Hướng dẫn cách viết CV Chuyên viên Tuyển dụng dễ ghi điểm nhất

Trong bài viết dưới đây JobOKO sẽ gửi đến các bạn bản hướng dẫn cách viết CV Chuyên viên Tuyển dụng chuẩn form và dễ ghi điểm nhất, hỗ trợ bạn trong quá trình tìm kiếm công việc phù hợp cho bản thân nhé.

Ngành Quản trị nhân sự hiện đang rất "hot", thu hút nhiều sự quan tâm của người lao động. Vậy nên CV Chuyên viên Tuyển dụng cần có nhiều danh mục khác biệt, nổi bật cũng như đòi hỏi sự chỉn chu, chuyên nghiệp hơn so với CV thông thường.

cach viet cv chuyen vien tuyen dung

Mẹo viết CV xin việc HR, mẫu CV chuyên viên tuyển dụng chuyên nghiệp, ấn tượng

I. CV Chuyên viên Tuyển dụng cần làm nổi bật những thông tin gì?

Đối với CV Chuyên viên tuyển dụng, CV HR Intern, mẫu CV nhân sự, bạn hãy lưu ý một số thông tin quan trọng sau:

1. Phần thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân là phần cơ bản mà CV nào cũng có. Nó sẽ gồm những mục cố định như Họ tên, Ngày sinh, Địa chỉ, Thông tin liên lạc (SĐT, Email,...). Lưu ý bạn nên ghi thông tin một cách ngắn gọn, sử dụng tên email nghiêm túc để thể hiện tính chuyên nghiệp của bản thân nhé.

2. Phần mục tiêu của chuyên viên tuyển dụng nên trình bày như thế nào?

Mục tiêu nghề nghiệp là phần bạn nên chia sẻ những định hướng phát triển trong tương lai gần và xa một cách ngắn gọn, cô đọng nhất. Bởi đây là CV dành cho những người đã có kinh nghiệm rồi, vậy nên phần mục tiêu nghề nghiệp bạn cần chú trọng nêu ra những điểm nổi bật nhất về công việc, kỹ năng của bản thân. Cụ thể, bạn nên định hướng viết mục tiêu nghề nghiệp bằng cách trả lời các câu hỏi về:

- Nền tảng học tập và làm việc (Chuyên ngành là gì? Đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm làm trong ngành? Đã từng làm việc ở đâu?...)

- Thế mạnh của bạn trong ngành nhân sự là gì?

- Bạn đề ra mục tiêu gì cho bản thân trong những năm tới?

Bạn hãy cố gắng chắt lọc thông tin sao cho thật ngắn gọn, cô đọng, tối đa 150 từ. Nếu viết quá dài dòng, phần này sẽ bị thiên về kể lể, gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

3. Phần trình độ học vấn có nên liệt kê các khóa học online?

Giống như các mẫu CV bình thường, CV Chuyên viên Tuyển dụng cũng cần có phần liệt kê quá trình học tập của ứng viên. Bên cạnh những yếu tố cơ bản như tên trường, chuyên ngành, thời gian đào tạo, xếp loại, điểm GPA, bạn cũng có thể nêu thêm một số dự án nghiên cứu mình từng tham gia để tăng sự phong phú. Hoặc nhắc tới một vài khóa học ngắn hạn, khóa học online để củng cố background của bản thân. Lưu ý hãy chỉ nêu những điều có liên quan đến vị trí mình đang ứng tuyển thôi nhé.

4. Phần kinh nghiệm làm việc viết như thế nào cho thu hút?

Đây là phần mô tả công việc chuyên viên tuyển dụng, là yếu tố tiên quyết để nhà tuyển dụng xem xét mức độ phù hợp của bạn với vị trí Chuyên viên Tuyển dụng. Tại mục kinh nghiệm làm việc, thay vì tập trung kể lể quá trình làm việc của bản thân, CV Chuyên viên Tuyển dụng nên tập trung đến những số liệu, thành tích đã đạt được.

Hãy sắp xếp thứ tự các vị trí công việc từ gần nhất đến xa nhất, bổ sung các chỉ tiêu, số liệu, tỷ lệ % càng chi tiết càng tốt về những gì bạn đã làm được. Tuy nhiên, chúng cần phải liên quan chặt chẽ hoặc có kết nối với vị trí bạn đang ứng tuyển. Ví dụ bạn đang xin việc cho vị trí Chuyên viên Tuyển dụng, bạn không thể kể những thành tích liên quan tới dạy học hay ca hát, vẽ tranh,... mà phải là quản lí nhân sự, tổ chức các hoạt động nội bộ hay một vài yếu tố tương tự.

Một điểm lưu ý là mỗi doanh nghiệp/ công ty đều có yêu cầu riêng đối với vị trí tuyển dụng. Vậy nên bạn hãy dựa vào JD doanh nghiệp/ công ty đó đưa ra để chọn lọc từ khóa liên quan nhất, phù hợp nhất, giúp nâng cao "độ nhận diện" và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng nhé.

