Kỹ năng trả lời phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường

Tác giả: Ngô Hải Yến

Do chưa có kinh nghiệm, sinh viên mới ra trường thường hay lo lắng trước các buổi phỏng vấn, từ đó có phần thể hiện không như mong muốn. Đừng để nỗi lo sợ tước đi cơ hội việc làm của bạn. JobOKO sẽ hướng dẫn cách trả lời phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường thành công chinh phục nhà tuyển dụng. Hãy vận dụng để buổi phỏng vấn diễn ra tốt đẹp bạn nhé!

trả lời phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường, Câu hỏi phỏng vấn sinh viên mới ra trường

Ngoài những điều vừa nêu trên, các bạn sinh viên nên chuẩn bị một phần giới thiệu bản thân độc đáo, thu hút nhà tuyển dụng từ cái nhìn đầu tiên. Một màn mở đầu ấn tượng, suôn sẻ sẽ giúp bạn tự tin hơn khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn ngay sau đó.

Cách giới thiệu bản thân cho sinh viên mới ra trường

Những câu hỏi phỏng vấn sinh viên mới ra trường thường gặp

Để có phần thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn, bạn cần có sự chuẩn bị và luyện tập kỹ lưỡng. Dưới đây là phần hướng dẫn trả lời câu hỏi phỏng vấn sinh viên mới ra trường thường gặp. Theo dõi để có thêm kinh nghiệm cho mình bạn nhé!

1. Hãy giới thiệu một vài nét về bản thân bạn

Cách trả lời câu hỏi giới thiệu bản thân:

- Nêu ngắn gọn thông tin cơ bản: về trường, ngành học.

- Làm rõ những ưu thế nổi bật: kinh nghiệm, kỹ năng, phẩm chất, tính cách,...

Ví dụ:

Chào anh/chị, em là A, vừa tốt nghiệp trường đại học X. Mọi người thường đánh giá em là người cầu tiến, năng nổ và trách nhiệm. Về điểm mạnh, em thấy bản thân có kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết trình tốt. Em yêu thích việc được nói chuyện, tương tác với mọi người và mang lại những giá trị tích cực cho họ. Qua tìm hiểu, em thấy mình rất phù hợp với vị trí và môi trường làm việc của công ty. Em thực sự mong muốn có cơ hội làm việc tại công ty ở vị trí B.

2. Điểm mạnh/điểm yếu của bạn là gì?

- Cách trả lời điểm mạnh của bản thân khi phỏng vấn:

+ Chọn 2 - 3 điểm mạnh liên quan trực tiếp tới vị trí công việc

+ Nêu ra dẫn chứng cụ thể: hoạt động học tập, xã hội, công việc làm thêm,...

- Cách trả lời điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn:

+ Chỉ nên nêu 1 - 2 điểm yếu.

+ Thẳng thắn thừa nhận nếu điều đó có làm ảnh hưởng tới công việc.

+ Đề xuất cách khắc phục.

+ Khẳng định xu hướng thay đổi.

Ví dụ:

Về điểm mạnh, mọi người thường đánh giá em là người hòa đồng, sáng tạo và cầu thị. Em có mối quan hệ tốt với bạn bè và đồng nghiệp cũ cũng như có thể dễ dàng hòa nhập khi bước vào một môi trường mới. Các ý tưởng em đưa ra trong các buổi họp tại công ty khi còn là thực tập sinh luôn được đánh giá cao vì sự mới mẻ, không đi theo lối mòn.

Điểm yếu lớn nhất của em chính là chưa quản lý hiệu quả quỹ thời gian của mình. Có một vài lần em rơi vào tình trạng phải hoàn thành nhiều công việc cùng lúc. Nhưng gần đầy nhờ biết cách áp dụng Ma trận Eisenhower để phân loại công việc theo mức độ quan trọng, em đã dần cải thiện được điểm yếu này.

3. Mục tiêu nghề nghiệp qua từng giai đoạn là gì?

Cách trả lời mục tiêu nghề nghiệp:

- Tập trung vào mục tiêu ngắn hạn (1 - 3 năm), mục tiêu nghề nghiệp trong 3 năm tới liên quan đến vị trí ứng tuyển.

- Mở rộng tới mục tiêu dài hạn hơn trong vòng 3 - 5 năm tiếp theo.

- Mục tiêu đưa ra phải phù hợp với thực tế và năng lực.

