Cách viết CV xin việc Nhân viên bán hàng
MỤC LỤC:
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc Nhân viên bán hàng
II. Mẫu CV xin việc Nhân viên bán hàng
III. Cách viết CV xin việc Nhân viên bán hàng
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng Nhân viên bán hàng
Hướng dẫn các bước viết CV xin việc nhân viên bán hàng chuyên nghiệp
I. Thông tin nhất định phải có trong CV xin việc Nhân viên bán hàng
Như đã đề cập, khi xem xét và "chấm điểm" CV xin việc nhân viên bán hàng, nhà tuyển dụng sẽ không dành tất cả thời gian của họ để đọc kỹ từng phần, thay vào đó, họ chỉ dựa vào thông tin chính để tiện theo dõi và "bắt" lấy những gì họ cần. Thế nên, nếu CV của bạn không đủ ấn tượng và đúng trọng tâm thì kinh nghiệm hay những kỹ năng bạn có đều rất dễ trở nên vô nghĩa.
Với mục tiêu viết CV xin việc nhân viên bán hàng chuẩn, chuyên nghiệp nhất, ứng viên cần lưu ý làm nổi bật các thông tin về kỹ năng chốt sales, doanh số và các kỹ năng mềm như giao tiếp, tư vấn, chăm sóc khách hàng, thuyết trình và thuyết phục. Thiếu đi những thông tin này, CV của bạn không thể hoàn chỉnh.
II. Mẫu CV xin việc Nhân viên bán hàng
Về cơ bản, hầu hết các công việc bán hàng, kinh doanh hàng hóa đều không cần yêu cầu trình độ cao hay ứng viên dày dặn kinh nghiệm. Trẻ trung, năng động, khéo ăn nói, nhạy bén là những tố chất hàng đầu mà nhà tuyển dụng nào cũng đánh giá cao. Ứng viên nên cho thấy những tố chất đó ngay từ hình thức của CV ứng tuyển.
Để chọn đúng mẫu CV xin việc nhân viên bán hàng, bạn nên căn cứ vào các yếu tố như mặt hàng bạn sẽ bán là gì? Liệu nhà tuyển dụng sẽ thích mẫu CV có bố cục như thế nào?... Giả sử, nhân viên bán hàng thời trang thì CV có thể là các mẫu nhẹ nhàng, thanh lịch, trong khi CV của nhân viên bán hàng tạp hóa, siêu thị thì bố cục đơn giản, gọn gàng, font chữ dễ đọc, ngắn gọn trong 1 trang sẽ thích hợp hơn.
III. Cách viết CV xin việc Nhân viên bán hàng
1. Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân là phần ở ngay đầu của tất cả các CV, trong đó bao gồm các nội dung cơ bản nhất để ứng viên tự giới thiệu mình với nhà tuyển dụng. Đây cũng là phần dễ viết trong CV xin việc nhân viên bán hàng, miễn sao bạn viết đủ, đúng họ tên, vị trí ứng tuyển, số điện thoại, email và địa chỉ. Những thông tin không quan trọng như mạng xã hội thì bạn không nên trình bày. Ngoài ra, ảnh bạn chọn cho CV nên là ảnh trẻ trung, cười tươi tắn nhẹ nhàng, tạo cảm giác hợp với nghề dịch vụ.
Nên viết thông tin cá nhân trong CV xin việc Nhân viên bán hàng ra sao?
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Trong khi những ứng viên dày dặn kinh nghiệm tự tin viết về tham vọng trở thành cửa hàng trưởng một ngày nào đó, các bạn vừa đi làm nên trình bày mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn, hợp lý hơn như làm tốt, đạt doanh số cao... Chỉ bằng 2, 3 gạch đầu dòng ở phần này, CV xin việc nhân viên bán hàng của bạn có thể ấn tượng hơn nhiều với nhà tuyển dụng. Nhìn chung, bạn nên viết đơn giản, không đề cập tới mục tiêu trong 7 - 10 năm hay mục tiêu quá lớn, không thể thực hiện được.
Gợi ý:
- Thích nghi tốt với môi trường làm việc mới, bán hàng đạt doanh số cao vượt KPI.
