyển dụng thích hỏi lý do bạn muốn chuyển ngành và làm thế nào để vượt qua ải khó khăn này?
I. Tại sao NTD thích hỏi "lý do bạn muốn chuyển ngành?"
Câu hỏi "tại sao em lại làm trái ngành" thường được nhà tuyển dụng đặt ra trong quá trình phỏng vấn để hiểu rõ hơn về mục tiêu nghề nghiệp, sự phù hợp của ứng viên với vị trí công việc mới. Cụ thể:
Đánh giá mục tiêu nghề nghiệp
Nhà tuyển dụng muốn biết liệu ứng viên có động lực mạnh mẽ để thay đổi ngành nghề hay không. Việc hiểu rõ mục tiêu nghề nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng thích nghi và cam kết của ứng viên trong môi trường mới.
Đánh giá sự phù hợp
Lý do bạn muốn chuyển ngành là câu hỏi phỏng vấn phổ biến, giúp nhà tuyển dụng đánh giá xem ứng viên có thích hợp và hiểu rõ về ngành nghề định chuyển hướng, hay chỉ "ứng tuyển bừa" vì chưa tìm được việc làm phù hợp.
II. 3 bước trả lời lý do thay đổi công việc thuyết phục nhất
1. Thẳng thắn, trung thực về sự lựa chọn của bạn
Khi trả lời câu hỏi về lý do không chọn công việc liên quan đến ngành đã học, nhà tuyển dụng đánh giá rất cao về sự trung thực của ứng viên. Bạn có thể chia sẻ rằng sau thời gian học tập, làm việc thực tế trong ngành, bản thân cảm thấy không phù hợp với ngành đó.
2. Nhấn mạnh những điểm tích cực mà ngành mới mang lại
Để đối phó với câu hỏi "tại sao bạn muốn thay đổi công việc", hãy bắt đầu bằng việc nêu về lý do tại sao bạn lại bị cuốn hút bởi ngành mới và lợi ích của việc thay đổi công việc. Dưới đây là những điểm tích cực mà nhà tuyển dụng có xu hướng quan tâm nhất:
- Sự phát triển nhanh chóng của ngành
- Cơ hội học hỏi liên tục
- Sự đóng góp tích cực của ngành đó đối với xã hội
Ví dụ: Nếu học ngôn ngữ Anh nhưng lại quan tâm đến ngành Marketing, bạn hãy bày tỏ sự hứng thú khi được lên kế hoạch, thực hiện các chiến lược tiếp thị mới, được làm việc trong một môi trường năng động.
Đừng quên nhấn mạnh bạn học được gì từ công việc cũ. Chẳng hạn, kiến thức nền tảng của bạn là sử dụng tiếng Anh thành thạo, hãy nhấn mạnh rằng nó sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả trong môi trường làm việc đa văn hóa.
3. Chứng minh sự nghiêm túc và chuẩn bị của bạn
Để chứng minh sự nghiêm túc và chuẩn bị kỹ lưỡng khi muốn chuyển ngành, hãy nói về những hành động cụ thể mà bạn đã thực hiện, chẳng hạn như tham gia các khóa học ngắn, đọc các tài liệu chuyên ngành.
Ví dụ: Theo học ngôn ngữ Anh và bạn mong muốn được làm việc với vị trí chuyên viên Marketing, bạn có thể chứng minh sự nghiêm túc của mình như sau:
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành ngôn ngữ Anh tại trường [Tên trường], tôi đã tham gia một khóa học trực tuyến kéo dài 3 tháng về Marketing để hiểu rõ hơn về lĩnh vực này. Bên cạnh khóa học online, tôi cũng tìm tòi và nghiên cứu các tài liệu, sách báo về Marketing để nắm bắt kiến thức cơ bản và những xu hướng mới.
Đọc thêm: Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn bao pass
3 bước trả lời câu hỏi phỏng vấn trái ngành, lý do xin chuyển việc thuyết phục nhất
III. NTD có gặng hỏi cũng không nên nói những lý do này
Khi được hỏi về lý do thay đổi công việc, bạn cần tránh nói những điều này nếu không muốn tạo ác cảm với nhà tuyển dụng.
Công việc cũ không ổn định, không có tương lai
Điều cấm kỵ thứ nhất là tránh nói về những lý do tạm thời hoặc không ổn định. Nói rằng công việc cũ không ổn định có thể làm nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là người thiếu kiên nhẫn, khiến họ nghi ngờ về năng lực của bạn.
Đồng nghiệp toxic, không hợp văn hóa công ty
Nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên không chỉ qua kỹ năng chuyên môn mà còn qua tính cách và thái độ làm việc. Nếu nhận thấy ứng viên có thái độ tiêu cực hoặc không thích hợp với môi trường làm việc, NTD có thể loại bỏ ứng viên này ra khỏi danh sách ứng viên tiềm năng. Vì vậy, tuyệt đối không được đề cập các vấn đề liên quan đến cấp trên hay đồng nghiệp ở công ty cũ, đặc biệt khi muốn chuyển ngành.
Cách bạn trả lời câu hỏi về lý do thay đổi công việc có ảnh hưởng rất lớn đến ấn tượng của nhà tuyển dụng. Hãy chuẩn bị trước câu hỏi phỏng vấn và trả lời một cách thông minh nhé, chúc bạn sớm tìm được việc làm ưng ý!
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.