Tìm kiếm theo:
Có phải bạn đang tìm
Từ khóa phổ biến
Việc làm nổi bật

Mẫu CV xin việc quản lý chất lượng

Danh sách mẫu CV cho bạn

Hoạt động Joboko

Xem thêm

JobOKO đồng hành cùng ISTART CAMP 2024: Kết nối việc làm, kiến tạo tương lai

Chuỗi sự kiện ISTART CAMP 2024 kéo dài 3 ngày với mục tiêu rèn luyện kỹ năng, định hướng nghề nghiệp đã diễn ra thành công rực rỡ, thu hút sự tham gia của hơn 1000 bạn trẻ.

JobOKO đồng hành cùng ISTART CAMP 2024: Kết nối việc làm, kiến tạo tương lai

Bí quyết để CV tỏa sáng và phỏng vấn thành công

Sự kiện "Career Insights #2: CV Viết Thế Nào 'ĐÚNG'? Phỏng Vấn Sao 'TRÚNG'?" vào tối ngày 27/08/2024 đã diễn ra thành công rực rỡ, thu hút sự quan tâm của đông đảo ứng viên và NTD với hơn 1000 người tham gia cùng hàng trăm câu hỏi được gửi về cho BTC.

Bí quyết để CV tỏa sáng và phỏng vấn thành công

Career Insights #2: CV viết thế nào "ĐÚNG" - Phỏng vấn sao "TRÚNG"?

Trong bối cảnh công nghệ số bùng nổ, quá trình tuyển dụng đang đứng trước một thách thức nghiêm trọng. Ứng viên ngày càng dựa vào những mẹo vặt và "tips" từ mạng xã hội như TikTok, Facebook để tạo CV và chuẩn bị phỏng vấn. Điều đáng lo ngại là, thay vì tập trung vào giá trị cốt lõi và năng lực thực sự của bản thân, nhiều người lại sa đà vào những thông tin thiếu chắt lọc, hời hợt và không thực chất. Kết quả là các CV và câu trả lời phỏng vấn ngày càng trở nên chung chung, nông cạn và không phản ánh đúng năng lực của ứng viên.

Career Insights #2: CV viết thế nào "ĐÚNG" - Phỏng vấn sao "TRÚNG"?

Giải mã thị trường tuyển dụng - việc làm 2024

Vào ngày 30/7, Workshop Career Insights #1: Thị trường năm Rồng - Đồng hành "vượt bão" tìm việc được tổ chức bởi JobOKO, LG R&D Việt Nam và Ngân hàng Quốc Dân NCB đã thu hút sự tham gia của hơn 1000 người trên nền tảng Zoom, Facebook và Tiktok.

Giải mã thị trường tuyển dụng - việc làm 2024

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên trong CV hay nhất

Mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên rất quan trọng khi viết CV. Dù ứng tuyển vào trường công, trường tư hay trung tâm, bạn cũng cần viết rõ mục tiêu nghề nghiệp để nhà tuyển dụng thấy được định hướng với nghề.

07/08/2024 08:30

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên trong CV hay nhất

Lời chúc khi nghỉ việc tại công ty, lời cảm ơn, tin nhắn

Trong ngày cuối cùng làm việc, đừng quên gửi lời cảm ơn và lời chúc tới những đồng nghiệp đã đồng hành, gắn bó với bạn. Những lời chia tay này sẽ giúp bạn lưu giữ những kỷ niệm đáng nhớ và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người.

28/06/2024 19:40

Lời chúc khi nghỉ việc tại công ty, lời cảm ơn, tin nhắn

Mô tả công việc của Giáo Viên Tiếng Anh - English Teacher

Giảng dạy tiếng Anh là lựa chọn đầy triển vọng cho những người có trình độ tiếng Anh tốt. Xem ngay mô tả công việc của Giáo viên Tiếng Anh nếu bạn yêu thích và muốn gắn bó với nghề sư phạm.

26/06/2024 23:35

Mô tả công việc của Giáo Viên Tiếng Anh - English Teacher

Mẹo trả lời câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh làm việc trong môi trường cạnh tranh nhưng bù lại thu nhập rất tốt. Hãy chuẩn bị trước những câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên kinh doanh để tăng cơ hội trúng tuyển.

