Cách đối phó với đồng nghiệp không chịu hợp tác
Đi làm mỗi ngày sẽ trở thành cực hình nếu chúng ta phải làm việc cùng đồng nghiệp khó tính và không chịu hợp tác. Nếu bạn phải làm việc cùng những người có thái độ tiêu cực, thậm chí một nhiệm vụ dễ dàng nhất cũng có thể biến thành cơn ác mộng. Làm sao để đối phó với đồng nghiệp không chịu hợp tác để duy trì sự tỉnh táo và hiệu suất làm việc của bạn?
Nếu vấn đề do bản thân bạn thì còn dễ giải quyết, nếu do người khác thì không hề đơn giản vì chi phối hành động và suy nghĩ của người khác là điều vô cùng khó khăn. Trước hết, bạn cần tìm ra nguyên nhân tại sao họ lại có thái độ tiêu cực với bạn, từ đó tìm ra biện pháp xử lý. Với những đồng nghiệp lười biếng hay không chịu hợp tác thì bạn cần xử lý ra sao? Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý một số cách trị đồng nghiệp lười biếng nơi công sở hay không chịu hợp tác để tạo mối quan hệ tốt đẹp hơn trong công việc.
Làm thế nào để đối phó với đồng nghiệp không chịu hợp tác?
Cách ứng xử với đồng nghiệp không chịu hợp tác
Lắng nghe
Mặc dù lúc đầu có thể bạn không thích nhưng để cải thiện mối quan hệ trong công việc luôn cần nhiều thời gian. Người ta thường hành động để được mọi người chú ý đến. Một đồng nghiệp có thái độ không hợp tác có thể do không được lắng nghe. Trong trường hợp này, bạn hãy dành thời gian chăm chú lắng nghe những gì họ muốn nói và thể hiện cho họ thấy bạn đang tập trung bằng câu hỏi và những cái gật đầu. Đây cũng được coi là một cách trị đồng nghiệp xấu tính nơi công sở. Muốn có cách xử lý hợp lý chúng ta cũng cần học hỏi những chiêu thức, nghệ thuật cư xử sao cho phù hợp nhất.Thư giãn vài phút để lấy lại tinh thần
Có những ngày làm việc dài dằng dặc như cả năm vậy với một đống công việc cần giải quyết, làm cho cả bạn và đồng nghiệp hay cả quản lý đều căng thẳng. Lúc đó dù bạn cố gắng đến đâu cũng không thể có kết quả tốt. Những gì bạn cần lúc này là thay đổi không gian tạm thời để thả lỏng bản thân. Bạn càng dành thời gian ở cạnh ai đó (nhất là trong tình huống căng thẳng) thì có lẽ họ sẽ càng làm bạn khó chịu. Dành ra vài phút nghỉ ngơi sau 1-2 giờ làm việc. Đi dạo 5 phút ngoài trời nơi có không gian thoáng đãng hoặc ngồi trong phòng chờ công ty cùng một cốc cafe nóng. Thư giãn bản thân trước khi quay lại làm việc với đồng nghiệp để có trạng thái tinh thần tốt hơn, giàu năng lượng hơn.Đối thoại
Im lặng là nguồn gốc phát sinh hiểu lầm. Nên nhớ rằng nếu bạn không bày tỏ sự quan tâm, lo lắng của mình với đồng nghiệp, họ sẽ không có khả năng thay đổi vì thậm chí họ còn không biết vấn đề gì đang tồn tại. Lịch sự mời đồng nghiệp của bạn ra ngoài hoặc sang phòng cách nói chuyện riêng trong vài phút. Đừng buộc tội hay đổ lỗi, nói chuyện cởi mở với họ về điều đang làm bạn khó chịu, đồng thời hỏi lại liệu bạn có làm gì khiến cô ấy/anh ấy khó chịu không. Cùng nhau quay trở lại để tìm ra giải pháp thích hợp với cả hai.Tìm ra nguyên nhân khiến đồng nghiệp không chịu hợp tác để giải quyết vấn đề
Tránh xa
Nếu thái độ tiêu cực của họ là do cố tình gây nên để nhằm vào bạn thì những biện pháp ở trên hầu như là không có tác dụng. Nếu đồng nghiệp của bạn thực sự làm ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và thái độ của bạn, cách đơn giản nhất là tránh xa họ khi không cần trao đổi công việc.Khi bắt buộc phải nói chuyện với anh ấy/cô ấy, hãy đặt ra giới hạn cho bản thân. Tự nhủ rằng bạn sẽ không để sự tiêu cực và thái độ của họ làm ảnh hưởng đến mình và rồi bạn sẽ thấy hành vi của họ không liên quan gì đến mình cả. Tự hứa với mình sẽ không để cho họ hả hê vì đã làm bạn phiền lòng, bất kể họ chỉ trích, tán gẫu hay nói chuyện điện thoại làm ồn đến bạn. Để không bị ảnh hưởng khi đồng nghiệp làm phiền, bạn nên học hỏi kinh nghiệm. Đặc biệt đừng để bản thân mình quá hiền, như vậy sẽ khiến bạn thường xuyên trở thành đối tượng bị bắt nạt hơn.
Hãy cứ đối xử với họ lịch sự và nhã nhặn cho dù họ có đối xử tệ với bạn. Đặt mình vào trường hợp nếu có người đối xử tử tế với bạn, bạn cũng khó lòng mà cứ mãi tệ bạc với người ta. Nói chuyện lịch sự với đồng nghiệp, có thể họ sẽ cảm thấy tội lỗi và thay đổi cách cư xử với bạn. Nếu không thì cũng chẳng sao, điều đó chứng minh nguyên tắc làm người tốt đẹp của bạn sẽ chẳng vì ai đó xấu tính mà thay đổi.
Nếu hành vi của họ gây hậu quả nghiệm trọng vượt ngoài tầm kiểm soát, bạn không còn lựa chọn nào khác là tìm kiếm sự hỗ trợ từ cấp trên hoặc phòng nhân sự (HR) của công ty. Nếu cần, hãy đề nghị hẹn gặp riêng với người có thẩm quyền vì mục đích bảo mật.
>> Bạn đang muốn chuyển việc làm, để nhận tin tuyển dụng việc làm nhanh nhất hãy truy cập vào Joboko.com nhé.
>> Nếu quan tâm tới nội dung bài viết bạn đọc đừng quên để lại ý kiến đánh giá bình luận bên dưới nhé.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.