10 chiến lược thúc đẩy văn hóa công ty
Giống như nhân cách của mỗi người, văn hóa công ty không phải thể hiện qua lời nói mà bằng hành động, thông qua các chính sách và chương trình phát triển theo từng thời kỳ. Nếu bạn cảm thấy văn hóa công ty đang đi xuống và không có cách giải quyết thì có thể tìm hiểu thêm về cách vực lại văn hóa công ty đang trên đà đi xuống. Những cách này chắc chắn sẽ đưa ra cho bạn định hướng đúng đắn, đảm bảo đem lại nền văn hóa vững mạnh phát triển phù hợp với công việc của doanh nghiệp. Dưới đây là 10 chiến lược thúc đẩy văn hóa công ty hiệu quả.
Tuyệt chiêu thúc đẩy văn hóa công ty phát triển vững mạnh
1. Tạo không gian riêng cho mỗi nhân viên
Mỗi người đều muốn có một không gian thuộc về riêng mình, bất kể là trong gia đình hay nơi làm việc. Điều này không làm ảnh hưởng đến văn hóa làm việc nhóm của công ty. Mỗi nhân viên cần cảm thấy rằng mình có giá trị và được trao quyền đề làm việc với kết quả tốt nhất.2. Tổ chức cuộc họp mở
Những cuộc họp không bao gồm các vấn đề nhạy cảm như lương hay nhân sự thì nên cởi mở với tất cả nhân viên trong công ty. Họ sẽ học được rất nhiều khi tham dự các cuộc họp với quản lý và nhân viên ở phòng ban khác.3. Thiết lập chính sách quản lý mở
Coi số liệu tài chính của công ty giống như bí mật quốc gia không phải là cách đề điều hành một doanh nghiệp. Cung cấp thông tin minh bạch về cách thức hoạt động của công ty khiến nhân viên cảm thấy mình được tin tưởng và có sự chắc chắn hớn về tình hình phát triển của công ty trong tương lai.4. Truyền đạt rõ ràng sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu kinh doanh
Nhân viên không chỉ cần biết cách thức hoạt động của công ty và còn phải biết thế mạnh của công ty nằm ở đâu. Họ cần hiểu rõ mục tiêu kinh doanh của công ty và công việc của từng cá nhân hỗ trợ ra sao cho mục tiêu chung đó. Đây là yếu tố quan trọng cải thiện sự gắn kết của nhân viên. Ngoài ra, bằng cách yêu cầu phản hồi thường xuyên về cách nhân viên nỗ lực đạt được mục tiêu của họ có thể là ý tưởng hay để phát triển tổ chức.5. Tạo cơ chế phản hồi ẩn danh
Các CEO nằm ở quản lý tầng cao, thường chỉ nhận được thông tin tích cực về công ty. Đó là lý do cần thiết lập cơ chế để nhân viên phản hồi ẩn danh. Điều này trao quyền cho nhân viên đưa ra ý kiến, đồng thời giúp CEO có thông tin đầy đủ hơn về các vấn đề tiềm ẩn.6. Trao cho nhân viên một số quyền kiểm soát trong công việc
Tùy vào vị trí công việc và loại hình tổ chức, quản lý có thể thiết lập chính sách giờ làm việc linh hoạt và kỳ nghỉ không giới hạn (có lý do chính đáng). Bạn cũng có thể cho phép nhân viên làm việc từ xa một số ngày nhất định trong tháng nếu thấy hiệu quả. Điều này sẽ tạo tâm lý thoải mái cho nhân viên khi làm việc nếu họ đáp ứng chỉ tiêu hiệu suất được giao.7. Gắn kết nhân viên mới với tổ chức nhanh chóng
Bắt đầu một công việc mới luôn rất căng thẳng, dù bạn có kinh nghiệm hay chưa. Gắn kết các nhân viên này sẽ làm giảm sự dao động của họ và giúp họ cảm thấy mình là một phần của tổ chức, điều này sẽ giảm tỉ lệ thay thế nhân viên. Một số công ty để nhân viên mới gặp gỡ quản lý điều hành trong vài tuần làm việc đầu tiên. Điều này giúp họ hiểu rõ mục tiêu và chiến lược của từng bộ phận và tạo dựng quan hệ với toàn bộ tổ chức. Ngoài ra, nhờ đó giám đốc cũng sẽ nắm rõ vị trí và giá trị của từng nhân viên.8. Xây dựng chính sách trả lương khách quan
Về cơ bản, nhân viên không được tiếp thêm động lực bởi lương nhưng họ có thể nhụt chí, nản lòng nếu thấy rằng mình hay người khác trong công ty được trả lương không thỏa đáng. Nhiều công ty tăng lương cho nhân viên dựa trên đánh giá hiệu quả làm việc hàng năm, trong khi một số khác tăng lương dựa trên quá trình đánh giá hoặc số liệu của bên thứ ba cho thấy giá trị của từng nhân viên trên thị trường.9. Tránh tạo ra hệ thống phân tầng nhân viên
Ngay cả CEO và ban điều hành cũng không nên nhận được đối xử đặc biệt. Các đặc quyền như khu ăn uống và bãi đỗ xe nên bãi bỏ. Nhân viên sẽ chú ý khi họ bị tách biệt thành người được hưởng và người không, điều này gây trở ngại cho tình bạn và sự tin tưởng lẫn nhau.10. Khuyến khích nhân viên học tập và phát triển
Với mọi cá nhân trong công ty, từ CEO cho đến nhân viên mới vào nghề, không ngừng học hỏi là điều thiết yếu để phát triển và thích nghi với thị trường luôn thay đổi. Khuyến khích nhân viên liên tục cải thiện kỹ năng mềm và kiến thức về thị trường kinh doanh. Hỗ trợ nhân viên muốn quay lại trường học hoặc tham gia các buổi đào tạo. Điều này có thể mang đến giá trị to lớn trong dài hạn cho một công ty.Bên cạnh những chiến lược thúc đẩy văn hóa công ty các bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa những vấn đề khác như cách để xây dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững chắc. Nắm được tất cả những vấn đề về văn hóa công ty sẽ giúp cho nhà tuyển dụng, nhân viên biết cách ứng xử chuyên nghiệp. Đặc biệt, có nền văn hóa vững chắc còn tạo phương hướng phát triển của doanh nghiệp theo hướng tích cực và có kết quả tốt nhất.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.