Cách viết CV xin việc Nhân viên xuất nhập khẩu
MỤC LỤC:
I. Bố cục, hình thức của CV xin việc nhân viên xuất nhập khẩu
II. Cách viết CV xin việc nhân viên xuất nhập khẩu
Vài năm trở lại đây, xuất nhập khẩu - hải quan đã và đang trở thành một trong số những ngành có tốc độ và tiềm năng phát triển cao, mở ra thị trường lao động rộng lớn. Xong, không vì thế mà việc ứng tuyển vị trí nhân viên xuất nhập khẩu dễ hơn so với các ngành khác. Từ việc chuẩn bị CV xin việc nhân viên xuất nhập khẩu đến tham dự phỏng vấn... Tất cả các bước trong quy trình xin việc của bạn đều phải được tiến hành hoàn hảo nếu không muốn bỏ nỡ cơ hội việc làm.
Cách viết CV xin việc nhân viên xuất nhập khẩu
I. Bố cục, hình thức của CV xin việc nhân viên xuất nhập khẩu
Nhân viên xuất nhập khẩu không chỉ am hiểu kinh doanh mà còn có kiến thức, kỹ năng để thích nghi các xu hướng kinh doanh quốc tế hóa, thông thạo ngoại ngữ để giao tiếp với đối tác, khách hàng nước ngoài. Vì vậy, khi viết CV xin việc nhân viên xuất nhập khẩu, bạn có thể cân nhắc chọn ngôn ngữ tiếng Anh (hoặc Trung, Nhật, Hàn... tùy vào công ty ứng tuyển) hoặc tiếng Việt. Bố cục CV được trình bày bắt mắt, các phần rõ ràng, hình thức đẹp và ấn tượng.
II. Cách viết CV xin việc nhân viên xuất nhập khẩu
CV xin việc nhân viên xuất nhập khẩu trước hết cần đảm bảo thiết kế và bố cục chỉn chu, đầy đủ bốn phần cơ bản:
- Thông tin liên hệ (Phần mở đầu).
- Kinh nghiệm làm việc.
- Trình độ học vấn.
- Kỹ năng.
1. Thông tin cá nhân và mục tiêu nghề nghiệp
Một ứng viên sẽ bị đánh giá là không chuyên nghiệp nếu thiếu phần thông tin liên lạc trong CV. Sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu bạn nộp CV xin việc xuất nhập khẩu nhưng lại không cung cấp cho nhà tuyển dụng phương thức liên lạc lại với mình. Nguyên tắc đầy đủ và chính xác thông tin trong phần này cũng giống như với tất cả CV xin việc của các vai trò khác.
Theo đó, những thông tin cần thiết trong mục này bao gồm:
- Họ tên đầy đủ.
- Số điện thoại cá nhân.
- Địa chỉ email.
Đọc thêm: Có nên làm Nhân viên Xuất Nhập Khẩu? ưu và nhược điểm của vị trí này
2. Phần kinh nghiệm làm việc
Đây là phần nhà tuyển dụng thường đặt nhiều sự chú ý. Cái họ quan tâm không phải bạn có lịch sử làm việc dài đến đâu mà là thông tin nhiệm vụ cụ thể, bài học kinh nghiệm cũng như thành tựu của ứng viên.
Bạn chỉ nên chia sẻ những công việc từng làm gần đây nhất, vị trí làm liên quan ít nhiều tới lĩnh vực xuất nhập khẩu. Và các ý đó nên được trình bày dưới dạng gạch đầu dòng, theo trình tự thời gian từ hiện tại ngược về quá khứ, ngôn từ dứt khoát, mạnh mẽ, tự tin.
Chẳng hạn như:
- Trợ lý kinh doanh cho công ty vận chuyển ABC, điều phối, kiểm soát 40 đơn hàng lớn nhỏ mỗi ngày, đảm bảo mức doanh thu 300 USD (gần 7 triệu đồng).
Xin việc làm nhân viên xuất nhập khẩu có thật sự khó?
3. Trình độ học vấn
Mặc dù đã là ứng viên có nhiều kinh nghiệm làm việc, bạn cũng đừng quên thêm mục trình độ học vấn vào CV. Lý do là gì? Để chứng minh thực lực và tư cách của bản thân? Đó chỉ là một phần. Thực tế, nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn "chiêu mộ" anh tài, trên mọi lĩnh vực.
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, có ít hoặc chưa có kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, lý tưởng nhất là bạn nên đưa phần trình độ học vấn lên trước phần kinh nghiệm làm việc. Thường thì nhà tuyển dụng sẽ tuyển nhân viên xuất nhập khẩu có từ bằng cao đẳng trở lên. Các chuyên ngành phù hợp nhất gồm có: Xuất nhập khẩu, Quản trị kinh doanh, Marketing, Luật, Ngoại ngữ và một số ngành liên quan khác.
Đọc thêm: 5 kỹ năng quan trọng của một nhân viên xuất nhập khẩu
4. Kỹ năng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhà tuyển dụng thường chỉ dành cực ít thời gian (tính bằng giây) để đọc lướt thông tin trong CV của ứng viên. Bạn sẽ thất bại nếu không thu hút được sự chú ý của họ trong vỏn vẹn vài giây. Đặc biệt với phần kinh nghiệm - phần nhà tuyển dụng thường nhìn tới đầu tiên.
Vì vậy, từ hình thức, cách trình bày, đến nội dung phải dễ theo dõi và đúng trọng tâm. Tốt hơn cả là bao quát hết những kỹ năng mà công ty tuyển dụng yêu cầu trong phần mô tả công việc. Tuy nhiên, cần trung thực với bản thân, chỉ liệt kê những kỹ năng bản thân thực sự có. Người phỏng vấn hoàn toàn có cách kiểm tra độ xác thực của thông tin bạn cung cấp.
Dưới đây là một số kỹ năng đặc trưng mà nhân viên xuất nhập khẩu cần trang bị:
- Kỹ năng lãnh đạo.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng thuyết trình.
- Kỹ năng đàm phán.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá.
- Kỹ năng lên kế hoạch, tổ chức.
Sau cùng, bạn hãy nhờ những người có kinh nghiệm giúp đỡ hoặc tự soát lại toàn bộ CV để kiểm tra và khắc phục những lỗi dùng từ, diễn đạt, lỗi căn chỉnh nếu có. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ có ích với bạn.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.