18/06/2024 09:07

Mẹo trả lời câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Cách trả lời Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh bất động sản

Việc làm nhân viên kinh doanh bất động sản đang thu hút nhiều người, mặc dù không yêu cầu bằng cấp cao nhưng đòi hỏi ứng viên có các kỹ năng và phẩm chất nhất định. Bạn hãy nghiên cứu và chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh bất động sản trước khi đi phỏng vấn để có lợi thế hơn trong quá trình tuyển dụng.

18/06/2024 06:30

Cách trả lời Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh bất động sản

Mô tả công việc của Trợ lý Kinh doanh, mức lương bao nhiêu?

Trợ lý kinh doanh thường làm việc tại các công ty bán lẻ và có trách nhiệm liên lạc với khách hàng để đảm bảo các giao dịch diễn ra một cách trơn tru. Hãy cùng JobOKO tìm hiểu mô tả công việc của Trợ lý Kinh doanh nếu bạn đang quan tâm tới vị trí này.

17/06/2024 18:30

Mô tả công việc của Trợ lý Kinh doanh, mức lương bao nhiêu?

Cách trả lời Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh dự án

Để tuyển được nhân viên kinh doanh dự án có tố chất, bạn cần thực hiện quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp và sử dụng các câu hỏi phỏng vấn hiệu quả. Tham khảo ngay bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh dự án chuyên nghiệp dưới đây.

17/06/2024 17:30

Cách trả lời Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh dự án

Mô tả công việc Thư ký kinh doanh, Business Secretary

Bộ phận kinh doanh trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho công ty bằng cách bán sản phẩm và dịch vụ. Thư ký kinh doanh là người hỗ trợ quan trọng trong việc quản lý hành chính và điều phối hoạt động của phòng kinh doanh. Vậy nhiệm vụ chính của Thư ký kinh doanh là gì?

17/06/2024 14:30

Mô tả công việc Thư ký kinh doanh, Business Secretary

Giáo viên tiếng Anh mầm non là làm gì? Yêu cầu ra sao?

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng phát triển, hiện có rất nhiều trường đào tạo tiếng Anh cho trẻ em. Nhu cầu tuyển dụng giáo viên tiếng Anh mầm non vì thế cũng tăng lên đáng kể. Hãy cùng JobOKO tìm hiểu giáo viên tiếng Anh mầm non là làm gì và kinh nghiệm để xin việc thành công.

17/06/2024 14:30

Giáo viên tiếng Anh mầm non là làm gì? Yêu cầu ra sao?

Mẫu đơn xin việc giáo viên chuẩn nhất kèm cách viết

Nếu đang quan tâm đến việc làm giáo viên và muốn viết đơn xin việc giáo viên chuẩn, dưới đây là một số gợi ý và mẹo từ JobOKO giúp bạn ứng tuyển thành công.

17/06/2024 00:00

Mẫu đơn xin việc giáo viên chuẩn nhất kèm cách viết

Quản lý chất lượng (QA/QC) đóng vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp vì họ chính là người thử nghiệm, đánh giá sản phẩm. Để ứng tuyển vào vai trò này, trước hết bạn cần biết cách tạo CV quản lý chất lượng, thể hiện được rằng bạn là ứng viên phù hợp nhất với trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan.

MỤC LỤC:
I. Mẫu CV quản lý chất lượng
II. Cách viết CV quản lý chất lượng
III. Những lưu ý khi viết CV xin việc quản lý chất lượng
IV. Kỹ năng giúp thăng tiến sự nghiệp cho quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng là tên gọi chung của những người làm kiểm định, đánh giá và kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trong đó, những chức danh phổ biến nhất sẽ là nhân viên quản lý chất lượng (nhân viên QA/QC) và trưởng phòng quản lý chất lượng (đôi khi bộ phận này có thể không được phân chia riêng biệt mà nằm trong bộ phận R&D - nghiên cứu và phát triển). Vậy tạo CV xin việc quản lý chất lượng có gì khác với các nghề nghiệp hay không? Bạn sẽ cần lưu ý những gì?