- Luôn nhấn mạnh tinh thần học hỏi, tích lũy kiến thức, kỹ năng để phát triển hơn.

Ví dụ:

Ngay từ khi còn là học sinh, em đã mong muốn được trở thành Nhân viên [vị trí]. Bởi vậy 4 năm qua em đã tích cực học tập và rèn luyện bản thân. Mục tiêu trước mắt của em là trúng tuyển vào vị trí X của công ty mình, nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới, từ đó vận dụng kiến thức và kỹ năng đã có để hoàn thành tốt các công việc được giao. Bản thân em còn nhiều thiếu sót, vậy nên thời gian tới, em sẽ rèn luyện, học hỏi thêm các kỹ năng như: giao tiếp, đàm phán, thuyết phục,... trong quá trình làm việc thực tế để tạo ra những giá trị cho công ty. Trong vòng 3 - 5 năm tiếp theo, với kinh nghiệm đã tích lũy được, em mong muốn mình sẽ trở thành Chuyên viên trong lĩnh vực này.

4. Tại sao bạn chọn ứng tuyển vào công ty?

Cách trả lời lý do ứng tuyển vào công ty:

+ Tìm hiểu và chọn ra những điểm bạn ấn tượng với công ty khi được hỏi Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi:

  • Môi trường làm việc.
  • Văn hóa công ty.
  • Chế độ đãi ngộ.
  • ...

+ Khéo léo khẳng định sự phù hợp giữa bản thân với công ty.

+ Nêu mong muốn được làm việc tại công ty.

Ví dụ:

Qua tìm hiểu, em thấy công ty mình có môi trường làm việc chuyên nghiệp, trẻ trung, năng động. Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty là hướng tới [nêu chi tiết]. Chính vì vậy, em tin rằng đây sẽ là một môi trường lí tưởng để em có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân, đóng góp vào sự phát triển của công ty, từ đó, tạo ra giá trị tích cực cho xã hội.

5. Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu cho vị trí này?

Cách trả lời câu hỏi mức lương mong muốn:

+ Tìm hiểu trước mức lương thị trường với vị trí ứng tuyển.

+ Đánh giá năng lực, kinh nghiệm hiện tại.

+ Xác định mức lương hợp lý.

+ Không nên đưa ra con số cụ thể, hãy đưa ra một khoảng lương.

Ví dụ:

Theo em được biết thì quỹ lương của công ty dành cho vị trí này là X-Y triệu đồng. Và dựa trên năng lực cũng như kinh nghiệm em đã tích lũy được qua một số công việc liên quan, em mong muốn có mức lương là khoảng A - B triệu đồng.

6. Bạn còn câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Cách trả lời khi được hỏi còn câu hỏi nào không:

+ Tìm hiểu kĩ về công ty, vị trí, hệ thống lại những vấn đề băn khoăn.

+ Đặt những câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng ngắn gọn xoay quanh công việc, công ty.

+ Tránh đặt câu hỏi có thể tự tìm hiểu hoặc vấn đề vượt quá thời gian phỏng vấn.

Ví dụ:

"Ngoài các đầu việc được nêu trong JD thì vị trí này còn thực hiện nhiệm vụ nào khác không ạ?"

"Qua tìm hiểu, em được biết, công ty theo đuổi giá trị cốt lõi [...], anh/chị có thể giải đáp rõ hơn không ạ?"

"Anh/chị có thể giới thiệu qua về môi trường làm việc của công ty không ạ?"

Ngoài các câu hỏi thường gặp mà JobOKO gợi ý trả lời, các bạn có thể gặp một số câu hỏi khác như: Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn, Động lực làm việc của bạn là gì,...

Trên đây là chia sẻ của JobOKO giúp sinh viên mới ra trường tự tin hơn khi trả lời phỏng vấn xin việc. Áp dụng ngay những mẹo trả lời câu hỏi này để đến gần hơn với công việc mơ ước của bạn.

Tác giả: Ngô Hải Yến

Lĩnh vực: Tuyển dụng, nhân sự

Biên tập nội dung bài viết phân tích chuyên sâu về lĩnh vực tuyển dụng nhân sự

Mình luôn muốn được sống, trải nghiệm, viết và chia sẻ những kiến thức cũng như kinh nghiệm của mình đến mọi người.

bài viết cùng danh mục
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.