B2C là gì? Lợi ích của thương mại điện tử B2C
Một trong những thuật ngữ cơ bản, phổ biến nhất của thế giới kinh doanh và bán lẻ là B2C. Ngày nay, hoạt động B2C cực kỳ phổ biến, vừa giúp doanh nghiệp, người kinh doanh rút ngắn khoảng cách với khách hàng, vừa tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận dịch vụ dễ dàng hơn. Cũng nhờ vậy, B2C còn có thể cung cấp nhiều cơ hội việc làm cạnh tranh, hấp dẫn.
MỤC LỤC:
1. B2C là gì?
2. B2C hoạt động như thế nào?
3. Các loại công ty B2C
4. So sánh B2C với B2B
5. Lợi ích của thương mại điện tử B2C
Hiểu thế nào về B2C?
1. B2C là gì?
B2C - viết tắt của Business-to-Consumer, nghĩa là từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng. B2C được định nghĩa là một mô hình bán lẻ trong đó sản phẩm chuyển trực tiếp từ doanh nghiệp đến người dùng cuối đã mua hàng hóa hoặc dịch vụ cho mục đích sử dụng cá nhân. Nó thường tương phản với mô hình B2B (giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp), liên quan đến việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các doanh nghiệp thay vì giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Định nghĩa B2C là gì có thể áp dụng cho bất kỳ giao dịch kinh doanh nào mà người tiêu dùng trực tiếp nhận hàng hóa hoặc dịch vụ - chẳng hạn như cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, bệnh viện. Tuy nhiên, thông thường thì B2C đề cập đến các doanh nghiệp thương mại điện tử, sử dụng các nền tảng trực tuyến để kết nối sản phẩm của họ với người tiêu dùng.
Đọc thêm: B2B Marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược B2B Marketing hiệu quả
2. B2C hoạt động như thế nào?
Doanh nghiệp B2C bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng của họ qua cả kênh trực tuyến và trực tiếp, miễn là người mua là người dùng cuối của sản phẩm/ dịch vụ đó (cho mục đích cá nhân). Doanh nghiệp có thể bán sản phẩm của chính mình hoặc là trung gian.
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử B2C đã có sự gia tăng đột biến, điển hình như sự lớn mạnh của Amazon. Trong khi một số doanh nghiệp B2C sử dụng nền tảng của họ để tiếp thị và bán sản phẩm của chính họ, những doanh nghiệp khác kiếm tiền bằng cách kết nối người mua với người bán, sử dụng lưu lượng truy cập nội dung để bán không gian quảng cáo.
Trong số những gã khổng lồ thương mại điện tử như Amazon và eBay, các công ty B2C nổi tiếng thế giới khác bao gồm Facebook, Netflix,...
Có những loại công ty B2C nào phổ biến?
3. Các loại công ty B2C
Mặc dù thuật ngữ "B2C" được sử dụng thường xuyên nhất để chỉ các nhà bán lẻ và thị trường, nó cũng có thể được áp dụng cho các nhà cung cấp nội dung và dịch vụ.
Các doanh nghiệp B2C có thể thay đổi và điều tiết cho phù hợp với thị trường và đối tượng người dùng. Một số công ty B2C có thể chọn áp dụng kết hợp các mô hình lợi nhuận với nhau để tối ưu hóa vốn và doanh thu. Các loại hình công ty B2C phổ biến bao gồm:
- Bán hàng trực tiếp: Đây là hình thức kinh doanh thương mại điện tử phổ biến và quen thuộc nhất, nơi khách hàng mua hàng trực tiếp từ người bán.
- Trung gian: Thay vì cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của riêng họ cho người mua sắm trên trang web, các công ty thương mại điện tử này cung cấp nền tảng cho thị trường C2C (từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng), kết nối người mua với người bán độc lập. Các công ty trung gian thường thu lợi nhuận bằng cách tính một tỷ lệ phần trăm nhỏ trong mỗi lần bán hàng từ các nhà cung cấp (chẳng hạn như Shopee, Lazada).
- Dựa trên quảng cáo: Doanh nghiệp B2C theo hình thức này sử dụng các chiến lược thúc đẩy lưu lượng truy cập như tiếp thị nội dung để kết nối người mua sắm với các quảng cáo có liên quan cho các sản phẩm và dịch vụ. Trong trường hợp này, trang web thu được lợi nhuận từ việc bán không gian quảng cáo.
