5 kỹ năng quan trọng của một nhân viên xuất nhập khẩu
14/05/2020 14:32
Để trở thành một nhân viên giỏi trong ngành xuất nhập khẩu, bạn cần hiểu rõ tất cả các khía cạnh của chuỗi cung ứng, sử dụng kiến thức có sẵn để tìm ra vấn đề và loại bỏ những quy trình kém hiệu quả trong chuỗi. Dưới đây là 5 kỹ năng tối quan trọng mà bạn cần hoàn thiện để trở thành một nhân viên xuất nhập khẩu chuyên nghiệp.
Nhân viên xuất nhập khẩu có trách nhiệm xử lý các nguồn lực vật lý của công ty. Hoạt động xuất nhập khẩu (Logistics) thường bao gồm thu mua nguyên vật liệu, lưu kho, vận chuyển và phân phối sản phẩm. Đây là lĩnh vực tiết kiệm chi phí ẩn cho những công ty hiện không có bộ phận logistics. Công việc nhân viên xuất nhập khẩu cụ thể phải làm gì là câu hỏi nhiều bạn ứng viên thắc mắc. Bạn đọc có thể tìm hiểu tại bài viết mà chúng tôi đã cập nhật. Ngoài mô tả công việc, bạn cũng cần nắm được những kỹ năng mà một nhân viên xuất nhập khẩu cần có để cố gắng cải thiện bản thân sao cho đáp ứng tốt nhất nhé.MỤC LỤC:
1. Giao tiếp
2. Mua hàng
3. Vận chuyển và nghiệm thu
4. Quản lý hàng tồn kho
5. Phân phối
Việc làm xuất nhập khẩu hiện đang được rất nhiều ứng viên xin việc yêu thích và lựa chọn
>> Tìm việc làm nhân viên xuất nhập khẩu tại HCM (+86 việc làm, lương thưởng cao)
>> Tìm việc làm nhân viên xuất nhập khẩu tại Hà Nội (+80 việc làm, chế độ tốt)
>> Tìm việc làm nhân viên xuất nhập khẩu tại Bình Dương (+30 việc làm, cv ổn định)
Để có được việc làm đúng nghành xuất nhập khẩu, bạn có thể được tuyển trực tiếp vào biên chế công ty hoặc làm một cố vấn thuê ngoài. Dù ở tình huống nào, bạn cũng cần có 5 kỹ năng quan trọng đối với nhân viên xuất nhập khẩu dưới đây để hoàn thành tốt công việc.
5 kỹ năng quan trọng của nhân viên xuất nhập khẩu
1. Giao tiếp
Là một nhân viên xuất nhập khẩu, bạn cần có kỹ năng giao tiếp với nhà cung cấp và nhân viên ở từng bước trong quy trình. Thành công trong nghề logistics phụ thuộc vào khả năng phối hợp với các bên liên quan để hoàn thành giao dịch. Bạn cần giữ tâm thế trong môi trường làm việc nhanh và duy trì tính lịch sự, nhã nhặn trong điều kiện làm việc căng thẳng. Ngoài ra, bạn có thể phải gọi điện để xử lý vấn đề ngay khi chúng phát sinh, ngay cả khi đã hết giờ làm việc.2. Mua hàng
Điều bạn cần làm là tìm ra nguồn nguyên vật liệu, đàm phán giá với nhà cung cấp và tìm kiếm nguồn dự phòng nhanh chóng khi xảy ra sự cố. Sau khi hợp đồng đầu tiên được ký kết, bạn cần theo sát nhà cung ứng để đảm bảo rằng họ đáp ứng đúng yêu cầu hiện tại. Ngoài ra, kiểm soát chất lượng hàng hóa cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để có chuỗi cung ứng hiệu quả. Theo dõi các lô hàng nhận từ nhà cung cấp. Nếu phát hiện chất lượng xuống cấp bất thường, bạn cần giữ lại khoản thanh toán cho hàng lỗi hoặc chấm dứt hợp đồng hoàn toàn với nhà cung cấp đó.3. Vận chuyển và nghiệm thu