5. Kỹ năng cần có của chuyên viên tuyển dụng

Trong ngành nhân sự, các kỹ năng cứng bạn cần đảm bảo là Kỹ năng tuyển dụng, Kỹ năng truyền thông; Kỹ năng sàng lọc; Kỹ năng sắp xếp, đánh giá phỏng vấn; Ngoại ngữ và Tin học văn phòng. Bên cạnh đó, bạn hãy nêu thêm một số kỹ năng mềm liên quan như giao tiếp, hợp tác, tổ chức, nêu và giải quyết vấn đề,... để "PR" bản thân.

Việc nêu được những kỹ năng sát yêu cầu tuyển dụng sẽ khiến bạn dễ dàng lọt vào "mắt xanh" của nhà tuyển dụng hơn đấy. Ở đây, bạn nên nêu tối thiểu 5 kỹ năng, và tuyệt đối tránh đưa ra các kỹ năng mà bản thân không có nhé.

6. Phần chứng chỉ, bằng cấp, hoạt động ngoại khóa liên quan

Chứng chỉ, bằng cấp là phần không bắt buộc phải có. Tuy nhiên với CV Chuyên viên Tuyển dụng, việc "show" ra năng lực cụ thể, đã được kiểm chứng của bản thân sẽ đem lại điểm cộng rất lớn cho ứng viên. Bạn chỉ cần liệt kê vắn tắt các hoạt động ngoại khóa, dự án cá nhân, dự án nghiên cứu khoa học, các giải thưởng,... bằng những gạch đầu dòng để nhà tuyển dụng có được cái nhìn tổng quan hơn về năng lực của bạn thôi. Hãy nhớ đừng viết quá dài, biến CV của mình thành một bài văn khoe khoang bản thân nhé.

7. Có nên ghi Sở thích vào CV chuyên viên tuyển dụng?

Ngoài những phần phía trên, bạn cũng có thể đưa vào CV các mục như sở thích hay tham chiếu.

Đối với phần sở thích, hãy chia sẻ rất ngắn về điều bạn thích làm như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, đi du lịch,... Tuyệt đối đừng đưa những thú vui như đi club, ăn uống, ngủ nướng,... vào CV nhé.

Còn về cách ghi người tham chiếu, nhà tuyển dụng thường sẽ xác nhận qua người tham chiếu sau khi CV của bạn đã qua được vòng chọn lọc. Tuy nhiên cũng không nên vì vậy mà "khai man". Điều này sẽ dẫn đến rất nhiều hệ quả khôn lường, ảnh hưởng đến cả tương lai phát triển của chính mình.
JobOKO cung cấp đa dạng mẫu CV theo ngành nghề, bao gồm mẫu CV HR Intern, CV hành chính nhân sự... đồng thời gợi ý cách viết kỹ năng và kinh nghiệm ấn tượng. Tải ngay mẫu CV Chuyên viên tuyển dụng trên JobOKO để bắt đầu sự nghiệp của một HR chuyên nghiệp.
cach viet cv chuyen vien tuyen dung

Mẫu CV nhân sự, cách viết CV Human resources resume

II. 4 điều cần tránh khi viết CV Chuyên viên Tuyển dụng

- Tuyệt đối tránh các lỗi sai chính tả: Đây là điều tiên quyết nếu bạn muốn CV của mình được đánh giá cao. Sai chính tả, lỗi đánh máy đều là điều nhất định cần tránh bởi chúng thể hiện sự cẩu thả, thiếu chỉn chu, thiếu đầu tư. Và từ đó, nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao năng lực cũng như sự cẩn thận của bạn.

- Trình bày bố cục gọn gàng, logic: Bố cục của một bản CV chỉ nên gói gọn trong một trang A4. Hãy sắp xếp các đề mục theo trình tự phù hợp, dễ quan sát nhất. Hoặc để tiện hơn, bạn có thể tham khảo các mẫu CV có sẵn trên JobOKO nhé.

- Tránh việc khoe khoang, kể lể quá nhiều về bản thân: Như đã nói ở trên, văn phong của CV cần hết sức cô đọng, ngắn gọn, đi thẳng vào trọng tâm. Nhà tuyển dụng một ngày phải nhận đến hàng ngàn hồ sơ gửi về, vậy nên họ sẽ không đánh giá cao một CV chỉ biết khoe khoang đâu nhé.

- Chú ý định dạng CV: Hãy đảm bảo CV của bạn được lưu dưới dạng file PDF (nếu ứng tuyển online) để tránh các rủi ro như lỗi font chữ, nhảy chữ,... nhé.