I. Mẫu CV quản lý chất lượng

1. Mẫu CV xin việc quản lý chất lượng cho nhân viên QA/nhân viên QC

Nhân viên QA/QC là vai trò phổ biến nhất khi nói về nghề quản lý chất lượng. Ứng tuyển vào vị trí này, bạn sẽ có cơ hội bước đầu làm quen và hoàn thiện dần nền tảng kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc, mức lương cũng khá cao. Lúc này, mẫu CV quản lý chất lượng bạn lựa chọn sẽ cần đảm bảo các tiêu chí như: Bố cục tổng thể rõ ràng, các phần trong CV được sắp xếp hợp lý, CV tạo cảm giác đơn giản nhưng không quá cứng nhắc hay đơn điệu.

2. Mẫu CV xin việc trưởng phòng quản lý chất lượng

Khác với nhân viên QA/QC thông thường, trưởng phòng quản lý chất lượng phải là người vừa giỏi chuyên môn lại vừa có kỹ năng lãnh đạo và khả năng chịu trách nhiệm. CV xin việc vì thế cũng phải thể hiện được vị thế của bạn - không thể quá đơn giản hay sơ sài. Thay vào đó, bạn nên chọn mẫu được thiết kế cho quản lý, khiến nhà tuyển dụng chỉ cần nhìn hình thức đã cảm thấy rằng bạn hiểu mình sẽ làm các công việc gì và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ đó.
Mau CV xin viec quan ly chat luong

Truy cập vào JOBOKO để tham khảo và sử dụng những mẫu CV quản lý chất lượng mới nhất

3. Mẫu CV xin việc QA/QC tiếng Anh

Trong trường hợp bạn muốn ứng tuyển vào các công ty quy mô lớn, công ty nước ngoài hoặc đơn giản là ở đó, bạn sẽ làm việc với nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia nước ngoài... thì gửi CV xin việc QA/QC tiếng Anh sẽ là lựa chọn tối ưu hơn là CV tiếng Việt. Mẫu CV này cũng nên có thiết kế đẹp nhưng đơn giản và hãy nhớ là bạn phải kiểm tra lỗi cẩn thận nhé.

4. Mẫu CV quản lý chất lượng cho người chưa có kinh nghiệm

Với người mới ra trường, người hoàn toàn chưa có kinh nghiệm trong một lĩnh vực vừa cần trình độ, vừa cần kỹ năng như quản lý chất lượng thì chuẩn bị CV xin việc - bước đầu tiên trong quy trình tìm việc làm cũng có thể là bước khó nhất. Bạn có thể sẽ loay hoay không biết làm thế nào để giấu đi thiếu sót của mình nhưng bằng cách chọn đúng mẫu CV, những thế mạnh của bạn như trình độ, kỹ năng, khả năng ngoại ngữ sẽ được làm nổi bật hơn và bạn có thể có thêm cơ hội được mời phỏng vấn.

II. Cách viết CV quản lý chất lượng

1. Thông tin cá nhân

Không giống với các công việc trong lĩnh vực dịch vụ hay truyền thông, báo chí - trong đó phần thông tin cá nhân thường được dẫn link Facebook hay blog, website để chứng minh năng lực bản thân; CV quản lý chất lượng chỉ cần đảm bảo đầy đủ thông tin về họ tên, số điện thoại, địa chỉ và email của bạn là đủ.

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao mình muốn làm công việc quản lý chất lượng? Vì yêu thích, vì đúng ngành học hay đơn giản là bạn cần có việc làm? Dù lý do là gì thì cũng đừng dừng lại ở đó mà bạn hãy nghĩ xa hơn đến mục tiêu nghề nghiệp, đến việc xây dựng sự nghiệp cá nhân của mình. Trong CV xin việc, bạn có thể tự tin thể hiện tham vọng của bản thân (nhưng đừng viết điều gì quá bất khả thi nhé). Một số gợi ý cho bạn là các mục tiêu thăng tiến lên làm giám sát, trưởng phòng, học hỏi và nghiên cứu để tham gia quá trình phát triển sản phẩm, tăng lương...

