Việc làm lập trình viên front end (794 việc)
- Tối thiểu 1 năm KN Frontend (Angular)
- Được làm việc với các chuyên gia về lĩnh vực lập trình
- Hiện tại chúng tôi đang cần tuyển vị trị trí "Tuyển Dụng .Net Leader", "Lập Trình Viên Front-End"
- Tối thiểu 1 năm KN Frontend (Angular)
- Job Overview: We are looking for a talented and motivated Front-End Developer to join our team
- Providing front-end technical guidance and leadership to the team
- Vị trí:Lập trình viên Back-end (Developer)
- Có kinh nghiệm trong lập trình Java (SpringBot, Hibernate Framework), Python, PHP
- Develop and maintain the frontend of web applications using modern technologies
- Stay up-to-date with emerging trends and technologies in frontend development
- Kinh nghiệm từ 1 năm trong phát triển giao diện front-end cho cả web và di động
- Tối ưu hóa hiệu suất cho ứng dụng web và di động để đạt tốc độ tải nhanh, tương thích với nhiều trình duyệt và thiết bị
- Trực tiếp tham gia phối hợp với Back-end và các team trong công ty để đưa ra đặc tả yêu cầu và tối ưu sản phẩm
- Phụ cấp ăn trưa nhân viên chính thức: 1.000.000 VNĐ/tháng
Xem tất cả: SONAT GAME STUDIO tuyển dụng việc làm
- Ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm trình Front-end, trong đó 2 năm làm Angular
- Phát triển hệ thống website layer front-end
Xem tất cả: Việc làm tại Hà Nội - Tìm việc làm Developer
- FrontEnd: Reactjs/Angular/React Native/ES6/webpack, redux, redux-saga, reselect, hook
- Learn and share within the Frontend Squad to maximize knowledge of your team as well as yours
- Tham gia xây dựng và phát triển Frontend cho web và mobile sử dụng công nghệ ReactJS/Agular/VueJS
- Phối hợp với các thành viên khác trong nhóm như backend, designer cải tiến sản phẩm liên tục
- Tốt nghiệp Đại Học một trong các chuyên ngành: CNTT, Toán Tin, Điện tử viễn thông Hoặc có chứng chỉ lập trình viên tương đương (Aptech, Quốc tế)
- Hiểu biết và có kinh nghiệm về kiến trúc FrontEnd - BackEnd
- Cập nhật các công nghệ và xu hướng mới trong lĩnh vực phát triển front-end
- Hiểu biết sâu về các phương pháp tối ưu hóa hiệu suất cho ứng dụng front-end
- Hiện tại chúng tôi đang cần tuyển vị trị trí "Lập Trình Viên Back-End (Java)" với các kỹ năng như Back End, Java, MySQL
- Tối thiểu 2 năm kinh nghiệm lập trình với Java
- Lập trình phát triển, bảo trì các chức năng hệ thống phía back-end
- Có kinh nghiệm lập trình .NET (C#), Entity Framework
Xem tất cả: Công ty TNHH DACO tuyển dụng việc làm - Việc làm tại Hà Nội
- LG CNS Việt Nam đang tìm kiếm các lập trình viên Front-end đủ tiêu chuẩn tham gia vào các dự án của công ty
- Đảm bảo hiệu suất, chất lượng và khả năng đáp ứng tốt nhất có thể của các ứng dụng ở phía Front-end
Xem tất cả: Công ty TNHH LG CNS Việt Nam tuyển dụng việc làm
- Trực tiếp tham gia phối hợp với Front-end và team trong công ty để đưa ra đặc tả yêu cầu và tối ưu sản phẩm
- Ưu tiên ứng viên có nền tảng về Git, Nestjs, Docker, Linux, Scrum Agile, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, OOP
Xem tất cả: Tìm việc làm BACK-END DEVELOPER
- Trực tiếp tham gia phối hợp với Front-end và team trong công ty để đưa ra đặc tả yêu cầu và tối ưu sản phẩm
- Ưu tiên ứng viên có nền tảng về Git, Nestjs, Docker, Linux, Scrum Agile, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, OOP
- At least 3 years of experience with Front-end Developer (React Native)
- Work closely with the Design and Backend Development team to enhance UX/UI and persist data
- Over 1.5 years of experience in front-end Angular development
- We are looking for Frontend developers
- Frontend developer with experience in Angular 8+ framework, and able to implement web UI with CSS/JavaScript basing on design provided
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: lập trình viên front-end · Lập trình viên PHP · Lập Trình Viên Java · Lập Trình Viên
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
Tìm hiểu nghề lập trình viên front end, mức lương, cơ hội việc làm
Lập trình viên front-end là người chịu trách nhiệm cho giao diện của trang web, nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, đáp ứng nhu cầu của người dùng, đồng thời tối ưu hóa giao diện để hoạt động trên thiết bị di động. Hãy cùng JobOKO tìm hiểu nghề lập trình viên front end có yêu cầu gì, mức lương ra sao nhé.
