Mẫu CV xin việc Kỹ sư xây dựng
Hoạt động Joboko
Xem thêmCareer Insights #4: Biến động nhân sự Tài chính - Ngân hàng: Chớp thời cơ vàng
Cạnh tranh khốc liệt cùng với sự thay đổi mạnh mẽ trong cấu trúc nhân sự của nhóm ngành tài chính ngân hàng (TC-NH) đã mang tới rất nhiều cơ hội về các vị trí công việc mới. Các vị trí hot Sales B2B/B2C, Fintech, Digital Banking,... đang được săn đón, hứa hẹn chế độ hấp dẫn và lộ trình thăng tiến nhanh chóng. Thêm vào đó, cơ hội việc làm ngày càng rộng mở với khả năng năng luân chuyển linh hoạt giữa các vị trí, doanh nghiệp cùng ngành.
NHỮNG CÔNG NGHỆ TUYỂN DỤNG TIÊN TIẾN PHÁT TRIỂN BỞI JOBOKO
Nền tảng tuyển dụng JobOKO đã thu hút 200.000 doanh nghiệp và 1.5 triệu ứng viên hoạt động thường xuyên trên hệ thống. Mỗi ngày, JobOKO có tới 2.500 lượt ứng tuyển và 30.000 ứng viên truy cập tìm việc làm. Không chỉ tạo nên những con số ấn tượng, JobOKO còn khẳng định vị thế bằng hàng loạt giải thưởng danh giá từ các tổ chức uy tín, nhờ vào công nghệ tiên tiến và giá trị thực tiễn mang lại cho cả nhà tuyển dụng lẫn người tìm việc.
JobOKO đồng hành cùng ISTART CAMP 2024: Kết nối việc làm, kiến tạo tương lai
Chuỗi sự kiện ISTART CAMP 2024 kéo dài 3 ngày với mục tiêu rèn luyện kỹ năng, định hướng nghề nghiệp đã diễn ra thành công rực rỡ, thu hút sự tham gia của hơn 1000 bạn trẻ.
Bí quyết để CV tỏa sáng và phỏng vấn thành công
Sự kiện "Career Insights #2: CV Viết Thế Nào 'ĐÚNG'? Phỏng Vấn Sao 'TRÚNG'?" vào tối ngày 27/08/2024 đã diễn ra thành công rực rỡ, thu hút sự quan tâm của đông đảo ứng viên và NTD với hơn 1000 người tham gia cùng hàng trăm câu hỏi được gửi về cho BTC.
Đối với những công việc kỹ thuật như kỹ sư xây dựng, CV xin việc liệu có khác gì với các ngành nghề khác hay không và phải làm sao để gửi CV là được mời phỏng vấn? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp khi bạn lựa chọn đúng CV kỹ sư xây dựng và tuân thủ nguyên tắc viết CV.
Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư xây dựng không ngừng tăng lên trong những năm gần đây nhờ sự phát triển của các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng, cầu đường cũng như công trình dân dụng. Xu hướng đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn, giúp kỹ sư xây dựng không còn bị giới hạn chỉ làm trong các đơn vị nhà nước nữa mà có thể làm việc ở rất nhiều nơi như công ty tư nhân, công ty nước ngoài hay đi xuất khẩu lao động. Biết cách tạo mẫu CV xây dựng là bước đầu tiên trong quy trình ứng tuyển mà bạn cần biết nếu muốn có việc tốt lương cao trong lĩnh vực này.MỤC LỤC:
I. Mẫu CV kỹ sư xây dựng
II. Cách viết CV kỹ sư xây dựng
III. Những lưu ý khi viết CV kỹ sư xây dựng
IV. Kỹ năng giúp thăng tiến sự nghiệp cho kỹ sư xây dựng
I. Mẫu CV kỹ sư xây dựng
1. Mẫu CV kỹ sư xây dựng cho người chưa có kinh nghiệm
Để trở thành kỹ sư xây dựng, bạn phải theo học các chương trình đào tạo chuyên nghiệp ở trường đại học từ 4 - 5 năm. Khi mới ra trường, chắc chắn bạn chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế tại bất cứ công ty xây dựng nào. Điều này có thể là trở ngại của bạn khi xin việc nhưng đồng thời cũng là cơ hội nghề nghiệp. Việc lựa chọn chính xác mẫu CV làm nổi bật thế mạnh của bạn như trẻ tuổi, nhiệt huyết, sẵn sàng học hỏi trong CV kỹ sư xây dựng có thể giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là một ứng viên tiềm năng. Phần trình độ học vấn và kỹ năng sẽ là phần quan trọng nhất trong CV này.
