Trả lời thế nào khi nhà tuyển dụng hỏi "Thế mạnh của bạn là gì?"
Ranh giới giữa việc tự tin và tự cao rất mong manh do đó có rất nhiều người né tránh việc nói về thế mạnh của mình vì sợ bị đánh giá là khoe khoang hay kiêu ngạo. Song trong buổi phỏng vấn tuyển dụng, một trong những câu hỏi phỏng vấn được sử dụng phổ biến nhất là "Thế mạnh của bạn là gì?". Vậy các ứng viên phải trả lời câu hỏi này như thế nào để gây ấn tượng và thuyết phục được nhà tuyển dụng?
MỤC LỤC:
I. Tại sao nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này?
II. Cách trả lời câu hỏi "Thế mạnh của bạn là gì?"
Cách trả lời câu hỏi về thế mạnh bản thân của nhà tuyển dụng
I. Tại sao nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này?
Trong quá trình phỏng vấn, nếu như ứng viên đặt ra các câu hỏi để hiểu rõ hơn về công việc và môi trường làm việc của mình nếu trúng tuyển thì mục đích của các nhà tuyển dụng cũng tương tự như vậy. Họ muốn tìm hiểu thêm về ứng viên để xác định xem bạn có phải là ứng viên phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển dụng hay không. Họ muốn xem cách bạn thể hiện bản thân dưới áp lực của buổi phỏng vấn cũng như cách bạn tự nhận thức về ưu điểm của mình.
Khi hỏi "Thế mạnh của bạn là gì?", nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xem bạn tự đánh giá, nhận định thế nào về bản thân mình. Bạn tự tin nhất vào điều gì? Khả năng và giới hạn của bạn đến đâu? Từ đó, họ sẽ có cái nhìn đầy đủ, chính xác hơn về bạn như một ứng viên lý tưởng cho vai trò bạn ứng tuyển (hoặc không).
II. Cách trả lời câu hỏi "Thế mạnh của bạn là gì?"
1. Lựa chọn ưu điểm
Nếu chưa biết ưu điểm của mình là gì, hãy lập một danh sách những việc bạn có thể hoàn thành một cách nhanh chóng và có hiệu quả cao. Bạn cũng có thể chọn những thế mạnh khác biệt so với số đông. Điều này sẽ khiến bạn nổi bật hơn các ứng viên còn lại.
Đừng quên xem lại tin tuyển dụng để tìm ra những kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu ở ứng viên. Họ có đề cập đến kỹ năng giao tiếp, tổ chức hay lãnh đạo không? Sau đó, bạn hãy viết 3 đến 4 từ khóa liên quan, chẳng hạn như giao tiếp, thuyết trình, phân tích,... Sau đó hãy đối chiếu danh sách ưu điểm của bạn với những từ khóa trên. Bạn chỉ cần chọn một hoặc hai thế mạnh để trình bày trong cả buổi phỏng vấn.
Giữa các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, bạn nên ưu tiên các kỹ năng mềm bởi đó là những kỹ năng mà không phải ai cũng sở hữu trong khi bạn hoàn toàn có thể trau dồi thêm các kỹ năng cứng. Phần lớn mọi người đều có thể học các kỹ năng cứng như tin học văn phòng nhưng không phải ai cũng biết cách trò chuyện với một khách hàng, đặc biệt là khi họ có vẻ như đang tức giận.
Đọc thêm: Ứng phó thế nào với câu hỏi "Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?"
2. Cách trả lời câu hỏi
Khi trình bày thế mạnh của mình, hãy lấy ví dụ cụ thể thời gian và cách mà bạn áp dụng chúng vào công việc. Bạn phải chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn không chỉ có ưu điểm mà bạn còn biết cách sử dụng chúng. Nếu như thế mạnh của bạn là thiết kế web, hãy đưa ra một số trang web bạn từng thiết kế hoặc các ý tưởng có liên quan.
Một phương pháp mà bạn có thể áp dụng khi phân tích thế mạnh của mình là trước tiên hãy nêu một vấn đề bạn gặp phải, sau đó nêu cách mà bạn giải quyết và kết quả bạn đạt được. Bạn nên đi sâu vào việc phân tích để tránh tình trạng câu trả lời quá ngắn như "Thế mạnh của tôi là kỹ năng tổ chức, tôi có thể sắp xếp và hoàn thành công việc theo đúng lịch trình".
Đọc thêm: Mẹo đối phó với những câu hỏi "kỳ quặc" khi phỏng vấn
Biết cách trả lời về điểm mạnh khéo léo sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
Bạn cũng nên trung thực khi trả lời câu hỏi này bởi các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng phát hiện ra bạn đang nói dối thông qua một số câu hỏi đi kèm. Ngay cả khi bạn vượt qua vòng phỏng vấn, họ cũng sẽ phát hiện ra lời nói dối của bạn trong quá trình làm việc.
Một điểm các ứng viên cần ghi nhớ là cách bạn trình bày vấn đề quan trọng hơn nội dung của câu trả lời. Hãy diễn đạt câu trả lời của mình một cách rõ ràng. Việc nói lắp hay trình bày ý lộn xộn có thể dễ dàng khiến bạn mất điểm.
Buổi phỏng vấn là một trong những bước quan trọng nhất quá trình tuyển dụng. Để trúng tuyển, ứng viên cần phải đưa ra những câu trả lời khéo léo thuyết phục được các nhà tuyển dụng. Cho dù câu hỏi của phía đại diện công ty có phức tạp thế nào, chỉ cần bạn tự tin dành thời gian chuẩn bị, chắc chắn bạn sẽ có thể vượt qua một cách dễ dàng. Chúc bạn thành công trong quá trình tìm việc làm!
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.