Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng?
Trong quá trình tuyển nhân sự, nhà tuyển dụng cũng thường đăng tải thông tin liên quan đến vị trí kèm theo link website công ty hay một số thành tích nổi bật đạt được để thu hút ứng viên đồng thời giúp ứng viên có thể đánh giá tổng quan văn hóa công ty như thế nào, có phù hợp hay không.
MỤC LỤC:
I. Văn hóa doanh nghiệp là gì?
II. Tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng?
Văn hóa doanh nghiệp là một chủ đề được hầu hết các công ty quan tâm.
I. Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp hay văn hóa công ty có thể được định nghĩa là tập hợp các giá trị, mục tiêu, thái độ và thực hành "đặc trưng" được chia sẻ trong một tổ chức hay công ty nào đó.
Nói một cách đơn giản văn hóa doanh nghiệp là những đặc tính chung của một tổ chức. Đó là cách mà mọi người cảm nhận về công việc mà họ làm, các giá trị mà họ tin tưởng, nơi mà họ chứng kiến sự phát triển và họ đang làm gì để đạt được mục tiêu đó.
Văn hóa doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố, bao gồm môi trường làm việc, sứ mệnh của công ty, phong cách lãnh đạo, giá trị, đạo đức, kỳ vọng và mục tiêu.
Để hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp hình thành như thế nào, chúng ta hãy xem xét hai ví dụ giả định: thứ nhất, một công ty phần mềm đa quốc gia sử dụng hàng ngàn nhân sự và thứ hai là một vườn ươm nhỏ trong thị trấn, chỉ với một vài nhân viên.
Đọc thêm: Để xây dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững chắc
1. Các loại hình văn hóa doanh nghiệp: 2 ví dụ về doanh nghiệp
Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp / văn hóa công ty đầu tiên, công ty phần mềm đa quốc gia, có nhân viên trên khắp thế giới. Như vậy nghĩa là, ở công ty có thể có tới hàng ngàn niềm tin và hành vi khác nhau. Tuy nhiên, bất chấp sự tách biệt về địa lý, tất cả họ đều làm việc trong cùng một ngành nghề, có cùng mục đích nên công ty đã tổng kết một số giá trị ưu tiên cho tất cả các nhân viên.
Trong khi đó, ở vườn ươm của một thị trấn nhỏ, chỉ có 5 hoặc 10 nhân viên cùng làm công việc với cây cối, mục tiêu kinh doanh cũng rất rõ ràng, là bán được nhiều sản phẩm. Các nhân viên có thể tự hiểu về các giá trị cần hướng đến, cho dù không có ai gửi một bản ghi nhớ hay yêu cầu. Trên thực tế, tại cả hai công ty, các nhân viên đều nhận ra được mục tiêu chung của họ để từ đó xác định cách hành xử phù hợp.
2. Văn hóa doanh nghiệp mạnh và yếu
Điều làm cho văn hóa doanh nghiệp trở nên đặc biệt thú vị là nó không phải là một khái niệm đơn lẻ. Văn hóa doanh nghiệp thực sự là sự kết hợp của hai ý tưởng: văn hóa thể hiện (công khai) - hình ảnh xây dựng; và văn hóa thực tế - cách thức những người trong tổ chức hành động và đối xử với nhau.
Trong một số trường hợp, hai ý tưởng này khớp nhau và bạn có thứ được gọi là văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ: các nhà lãnh đạo cùng nhân viên hiểu và tán thành các giá trị đã nêu ra vì chúng được củng cố nội bộ bằng các hình thức đào tạo cũng như ra quyết định ở mọi cấp độ.
Tuy nhiên, trong một tổ chức có nền văn hóa yếu, có sự mất kết nối giữa văn hóa thể hiện và văn hóa thực tế. Các nền văn hóa yếu thường là do nhà tuyển dụng nhận ra sự cần thiết xây dựng văn hóa công ty do cách làm việc và hành xử của nhân viên có những điểm chưa phù hợp nhưng thay vì nỗ lực thay đổi văn hóa thực tế, họ lại phác thảo tuyên bố sứ mệnh, truyền thông rộng rãi nhằm thuyết phục nhân viên.
Truyền thông cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với văn hóa doanh nghiệp. Để giúp truyền đạt giá trị văn hóa mà công ty theo đuổi, hãy bắt đầu bằng cách xác định sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị, sau đó sử dụng biện pháp truyền thông phù hợp để quảng bá, gây ảnh hưởng, duy trì và củng cố.
Đọc thêm: Giúp các ứng viên đánh giá tổng quan văn hóa công ty
II. Tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng?
Đối với lý do tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng, trước tiên hãy tự hỏi: bạn muốn làm việc cho công ty nào, tập đoàn đa quốc gia quan tâm đến nhân viên, hay các công ty trẻ với cách đối xử tồi tệ? Và công ty nào bạn nghĩ là có cơ hội tốt để thành công lâu dài?
Văn hóa doanh nghiệp vô cùng quan trọng vì đây là nền tảng của mọi tổ chức. Văn hóa mạnh mẽ là một sự thừa nhận rằng mọi người là tài sản quan trọng nhất của công ty và vì vậy, công ty cũng sẽ bảo vệ, hỗ trợ của nhân viên của mình để cả tổ chức tiếp tục thành công.
Xây dựng mối liên kết giữa văn hóa thể hiện và văn hóa thực tế có thể là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất đối với bất kỳ tổ chức nào. Một điều có thể làm cho sự liên kết trở nên đặc biệt khó khăn là khi văn hóa thể hiện xuất hiện sau khi văn hóa thực tế tự phát triển. Văn hóa công ty sẽ luôn phát triển cho dù có hướng dẫn chính thức hay không và phải mất rất nhiều nỗ lực để thay đổi hướng của nền văn hóa hiện tại vì nó đã được củng cố bằng nhiều thế hệ tuyển dụng.
Tầm quan trọng của văn hóa công ty với nhân viên và doanh nghiệp
Qua những thông tin JobOKO chia sẻ trên đây, bạn đọc khi biết được lý do tại sao văn hóa doanh nghiệp quan trọng thì cần cân nhắc kỹ càng tiêu chí này khi ứng tuyển việc làm nhé. Văn hóa công ty ảnh hưởng đến nhân viên và doanh nghiệp như thế nào bạn cũng có thể tham khảo bài viết JobOKO cập nhật, từ đó dù là nhà tuyển dụng hay ứng viên thì cũng có những kế hoạch, hướng đi đúng đắn cho mình.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.