2. Mẫu CV kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp cho người có kinh nghiệm
Nếu bạn đã làm kỹ sư xây dựng vài năm, xin việc mới là để chuyển công tác đến đơn vị tốt hơn, nhiều cơ hội hơn thì hãy sử dụng mẫu CV xin việc cho người có kinh nghiệm. Lúc này, kinh nghiệm là phần nổi bật nhất của CV, được bố cục ở vị trí mà nhà tuyển dụng gần như chắc chắn sẽ nhìn vào đầu tiên khi kiểm tra thông tin của bạn. Dù vậy, công việc kỹ sư xây dựng yêu cầu trình độ chuyên nghiệp nên các phần như trình độ học vấn cũng quan trọng không kém và bạn nên tập trung vào cả 2 phần này.
Có rất nhiều mẫu CV xin việc được cập nhật mới nhất trên JOBOKO
II. Cách viết CV kỹ sư xây dựng
1. Thông tin cá nhân
Với hầu hết ứng viên thường cho rằng thông tin cá nhân thì điều vào CV xin việc vị trí nào cũng như nhau, không có gì đặc biệt hay đáng cân nhắc. Tuy nhiên, nếu khéo léo thì đây cũng là một phần giúp bạn ghi điểm trong CV. Ngoài tính chính xác của thông tin, khi viết CV kỹ sư xây dựng, bạn có thể đưa link blog của mình (nếu có) mà trên đó chia sẻ nhiều thông tin chuyên ngành. Cho dù bạn chưa có kinh nghiệm nhưng nếu nhà tuyển dụng thấy tiềm năng ở bạn thì bạn càng có thêm cơ hội trúng tuyển. Còn ngược lại, mạng xã hội của bạn không liên quan tới học hành, công việc, không có blog... thì bạn cần tránh không đề cập tới.
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Kỹ sư xây dựng là một công việc đáng mơ ước với nhiều người nhưng không có nghĩa nó là giới hạn của bạn. Từ vai trò này, bạn có thể thăng tiến, tự xây dựng sự nghiệp của riêng mình và đừng ngại thể hiện tham vọng của bản thân trong CV kỹ sư xây dựng. Nói như vậy nhưng không có nghĩa là bạn nên viết ra cả ước mơ của mình mà chỉ lựa chọn mục tiêu thực tế, cho thấy bạn biết mình muốn gì, đang hướng đến điều gì. Những mục tiêu hợp lý có thể là: Thăng tiến làm kỹ sư trưởng, chỉ huy công trình,...
3. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn của một kỹ sư xây dựng gần như là yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá về kỹ sư đó. Bạn không thể được gọi là kỹ sư xây dựng nếu chưa hoàn thành chương trình học đại học các chuyên ngành xây dựng, thi công, cầu đường... Đây cũng là một phần ghi điểm trong CV xin việc, nếu có thể thì bạn hãy ghi rõ cả điểm trung bình chung tốt nghiệp, xếp loại bằng cấp bạn có (trong trường hợp có kết quả học tập khá, giỏi) để thêm phần thuyết phục nhé.
4. Kinh nghiệm làm việc
Trong CV kỹ sư xây dựng, cùng với bằng cấp thì kinh nghiệm chính là phần quan trọng nhất. Nếu bạn đã và đang có việc làm trong vai trò kỹ sư hoặc trợ lý, hỗ trợ... thì hãy đưa vào CV, đặc biệt là khi làm ở những doanh nghiệp tên tuổi. Bên cạnh đó, cho dù bạn vừa tốt nghiệp, chưa đi làm ở đâu thì hãy nhớ rằng bạn có nhiều trải nghiệm hơn bạn nghĩ. Bất kỳ sinh viên nào học xây dựng đều được yêu cầu đi thực tập, kiến tập để làm quen với các bản vẽ, thiết kế công trình, tính toán các thông số, hiểu được môi trường làm việc tại công trường... Tất cả đều hữu ích nếu bạn đưa vào CV và liệt kê ngắn gọn rằng bạn đã học được những gì.