Trên đây là những lưu ý để bạn hoàn thiện một bản CV Chuyên viên Tuyển dụng đúng chuẩn và thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng. Hi vọng qua bài viết, bạn đã có thêm được nhiều thông tin hữu ích cho quá trình tìm kiếm công việc mơ ước cho chính mình.

tin mới

Bảo vệ quyền lợi khi nghỉ việc: Những điều người lao động cần nắm vững

Nhiều người lao động (NLĐ) khi quyết định rời khỏi công ty chỉ nghĩ đến việc kết thúc công việc mà không hề biết rằng: nếu không thực hiện đúng thủ tục nghỉ việc, NLĐ có thể bỏ lỡ các khoản tiền và rất nhiều quyền lợi khác mà lẽ ra mình được nhận. Điều này hoàn toàn có thể tránh được nếu NLĐ nắm vững những thông tin này!

31/12/2024 00:00

Bảo vệ quyền lợi khi nghỉ việc: Những điều người lao động cần nắm vững

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên trong CV hay nhất

Mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên rất quan trọng khi viết CV. Dù ứng tuyển vào trường công, trường tư hay trung tâm, bạn cũng cần viết rõ mục tiêu nghề nghiệp để nhà tuyển dụng thấy được định hướng với nghề.

07/08/2024 08:30

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên trong CV hay nhất

Lời chúc khi nghỉ việc tại công ty, lời cảm ơn, tin nhắn

Trong ngày cuối cùng làm việc, đừng quên gửi lời cảm ơn và lời chúc tới những đồng nghiệp đã đồng hành, gắn bó với bạn. Những lời chia tay này sẽ giúp bạn lưu giữ những kỷ niệm đáng nhớ và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người.

28/06/2024 19:40

Lời chúc khi nghỉ việc tại công ty, lời cảm ơn, tin nhắn

Mô tả công việc của Giáo Viên Tiếng Anh - English Teacher

Giảng dạy tiếng Anh là lựa chọn đầy triển vọng cho những người có trình độ tiếng Anh tốt. Xem ngay mô tả công việc của Giáo viên Tiếng Anh nếu bạn yêu thích và muốn gắn bó với nghề sư phạm.

26/06/2024 23:35

Mô tả công việc của Giáo Viên Tiếng Anh - English Teacher

Mẹo trả lời câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh làm việc trong môi trường cạnh tranh nhưng bù lại thu nhập rất tốt. Hãy chuẩn bị trước những câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên kinh doanh để tăng cơ hội trúng tuyển.

18/06/2024 09:07

Mẹo trả lời câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Cách trả lời Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh bất động sản

Việc làm nhân viên kinh doanh bất động sản đang thu hút nhiều người, mặc dù không yêu cầu bằng cấp cao nhưng đòi hỏi ứng viên có các kỹ năng và phẩm chất nhất định. Bạn hãy nghiên cứu và chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh bất động sản trước khi đi phỏng vấn để có lợi thế hơn trong quá trình tuyển dụng.

18/06/2024 06:30

Cách trả lời Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh bất động sản

Mô tả công việc của Trợ lý Kinh doanh, mức lương bao nhiêu?

Trợ lý kinh doanh thường làm việc tại các công ty bán lẻ và có trách nhiệm liên lạc với khách hàng để đảm bảo các giao dịch diễn ra một cách trơn tru. Hãy cùng JobOKO tìm hiểu mô tả công việc của Trợ lý Kinh doanh nếu bạn đang quan tâm tới vị trí này.

17/06/2024 18:30

Mô tả công việc của Trợ lý Kinh doanh, mức lương bao nhiêu?

Cách trả lời Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh dự án

Để tuyển được nhân viên kinh doanh dự án có tố chất, bạn cần thực hiện quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp và sử dụng các câu hỏi phỏng vấn hiệu quả. Tham khảo ngay bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh dự án chuyên nghiệp dưới đây.

17/06/2024 17:30

Cách trả lời Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh dự án

Mô tả công việc Thư ký kinh doanh, Business Secretary

Bộ phận kinh doanh trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho công ty bằng cách bán sản phẩm và dịch vụ. Thư ký kinh doanh là người hỗ trợ quan trọng trong việc quản lý hành chính và điều phối hoạt động của phòng kinh doanh. Vậy nhiệm vụ chính của Thư ký kinh doanh là gì?

17/06/2024 14:30

Mô tả công việc Thư ký kinh doanh, Business Secretary

Giáo viên tiếng Anh mầm non là làm gì? Yêu cầu ra sao?

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng phát triển, hiện có rất nhiều trường đào tạo tiếng Anh cho trẻ em. Nhu cầu tuyển dụng giáo viên tiếng Anh mầm non vì thế cũng tăng lên đáng kể. Hãy cùng JobOKO tìm hiểu giáo viên tiếng Anh mầm non là làm gì và kinh nghiệm để xin việc thành công.

17/06/2024 14:30

Giáo viên tiếng Anh mầm non là làm gì? Yêu cầu ra sao?
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.