- Dựa vào cộng đồng: Tương tự như các doanh nghiệp dựa trên quảng cáo, các công ty dựa trên cộng đồng sử dụng các cộng đồng trực tuyến tập trung vào danh tính hoặc sở thích cụ thể và thông tin như dữ liệu nhân khẩu học, vị trí địa lý để kết nối những người truy cập trang web với các quảng cáo được nhắm mục tiêu. Ví dụ Facebook và các diễn đàn trực tuyến.
- Tính phí: Các công ty 2BC này yêu cầu đăng ký trả phí để đổi lấy quyền truy cập không hạn chế vào nội dung của họ. Ví dụ các tờ báo lớn như The Wall Street Journal, The New Yorker hay Netflix.
- Trực tiếp: Cửa hàng, phòng khám,... cũng là B2C trực tiếp.
4. So sánh B2C với B2B
Sự khác biệt cơ bản giữa mô hình bán lẻ B2C và B2B là công ty bán cho ai. Các doanh nghiệp B2C bán trực tiếp cho người tiêu dùng, trong khi các công ty B2B bán cho các doanh nghiệp khác; các doanh nghiệp khác này sau đó có thể tiếp tục phục vụ các doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng khác. Những điểm khác biệt chủ yếu là:
4.1. Với B2C
- Quy mô mua hàng nhỏ hơn và số tiền ít hơn.
- Mua hàng được thực hiện cho cá nhân hoặc hộ gia đình. Quyết định mua có thể bao gồm những người có ảnh hưởng hoặc những người dùng khác.
- Quá trình bán hàng có xu hướng hướng vào sản phẩm hoặc dịch vụ nhiều hơn và ít dựa vào mối quan hệ hơn - loại trừ các nhà cung cấp dịch vụ.
- Có thể đưa ra các quyết định mua theo cảm tính và mua theo xung động thường xuyên.
- Chu kỳ bán hàng ngắn hơn nhiều; quá trình mua thường là một bước duy nhất.
- Mua hàng xoay quanh kết quả và sự hài lòng tức thì.
- Bản sắc thương hiệu được nhấn mạnh.
- Hoạt động tiếp thị, quảng cáo thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí.
4.2. Với B2B
- Số lượng hàng hóa/ dịch vụ được mua bán nhiều hơn, số tiền chi trả lớn hơn.
- Nhiều người tham gia vào các quyết định mua hàng và họ có thể đến từ nhiều bộ phận trong một tổ chức, doanh nghiệp.
- Quy trình bán hàng dựa trên mối quan hệ.
- Tính toán kỹ lưỡng, thảo luận nhiều thời gian và quyết định mua hàng được cân nhắc dựa trên công cụ đánh giá có độ chính xác cao.
- Chu kỳ bán hàng dài hơn, phức tạp hơn.
- Mua hàng dựa trên mục tiêu dài hạn.
- Hoạt động tiếp thị, quảng cáo chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí.
Đọc thêm: Nhân viên kinh doanh B2B là làm gì? lương có cao không?
B2C và B2B có gì khác biệt?
5. Lợi ích của thương mại điện tử B2C
Các mô hình thương mại điện tử B2C có nhiều lợi ích tiềm năng, bao gồm:
- Thúc đẩy toàn cầu hóa: Các doanh nghiệp B2C quy mô lớn hơn thường có đối tượng mục tiêu rất lớn. Do đó, các quảng cáo và chiến dịch tiếp thị có thể tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng, thông qua internet và phương tiện truyền thông xã hội.
- Giá thành tương đối thấp: Các mô hình thương mại điện tử B2C có thể cắt giảm chi phí vận hành và cơ sở hạ tầng vật chất.
- Cá nhân hóa khách hàng: Các doanh nghiệp B2C cũng có thể tiếp thị trực tiếp đến các phân khúc người tiêu dùng và đối tượng mục tiêu thích hợp.
- Thu thập dữ liệu khách hàng đã dạng: Dữ liệu khách hàng có giá trị - chẳng hạn như số liệu thống kê về chuyển đổi bán hàng, địa chỉ email để tự động hóa tiếp thị, phân tích, mẫu hành vi của khách hàng, vùng địa lý và tâm lý học - có thể củng cố chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp và cung cấp thông tin chi tiết về người dùng.
JobOKO vừa chia sẻ cùng bạn định nghĩa B2C là gì và các đặc điểm của B2C, lợi ích, thế mạnh của hình thức kinh doanh này. Bên cạnh đó, việc so sánh với B2B cũng sẽ giúp bạn phân biệt được 2 mô hình kinh doanh chủ đạo ngày nay và có định hướng tốt hơn cho những lựa chọn nghề nghiệp của mình.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.