MỤC LỤC:
I. Tổng quan về việc làm lập trình viên front-end
II. Mức lương của lập trình viên Front-end
III. Phân biệt lập trình viên Front-end và back-end
IV. Nên chọn trở thành lập trình viên Front-end hay lập trình viên back-end?
V. Trường nào đào tạo lập trình viên Front-end tốt nhất?
VI. Cơ hội việc làm cho lập trình viên Front-end
Những điều cần biết để tìm việc làm lập trình viên front-end hiệu quả
I. Tìm hiểu nghề lập trình viên front-end
1. Công việc của lập trình viên front-end là gì?
Các công việc chính của lập trình front-end bao gồm:
- Xác định cấu trúc và giao diện của trang web.
- Phát triển các tính năng để nâng cao trải nghiệm của người dùng.
- Cân bằng giữa yếu tố chức năng và thẩm mỹ của website.
- Đảm bảo thiết kế web được tối ưu hóa trên cả thiết bị di động.
- Tối ưu các trang web để có tốc độ tải và hiệu suất tối đa.
- Theo dõi quá trình hoạt động và phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan đến tính khả dụng của website.
- Đề xuất các giải pháp cải tiến giao diện trang web.
- Hỗ trợ lập trình viên back-end trong quá trình làm việc.
- Các công việc khác được phân công.
2. Những kỹ năng lập trình viên Front-end cần trang bị
2.1. Sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình và frameworks
HTML và CSS là hai ngôn ngữ lập trình phổ biến và cơ bản nhất mà bất cứ lập trình viên front-end nào cũng phải sử dụng thành thạo. Bạn sẽ không thể thiết kế được một trang web nếu như không sử dụng được hai ngôn ngữ này. Tiếp đến là JavaScript, được sử dụng để tạo ra các tính năng tương tác với người dùng.
Bên cạnh ba ngôn ngữ lập trình HTML, CSS và JavaScript, lập trình viên front-end cũng phải sử dụng thành thạo các framework như Bootstrap, Backbone, Ember, AngularJS, ... Những framework này sẽ giúp tối ưu hóa lập trình và tiết kiệm thời gian trong quá trình làm việc.
2.2. Sử dụng thành thạo RESTful Service and API
REST là viết tắt của từ Representational State Transfer. Hiểu một cách đơn giản thì đây chính là một cấu trúc khá linh hoạt giúp đơn giản hóa việc giao tiếp trên Internet. RESTful service và API là những dịch vụ web thuộc cấu trúc REST, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, độ tin cậy cả website. Những dịch vụ này cũng giúp cho việc sửa chữa và nâng cấp website trở nên đơn giản hơn.
2.3. Kỹ năng Responsive Design
Responsive design là việc thiết kế web đáp ứng việc sử dụng và tương tác trên nhiều thiết bị khác nhau như máy tính để bàn, laptop, máy tính bảng, điện thoại di động, ... Việc một trang web có thể hiển thị một cách hoàn hảo trên những thiết bị này hay không là nhờ vào kỹ năng responsive design của lập trình viên front-end. Do đó, những người làm công việc này phải am hiểu các nguyên tắc về responsive design cũng như vận dụng chúng một cách linh hoạt trong quá trình làm việc.
2.4. Kỹ năng quản lý phiên bản (version control) và sử dụng Git
Quản lý phiên bản (version control) là quá trình theo dõi và kiểm soát tất cả những thay đổi được thực hiện trên mã nguồn (source code) để có thể thực hiện thêm các tác vụ khác hoặc xử lý lỗi mà không cần phải bắt đầu làm lại từ đầu. Bạn có thể sử dụng công cụ này để trở về phiên bản trước, tìm ra nguyên nhân gây lỗi mà không làm ảnh hưởng đến phiên bản sau.
2.5. Test và debug (kiểm thử và vá lỗi)
Test và debug (kiểm thử và vá lỗi) là hai công việc quá đỗi quen thuộc đối với bất cứ lập trình viên nào.
Lập trình viên front-end sẽ phải thực hiện hai quá trình, unit testing và UI testing. Unit testing là quá trình kiểm từng bản ghi trong mã nguồn nhằm đảm bảo không có bất cứ sai sót nào. UI testing (hay còn gọi là acceptance testing, browser testing, functional testing) là việc đảm bảo mọi hành động người dùng thực hiện trên website đều chính xác.