5. Kỹ năng
Để viết phần kỹ năng trong CV kỹ sư xây dựng, điều quan trọng nhất là bạn phải biết công việc này cần những kỹ năng gì để hoàn thành, nhà tuyển dụng kỳ vọng ứng viên có năng lực như thế nào. Cách tốt nhất để viết nội dung vào CV là bạn hãy đọc kỹ mô tả công việc trong tin tuyển dụng và điều chỉnh để cho thấy bạn có thể đáp ứng các yêu cầu đó. Những từ khóa trong phần này có thể là: Kỹ năng tin học, thiết kế, tính toán, phân tích,...
III. Những lưu ý khi viết CV xin việc kỹ sư xây dựng
Với nhiều người, các lĩnh vực có vẻ thuần túy kỹ thuật như kỹ sư xây dựng thì CV xin việc có thể không bị đánh giá quá kỹ về hình thức cũng như cách diễn đạt trong CV, miễn bạn có bằng cấp và kinh nghiệm là được. Tuy nhiên, tư duy này hoàn toàn không đúng. Dù cho kết quả học tập của bạn xuất sắc đến đâu nhưng nếu không biết tạo CV thật đầy đủ, đẹp và đúng chuẩn thì bạn vẫn luôn có nguy cơ bị loại. Một số lưu ý khác cho bạn khi viết CV xin việc kỹ sư xây dựng là:
- Kiểm tra kỹ để CV không có lỗi cơ bản như lỗi chính tả, dấu câu.
- Mẫu CV bạn chọn phải đảm bảo tiêu chí ngắn gọn, rõ ràng, bố cục hợp lý (phản ánh một phần cách tư duy của "dân kỹ thuật").
- Không nói dối về bằng cấp và kinh nghiệm vì rất dễ bị phát hiện.
- Phần tham vấn thông tin có thể để tên của giảng viên và người hướng dẫn trực tiếp của bạn trong môi trường làm việc thực tế (thiên về kỹ thuật như kỹ sư trưởng, chỉ huy trưởng công trình), không nhất thiết phải là thông tin của giám đốc hay quản lý chung.
Ngoài ra, bên cạnh CV xin việc, bạn có thể gửi kèm một số thiết kế bạn đã từng làm trong trường, cho dù là kết quả thực tập hay đồ án tốt nghiệp nếu cảm thấy phù hợp để nhà tuyển dụng dễ hình dung và đánh giá về năng lực của bạn.
IV. Kỹ năng giúp thăng tiến sự nghiệp cho kỹ sư xây dựng
Ngoài việc tích lũy kinh nghiệm làm việc trong thực tế, tham gia các chương trình học nâng cao, một kỹ sư xây dựng có mục tiêu và định hướng rõ ràng cũng sẽ hiểu rằng cần phải phát triển kỹ năng của bản thân thì mới có thêm cơ hội thăng tiến trong một lĩnh vực cạnh tranh như xây dựng. Các kỹ năng hữu ích với bạn sẽ là:
- Kỹ năng thiết kế.
- Kỹ năng quản lý ngân sách.
- Kỹ năng tính toán, thống kê.
- Kỹ năng lãnh đạo.
- Kỹ năng quản lý dự án.
Trong lĩnh vực thiết kế, thi công, các vai trò như kỹ sư xây dựng là không thể thay thế và với bằng cấp phù hợp, bạn gần như chắc chắn sẽ xin được việc nếu như có sự chuẩn bị sẵn sàng và nghiêm túc, cầu toàn với những gì bạn làm - từ CV xin việc. Mong rằng những lời khuyên trên đây sẽ hữu ích để bạn tạo ra một bản CV hoàn hảo, giành được cơ hội phỏng vấn từ nhà tuyển dụng.
Hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.