- Thành thạo hơn các kỹ năng tư vấn, chốt sales và giao tiếp hiệu quả với khách hàng, khách hàng tiềm năng.
- Trở thành giám sát, tổ trưởng bán hàng sau 2, 3 năm làm việc.
Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc
3. Học vấn
Tuyển nhân viên bán hàng, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ không quá chú trọng đến bằng cấp - cho dù là với nhân viên part-time hay full-time. Tốt nghiệp THPT hay trung cấp, đại học đều có cơ hội việc làm miễn là bạn đáp ứng được yêu cầu về ngoại hình, kinh nghiệm, kỹ năng. Dẫu vậy, học vấn vẫn là phần phải được viết trong CV xin việc nhân viên bán hàng. Nhìn chung, bạn viết tên trường, niên khóa, ngành đã là đủ.
Gợi ý: Trường Trung cấp Du lịch Hà Nội (9/2019 - 6/2021)
- Ngành: Nghiệp vụ lễ tân
- Xếp loại: Khá.
4. Kinh nghiệm
4.1. Với ứng viên có kinh nghiệm
Kinh nghiệm làm nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh, telesales hay tư vấn viên, chăm sóc khách hàng sẽ giúp bạn có thêm cơ hội trúng tuyển khi ứng tuyển vị trí này. Chưa nói đến việc bạn có nhiều hay ít kinh nghiệm nhưng có thông tin để viết vào CV xin việc nhân viên bán hàng khoảng 2 - 4 thông tin chính, bạn rất dễ được mời phỏng vấn.
Một khi đã có kinh nghiệm, bạn hãy viết rõ nơi làm việc, vai trò, thời gian và những nhiệm vụ chủ yếu cũng như thành tích về doanh số, các kỹ năng bạn rèn luyện, tích lũy được. Làm rõ, nhấn mạnh các thông tin này ở trong CV bạn nhé.
Gợi ý: Siêu thị mini NKL, Nhân viên bán hàng siêu thị (5/2020 - nay)
- Hỗ trợ khách trong quá trình lựa chọn, tìm kiếm sản phẩm; xử lý thanh toán tiền mặt, thẻ và quét mã.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thu ngân và làm báo cáo doanh thu theo ca làm việc.
4.2. Với ứng viên chưa có kinh nghiệm
Thiếu kinh nghiệm sẽ là một điểm yếu và khiến CV xin việc nhân viên bán hàng của bạn phần nào "yếu thế" hơn so với các ứng viên đã đi làm nhiều năm, nhất là trong các cửa hàng bắt buộc tìm ứng viên có kinh nghiệm. Dù thế, vẫn có cách để bạn viết phần này trong CV theo cách thuyết phục, thay thế thiếu sót bằng thế mạnh của mình.
Bạn chưa đi làm trong vai trò liên quan nhưng đã từng đi thực tập hay hỗ trợ công việc buôn bán của gia đình, người thân? Bạn tự kinh doanh online hay làm CTV? Nếu có, hãy liệt kê vào CV xin việc nhân viên bán hàng. Trường hợp không có bất kỳ trải nghiệm nào bạn cũng nên giải thích rõ, kèm theo lời đảm bảo sẽ chăm chỉ, nghiêm túc với công việc, nhanh chóng học hỏi và thích nghi.
Gợi ý: CTV bán hàng online (2020 - nay)
- Đăng bán các sản phẩm quần áo, phụ kiện thời trang trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử.
- Lợi nhuận tăng đều hàng tháng, doanh số thường xuyên vượt mức KPI dành cho CTV.
5. Kỹ năng
Sở hữu bộ kỹ năng cơ bản, bạn có thể làm nhân viên bán hàng trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào. Công việc này không cần bằng cấp cao cũng không nhất định phải có kinh nghiệm nhưng các kỹ năng mềm, kỹ năng kinh doanh, bán hàng thì không thể thiếu. Viết CV xin việc nhân viên bán hàng, phần kỹ năng bạn sẽ cần đặc biệt chú ý, nhất định phải bao gồm các kỹ năng mà chắc chắn nhà tuyển dụng nào cũng cần (dĩ nhiên là bạn phải thành thạo).