Debug (vá lỗi) là việc sửa lại tất cả những lỗi sai phát hiện được trong quá trình kiểm thử. Lập trình viên front-end sẽ đóng vai trò là các thám tử, tìm ra nguyên nhân của các lỗi sai và khắc phục. Mỗi công ty sẽ có quy trình test và debug khác nhau; tuy nhiên, dù có áp dụng quy trình như thế nào đi chăng nữa thì front-end developer cũng phải thành thạo kỹ năng này.
Lập trình viên front end cần có kỹ năng, phẩm chất nào?
2.6. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Lập trình viên front-end cũng giống như các lập trình viên khác, cần phải có kỹ năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng này sẽ giúp họ tìm ra cách triển khai thiết kế, sửa lỗi cũng như cách kết hợp các đoạn mã code lại với nhau.
2.7. Kỹ năng giao tiếp tốt
Người ta thường nghĩ rằng các lập trình viên là những người không cần giao tiếp nhiều nhưng thực tế không phải như vậy. Để có thể phối hợp tốt với các kỹ sư, lập trình khác trong quá trình làm việc, lập trình viên front-end cần có khả năng giao tiếp, truyền đạt thông tin một cách hiệu quả. Ngay cả khi làm một code tự do thì bạn cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể tương tác, đàm phán với khách hàng.
2.8. Kỹ năng làm việc nhóm
Một mình lập trình viên front-end sẽ không thể tạo nên một website hoàn chỉnh. Họ cần phải phối hợp với các lập trình viên, kỹ sư IT khác thì mới có thể hoàn thành công việc. Đó là lý do tại sao những người lập trình viên cũng cần có kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp tốt. Hãy giúp đỡ đồng nghiệp của bạn khi họ gặp khó khăn và đừng ngại yêu cầu sự hỗ trợ của họ.
2.9. Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng quản lý thời gian tốt đồng nghĩa với việc bạn biết cách lên kế hoạch và điều chỉnh thời gian cụ thể dành cho mỗi công việc, hoạt động trong ngày. Nhờ đó, các công việc sẽ được hoàn thành nhanh chóng và bạn sẽ tránh được tình trạng căng thẳng khi phải chạy deadline.
3. Lập trình viên front-end có yêu cầu bằng cấp gì không?
Các nhà tuyển dụng thường ưu tiên lựa chọn các lập trình viên front-end có bằng Cử nhân trở lên chuyên ngành:
- Công nghệ thông tin.
- Khoa học máy tính.
- Kỹ thuật máy tính.
- Công nghệ phần mềm.
- Mạng máy tính & Viễn thông.
- Hệ thống thông tin.
Vẫn có những công ty vẫn tuyển dụng những lập trình viên không có bằng cấp nhưng có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Tuy nhiên, tỷ lệ những công ty tuyển dụng như vậy không nhiều. Những kiến thức và kỹ năng liên quan đến ngành này rất phức tạp; vì vậy, ứng viên cần phải trải qua các khóa đào tạo bài bản thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc khi có ý định tìm việc làm lập trình front-end.
II. Mức lương của lập trình viên Front-end
Mức lương của lập trình viên front-end phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm làm việc của họ. Mức lương trung bình khoảng 13 - 21 triệu/tháng. Sinh viên mới ra trường thì mức lương chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng, còn đối với những người đã có kinh nghiệm thì mức lương có thể lên đến 50 - 60 triệu đồng.
Sự khác biệt lớn như vậy được quyết định bởi năng lực, trình độ của người lập trình viên. Với những người mới đi làm thì các doanh nghiệp sẽ phải dành rất nhiều thời gian đào tạo, hướng dẫn; họ cũng chỉ có thể tham gia vào các dự án đơn giản hoặc là làm những công việc đơn giản trong một dự án phức tạp. Điểm đến yêu thích của những lập trình viên mới ra trường cũng thường là những công ty startup nên khả năng tài chính chưa mạnh, chưa thể chi trả cho nhân viên những khoản lương, thưởng lớn.
Ngược lại, những người năng lực tốt và kinh nghiệm làm việc lâu năm có thể ứng tuyển vào các công ty công nghệ lớn và hưởng chế độ đãi ngộ tốt. Có nhiều công ty trả lương lập trình viên front-end lên tới cả trăm triệu đồng mỗi tháng.
Đọc thêm: Top ngôn ngữ lập trình hiện đại nhất mà lập trình viên nên học
III. Phân biệt lập trình viên Front-end và back-end
Lập trình viên front-end là người sử dụng những ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và JavaScript để thiết kế các trang web. Khi bạn truy cập vào bất kỳ trang web nào, thứ mà bạn nhìn thấy cũng đều là tác phẩm của các lập trình viên front-end. Họ sắp xếp bố cục trang web, thiết kế hình ảnh, menu, .... và rất nhiều thứ khác có trong giao diện của một trang web.