Bộ phận logistics hay còn được gọi là nhân viên hiện trường, chịu trách nhiệm dỡ hàng và mở lô hàng mới, đối chiếu hàng trên trong với đơn hàng áp dụng và cập nhật hệ thống hàng tồn kho của công ty. Khi lô hàng được nhập vào kho, bạn cần đánh giá các tùy chọn đóng gói có sẵn để đạt hiệu suất tối đa và nhận thức thương hiệu ở mức giá thấp nhất. Phát triển quy trình an toàn thích hợp cho kho hàng và đào tạo nhân viên khi sử dụng.4. Quản lý hàng tồn kho
Nếu công ty bạn bán các sản phẩm vật lý, bộ phận logistics còn phải chịu trách nhiệm lập kế hoạch lượng cầu để dự đoán nhu cầu hàng tồn kho trong tương lai. Điều này đảm bảo rằng bạn không lãng phí tiền bạc vào số sản phẩm thừa không bán được hoặc hết sản phẩm trong khi lượng cầu đang tăng. Khía cạnh này đòi hỏi kỹ năng phân tích mạnh cùng với kỹ năng sử dụng SAP, Oracle hay chương trình quản lý nguồn lực doanh nghiệp khác.5. Phân phối
Giai đoạn cuối cùng của logistics là nhận sản phẩm xuất kho và mang chúng đến với khách hàng. Hoạt động phân phối thông thường bao gồm quản lý nhân viên kho và liên lạc với các nhà bán lẻ để đánh giá cung cầu, từ đó sản phẩm của bạn luôn có mặt trên kệ hàng. Công ty cũng cần quyết định việc mua phương tiện giao hàng riêng hay thuê ngoài từ một công ty vận tải. Nếu công ty mua xe riêng, bạn sẽ lo cả việc bảo dưỡng, sửa chữa và xin giấy phép.Cách trở thành nhân viên xuất nhập khẩu giỏi
Những chia sẻ về các kỹ năng quan trọng đối với một nhân viên xuất nhập khẩu trên đây hy vọng đã cung cấp tới bạn đọc nhiều thông tin quan trọng, bổ ích. Có thể nói đây là những kỹ năng không chỉ ứng dụng trong ngành xuất nhập khẩu mà còn ứng dụng ở trong rất nhiều lĩnh vực khác như vị trí nhân viên kế toán. Công việc này cũng đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng tương tự như trên, do vậy nếu bạn là một nhân viên kế toán thì đừng bỏ lỡ tham khảo những kỹ năng này nhé, chắc chắn cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình làm việc đó.
Cùng với những kỹ năng quan trọng cần có của nhân viên xuất nhập khẩu, để trở thành một nhân viên xuất nhập khẩu giỏi chúng ta còn phải cố gắng rèn luyện hơn nữa. Khi biết nhân viên xuất nhập khẩu cần có những phẩm chất gì, bạn sẽ biết phát huy điểm mạnh của bản thân. Những phẩm chất quan trọng như: Khả năng xây dựng chiến lược, khả năng tổ chức, giỏi giao tiếp... nếu có được chắc chắc bạn sẽ trở thành một nhân viên xuất nhập khẩu giỏi.
Với các bạn ứng viên đang trong quá trình xin việc, muốn nộp đơn xin việc vào vị trí nhân viên xuất nhập khẩu thì hãy chú trọng những kỹ năng quan trọng này nhé. Đặc biệt là khi chúng ta mới bắt đầu bước chân vào nghề, để đảm nhiệm tốt công việc thì những kỹ năng này đóng vai trò rất quan trọng. Khi bạn nộp đơn xin việc vào một doanh nghiệp nào đó, bạn cũng sẽ được đánh giá cao và may mắn có được những vị trí công việc mà mình mong muốn được đảm nhiệm. Đừng bỏ qua mẫu CV xin việc nhân viên xuất nhập khẩu nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm ngành này nhé. Rất nhiều mẫu từ đơn giản đến hiện đại được cập nhật chi tiết tại JOBOKO.COM
>> Để nhận tin tuyển dụng nhân viên xuất nhập khẩu nhanh nhất, bạn đọc truy cập vào Joboko.com nhé.
>> Nếu quan tâm tới nội dung đừng quên để lại bình luận bên dưới nhé.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.