Gợi ý:
- Kỹ năng tư vấn, chốt đơn hàng (chốt sales).
- Kỹ năng giao tiếp khéo léo.
- Kỹ năng thuyết phục.
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng.
- Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề.
6. Sở thích
CV xin việc nhân viên bán hàng sẽ thu hút hơn nếu ứng viên có thể thể hiện một phần tính cách của bản thân qua các phần như sở thích và hoạt động. Thường thì mỗi người đều sẽ có một vài sở thích và chẳng phải ai cũng giống ai. Nhà tuyển dụng sẽ không áp đặt tiêu chuẩn cho phần này, phải như thế nào mới phù hợp với công việc, môi trường làm việc... Dù vậy, bạn vẫn nên lưu ý lựa chọn 2 - 4 sở thích thể hiện cá tính, sự nhiệt tình, kiên nhẫn, thích giao tiếp... của mình như du lịch, khám phá, trò chuyện, xem phim, nghe nhạc, đi thiện nguyện.
Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc
7. Hoạt động
Bên cạnh sở thích thì hoạt động cũng là một phần khác có thể giúp CV xin việc nhân viên bán hàng thêm sinh động, đầy đủ. Những bạn đã từng hoặc đang rất tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa trong trường học, trong câu lạc bộ hay các tổ chức, hội nhóm vì cộng đồng sẽ có thông tin viết phần này (nhưng không nên viết quá dài). Trong khi đó, nếu bạn không tham gia hoạt động nào hoặc không thực sự yêu thích thì nên ẩn khỏi CV thay vì cố nói dối hay thể hiện quá đà.
8. Tham chiếu
Nhìn chung, tham chiếu luôn là một phần khá dễ viết, nhất là đối với các công việc như nhân viên bán hàng. Trong CV của mình, bạn chỉ cần liệt kê họ tên, chức danh công việc và phương thức liên hệ với 1 hoặc 2 người tham chiếu - có thể là giảng viên hay tốt nhất là quản lý cũ (giám sát, cửa hàng trưởng, chủ cửa hàng...). Nhà tuyển dụng sẽ chủ động liên hệ và hỏi về bạn khi cần.
Có thể nói, chứng chỉ và giải thưởng là 2 phần mà chẳng mấy ứng viên vị trí nhân viên bán hàng có thông tin để viết. Trừ khi bạn xin việc ở các cửa hàng, công ty nước ngoài thì chứng chỉ ngoại ngữ là chứng chỉ nên có và cần có. Các giải thưởng về hoạt động văn nghệ, thể thao hoặc khen thưởng nhân viên xuất sắc... cũng sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Tuy nhiên, nếu không có thông tin, bạn hãy bỏ qua 2 phần này bằng cách ẩn đi nhé.
Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc?
Nhà tuyển dụng tuyển Nhân viên bán hàng dựa trên những tiêu chí nào?
IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng Nhân viên bán hàng
Trong các bản mô tả công việc nhân viên bán hàng, nhà tuyển dụng đều đã liệt kê đầy đủ những yêu cầu cơ bản như kinh nghiệm làm việc, học vấn, ngoại hình, tuổi tác... Thế nhưng, đồng thời họ cũng sẽ có kỳ vọng về tính cách, tố chất của ứng viên. Một số tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên bán hàng thường là:
- Ngoại hình sáng, khéo nói.
- Nhanh nhẹn, hoạt bát.
- Trung thực, chăm chỉ, cẩn thận.
- Kỹ năng sắp xếp công việc, quản lý thời gian.
- Kỹ năng tin học cơ bản.
- Kỹ năng tư vấn, kỹ năng thu ngân.
- Bình tĩnh, kiên nhẫn và xử lý tình huống nhanh, hợp lý.
Bán hàng là một công việc thú vị, thu nhập khá cao, đặc biệt là với những bạn không có bằng cấp cao, thích giao tiếp với nhiều người. Muốn ứng tuyển thành công vào vị trí này, biết cách viết CV xin việc nhân viên bán hàng chỉ là bước đầu. Đảm bảo CV được chuẩn bị hoàn hảo, sau đó sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn tiềm năng, bạn sẽ có được công việc mơ ước.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.