Trong khi lập trình viên front-end phụ trách các mảng để tương tác với người dùng trên một website thì công việc của lập trình viên back-end là viết các chương trình giúp trang web đó vận hành ổn định. Công việc của hai bộ phận lập trình front-end và back-end có sự liên quan mật thiết với nhau. Lập trình viên back-end giống như kỹ sư thiết kế và tạo ra hệ thống điện, nước ,... cho thành phố trong khi lập trình viên front-end là người thực hiện các công việc lắp đặt trên đường phố, họ đảm bảo mọi thứ được kết nối đúng cách để phục vụ cuộc sống của người dân.
So sánh lập trình viên front end và back end
IV. Nên chọn trở thành lập trình viên Front-end hay lập trình viên back-end?
Trở thành lập trình viên front-end là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những bạn trẻ đam mê lập trình, linh hoạt và sáng tạo. So với lập trình back-end, lập trình front-end có vẻ đơn giản hơn bởi việc học các ngôn ngữ lập trình như HTML và CSS không quá phức tạp. Song công việc của lập trình viên front-end lại yêu cầu tính sáng tạo cao hơn vì phải thực hiện các công việc liên quan đến thiết kế.
Trong khi đó, lập trình back-end lại yêu cầu khả năng tư duy logic do thường xuyên phải lên ý tưởng và viết code để quản lý dữ liệu một cách hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến tốc độ hay chức năng của trang web.
Quyết định lên trở thành lập trình viên front-end hay back-end phụ thuộc vào mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Tính cách cũng đóng một vai trò quan trọng trước những quyết định sự nghiệp. Nếu bạn khá trầm tính, tư duy logic tốt thì nên chọn công việc lập trình back-end. Ngược lại, nếu như bạn là người linh hoạt, sáng tạo, có tố chất về thiết kế thì có lẽ trở thành lập trình viên front-end sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.
Đọc thêm: Liệu lập trình viên có phải là nghề nghiệp của tương lai?
V. Trường nào đào tạo lập trình viên Front-end tốt nhất?
Như đã nói ở trên, muốn trở thành lập trình viên front-end, bạn có thể theo học các ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm, Khoa học máy tính,..... Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng đào tạo những ngành nghề này. Những ngôi trường có chất lượng đào tạo tốt nhất có thể kể đến như:
- Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Đại học FPT.
- Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Học viện Kỹ thuật Quân sự.
- Học viện Kỹ thuật Mật mã.
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
- Đại học Bách khoa TP.HCM.
Ngoài ra, bạn cũng có thể theo học các khóa đào tạo ngắn hạn ở các trung tâm đào tạo lập trình. Các khóa học này thường có số lượng học viên ít hơn và tập trung vào các kỹ năng chuyên môn quan trọng nhất của từng lĩnh vực cụ thể. Thời gian học ở các trung tâm thường là buổi tối, phù hợp cho những người còn đang đi học, đi làm và không có đủ thời gian, điều kiện tài chính để theo học các khóa đào tạo bài bản 4 năm tại trường Đại học.
Một số trung tâm dạy lập trình tốt:
- Techmaster.
- CodeGym.
- BKCAD.
- Bách Khoa Aptech.
- NIIT-ICT.
Triển vọng nghề nghiệp của lập trình viên front end
VI. Cơ hội việc làm cho lập trình viên Front-end
Lập trình viên front-end đã được liệt kê là 1 trong 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong thời đại số. Chỉ riêng trong năm nay, nước Mỹ đã thiếu khoảng 1 triệu lập trình viên front-end. Con số này ở các nước khác thậm chí còn cao hơn đến nhiều lần. Nhu cầu tuyển lập trình viên phân ngành này được dự báo sẽ tăng khoảng 15% trong thời gian tới, cao hơn mức trung bình của hầu hết các ngành nghề khác.
Các con số chỉ ra có vẻ đáng kinh ngạc nhưng đều xuất phát từ thực tế. Internet ngày càng trở nên phổ biến, thậm chí đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống con người. Điện thoại di động cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn, nhu cầu thiết kế giao diện thân thiện với người dùng ngày càng cao cũng đã khiến cho nhu cầu tuyển lập trình front-end tăng nhanh hơn bao giờ hết.
Nghề phát triển web và cụ thể là lập trình viên front-end, back-end phụ thuộc chặt chẽ vào sự phổ biến của Internet - hệ thống thông tin toàn cầu đang phát triển mạnh và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Do đó, theo đuổi lĩnh vực này, bạn sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp. Mức thu nhập khi làm lập trình viên front-end cũng rất hậu hĩnh; bạn còn có rất nhiều cơ hội ra nước ngoài làm việc.
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.