3. Trình độ học vấn

Yêu cầu với trình độ học vấn của những người làm quản lý chất lượng khác nhau tùy vào lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, nhân viên QA/QC ở công ty chế biến thực phẩm có thể cần tới bằng cấp về công nghệ thực phẩm, sinh hóa... trong khi QA/QC ở công ty may thì lại cần có kiến thức về may mặc, thời trang. Thường thì nhà tuyển dụng sẽ ghi rõ họ yêu cầu trình độ nào (trung cấp, cao đẳng hay đại học) và thuộc lĩnh vực gì. Trong CV xin việc, bạn chỉ cần ghi chính xác bằng cấp cao nhất của mình.

4. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm có thể được coi là phần quan trọng nhất trong hầu hết CV xin việc, và với quản lý chất lượng cũng không ngoại lệ. Có kinh nghiệm có nghĩa là năng lực của bạn đã phần nào kiểm chứng hoặc ít nhất thì bạn cũng từng làm công việc tương tự và biết cơ bản về những nhiệm vụ thông thường. Trong CV xin việc quản lý chất lượng, hãy liệt kê đầy đủ kinh nghiệm của bạn liên quan đến QA/QC hay các công việc liên quan: Nghiên cứu sản phẩm, thị trường, các vai trò hỗ trợ trong công ty sản xuất...

5. Kỹ năng

Nếu như trình độ, bằng cấp là minh chứng cho việc ứng viên có học qua trường lớp, có kiến thức cơ bản phục vụ công việc thì kỹ năng lại là công cụ để họ hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Với quản lý chất lượng, phần kỹ năng trong CV của bạn nên đề cập đến kỹ năng tin học, kỹ năng thống kê, phân tích.

III. Những lưu ý khi viết CV quản lý chất lượng

Bởi vì CV là tài liệu đại diện cho một ứng viên, giúp bạn giới thiệu mình với hình ảnh tích cực nhất đến nhà tuyển dụng nên CV xin việc càng hoàn hảo thì bạn càng có cơ hội trúng tuyển. Đương nhiên, bạn không thể vì thế mà tô vẽ cả những điều không có thật về năng lực, trình độ, kinh nghiệm của mình. Một bản CV xin việc quản lý chất lượng đáp ứng được cả tiêu chí về hình thức (chọn đúng mẫu, định dạng đẹp và rõ ràng) cũng như nội dung chắc chắn sẽ tốt hơn một bản CV quá sơ sài, lỗi hết chỗ này đến chỗ khác hay quá lố với những thành tích "trên trời". Ngoài những nguyên tắc kể trên, khi viết CV quản lý chất lượng bạn cũng có thể lưu ý:

  • CV chứa các từ khóa liên quan tới công việc: Quản lý chất lượng, kiểm soát chất lượng, sản phẩm, sản xuất, thử nghiệm,...
  • CV chỉ dài 1 trang là đủ (hoặc sang trang thứ 2 nhưng gạch đầu dòng, không để toàn là đoạn văn dài).
  • CV có tính thuyết phục bằng cách đưa ra một số thành tích, số liệu chứng minh năng lực của ứng viên.

IV. Kỹ năng giúp thăng tiến sự nghiệp cho quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng không phải một nghề mới và nhu cầu tuyển dụng vẫn đang tăng lên từng ngày. Điều đó có nghĩa là bạn có nhiều cơ hội việc làm cũng như thăng tiến. Vậy, tại sao có người làm nhân viên quản lý chất lượng 3, 4 năm đã lên tới chức trưởng bộ phận trong khi có người 10 năm sau vẫn là nhân viên? Khác biệt lớn nhất nằm ở việc bạn bỏ ra bao nhiêu nỗ lực để hoàn thiện kỹ năng của mình. Một số kỹ năng giúp thăng tiến sự nghiệp cho quản lý chất lượng là:

  • Kỹ năng kiểm tra đánh giá.
  • Kỹ năng phân tích.
  • Kỹ năng tính toán, thống kê.
  • Kỹ năng quản lý thời gian và chịu được áp lực công việc.
  • Sự nghiêm túc, trung thực, kiên nhẫn.


Tìm việc làm trong lĩnh vực kiểm soát, quản lý chất lượng có thể là một lựa chọn lý tưởng cho những ai có nền tảng chuyên môn và thích môi trường làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo. Hãy bắt đầu quy trình tìm việc làm bằng việc chuẩn bị sẵn sàng những bản CV quản lý chất lượng thật "chất" theo gợi ý của JOBOKO bạn nhé!

Hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.