Bộ câu hỏi xác minh thông tin ứng viên dành cho HR
Hầu hết nhà tuyển dụng đều coi việc xác minh thông tin ứng viên là một phần quan trọng của quy trình tuyển dụng. Xác minh thông tin ứng viên bao gồm việc liên hệ với nhà tuyển dụng, người quản lý, trường học hoặc bất cứ đơn vị công tác nào khác của ứng viên trước đây để xác minh các thông tin quan trọng liên quan đến học vấn, kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm của họ.
MỤC LỤC:
1. Ưu/nhược điểm của việc xác minh thông tin ứng viên
2. Bộ câu hỏi xác minh thông tin ứng viên dành cho HR
3. Lưu ý khi thực hiện xác minh thông tin ứng viên
Tham khảo bộ câu hỏi xác minh thông tin ứng viên cho HR
1. Ưu/nhược điểm của việc xác minh thông tin ứng viên
Việc xác minh thông tin ứng viên đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều của các chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự. Nhiều người cho rằng, xác minh thông tin ứng viên là không cần thiết, bởi vì:
- Nó thực sự không có ý nghĩa to lớn đối với quyết định tuyển dụng nhân sự.
- Nó sẽ không thể giúp nhà tuyển dụng xác định điểm yếu của ứng viên bởi họ hầu như sẽ chỉ đề xuất những người có quan hệ tốt và sẽ tán dương họ.
- Các công ty và nhà tuyển dụng thường ít khi đọc thông tin ứng viên được xác minh, nhiều người thậm chí còn bỏ qua hoàn toàn bước này.
Trong khi đó, cũng có rất nhiều người ủng hộ và cho rằng việc xác minh thông tin ứng viên là cần thiết để đưa ra quyết định cuối cùng. Hơn nữa, mục đích của xác minh thông tin ứng viên không phải là để xem nhà tuyển dụng trước đây thích hay không thích họ. Quan trọng hơn hết, nó sẽ giúp nhận biết ứng viên không trung thực hoặc xác định điểm mạnh/điểm yếu của ứng viên để có phương án hỗ trợ và đào tạo tốt nhất khi trúng tuyển.
2. Bộ câu hỏi xác minh thông tin ứng viên dành cho HR
Với mục tiêu kiểm tra ứng viên là người có tính cách thật như thế nào, mỗi nhà tuyển dụng đều nên chuẩn bị cho mình một bộ câu hỏi xác minh thông tin ứng viên đối với từng vị trí cụ thể. Dưới đây là các câu hỏi phổ biến nhất thường được sử dụng trong các bài kiểm tra tố chất ứng viên:
- Bạn có thể giúp tôi làm rõ thời gian làm việc, chức danh, mức lương và công việc chính của [tên ứng viên] hay không? Tại sao [tên ứng viên] lại nghỉ việc?
- Làm thế nào mà trước đây bạn biết [tên ứng viên] vậy?
- Tại sao trước đây bạn quyết định tuyển [tên ứng viên] cho công việc này?
- Nếu có cơ hội thì bạn có muốn tuyển dụng lại [tên ứng viên] hay không? Tại sao?
- Theo bạn, điểm mạnh, điểm yếu lớn nhất của [tên ứng viên] là gì?
- Ở công ty, [tên ứng viên] có hòa nhập tốt với đồng nghiệp và môi trường làm việc hay không?
- Đối với các vấn đề xảy ra trong công việc thì [tên ứng viên] thường phản ứng như thế nào?
- Bạn có lời khuyên nào cho tôi khi tuyển dụng [tên ứng viên] vào làm cho công ty mình hay không?
- Còn điều gì về [tên ứng viên] mà tôi cần phải biết, tôi chưa hỏi đến hay không?
Những câu hỏi xác minh thông tin ứng viên phổ biến HR cần biết
3. Lưu ý khi thực hiện xác minh thông tin ứng viên
Dưới đây là một số điều mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng cần phải ghi nhớ khi tiến hành xác minh thông tin ứng viên:
- Tham khảo ý kiến của người phỏng vấn: Người phỏng vấn có thể đã đồng ý tuyển dụng một ứng viên nào đó nhưng chẳn hẳn vẫn còn một vài khía cạnh mà họ quan tâm. Còn điều gì về ứng viên mà người phỏng vấn chưa rõ? Có thông tin nào mà họ muốn xác nhận lại hoặc muốn tìm hiểu rõ hơn hay không? Từ đó, nhà tuyển dụng có thể xây dựng bộ câu hỏi xác minh thông tin ứng viên dành cho HR dựa trên những thông tin này.
- Mô tả công việc cho người xác minh thông tin ứng viên và đặt câu hỏi cụ thể dựa trên những mô tả đó: Ví dụ, "Đối với công việc này, [tên ứng viên] sẽ phải làm những công việc như..." Sau đó, hãy để người ở đầu dây bên kia giải thích xem liệu ứng viên có phù hợp với những công việc này hay không. Cách xác minh thông tin ứng viên như vậy sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc hỏi trực tiếp "Theo bạn, [tên ứng viên] có thể làm được việc... hay không?"
- Đặt câu hỏi cụ thể nhưng phải là câu hỏi mở: Những câu hỏi như "Bạn nghĩ thế nào về [tên ứng viên]?" đều vô ích, trừ khi bạn muốn nhận được câu trả lời mập mờ kiểu như "[tên ứng viên] rất tuyệt." Thay vào đó, hãy hỏi các câu hỏi phỏng vấn về thái độ và trình độ của ứng viên thật cụ thể, khéo léo yêu cầu người kia phải đưa ra các ví dụ để chứng minh hoặc thông tin chi tiết về một dự án mà ứng viên đã làm việc. Ví dụ: "Theo tôi được biết thì [tên ứng viên] đã tham gia vào việc xây dựng website cho công ty bạn. Bạn có thể cho tôi biết công việc cụ thể của [tên ứng viên] là gì hay không?"
Phỏng vấn là một quá trình hết sức căng thẳng và việc xác minh thông tin ứng viên cũng như vậy nếu như bạn thực sự nghiêm túc với nó. Với tư cách là một nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp mình, bạn hoàn toàn có quyền tìm đến nhiều đơn vị khác nhau để xác minh thông tin ứng viên trước khi đưa ra quyết định chính thức. Đây cũng là một việc làm cần thiết nếu như bạn muốn nâng cao hiệu quả của quá trình tuyển dụng.
Đăng ký tài khoản nhà tuyển dụng trên Joboko như thế nào?
Ngoài ra nhà tuyển dụng cũng nên cân nhắc lại hình thức cũng như các cách tuyển dụng để đem lại kết quả tốt nhất. Các doanh nghiệp hay cơ quan tổ chức có thể lựa chọn đăng ký tài khoản nhà tuyển dụng trên JOBOKO để tìm kiếm ứng viên phù hợp dễ dàng nhất nhé.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.