Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên PR

27/05/2021 14:30
Nhân viên PR là người xây dựng và duy trì hình ảnh, danh tiếng thương hiệu của công ty. Để ứng tuyển vào vị trí nhân viên PR, ứng viên không chỉ cần tạo CV ấn tượng mà còn cần chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên PR sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về cơ hội nghề nghiệp của mình.

Trên thực tế, nhân viên PR công việc rất "quyền lực", giúp thay đổi cái nhìn của công chúng về doanh nghiệp. Từ việc xử lý thông cáo báo chí nâng cao hình ảnh tích cực của thương hiệu, kiểm soát thiệt hại do các thông tin tiêu cực gây ra,... nhân viên PR có tác động quan trọng tới hình ảnh công ty và nhận thức của khách hàng, đối tác, cộng đồng.

MỤC LỤC:
I. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên PR và gợi ý trả lời​​
II. Một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên PR phổ biến khác
III. Lưu ý khi phỏng vấn nhân viên PR

cau hoi phong van nhan vien pr

Hướng dẫn trả lời câu hỏi phỏng vấn Nhân viên PR

Khi bạn tham dự cuộc phỏng vấn nhân viên PR, nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng bạn có kỹ năng giao tiếp và viết tốt, suy nghĩ sáng tạo, nhanh nhẹn và năng động vì bạn sẽ là người đại diện, thay mặt cho công ty đưa ra các phát ngôn. Chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn là con đường để có được công việc mơ ước của bạn.

I. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên PR và gợi ý trả lời​

1. Vì sao bạn thích lĩnh vực truyền thông? PR có ý nghĩa như thế nào với bạn?

Một người làm công việc nhân viên PR là để giúp doanh nghiệp "bán câu chuyện" của họ và giúp công chúng có thêm nhận thức về doanh nghiệp, từ đó ra quyết định mua hàng hoá/dịch vụ hay không. Trước khi bạn có thể làm điều đó một cách thuyết phục cho công ty, bạn phải biết cách tự bán câu chuyện của mình cho nhà tuyển dụng.
Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy xác định xem điều gì khiến bạn cảm thấy bản thân phù hợp với công việc nhân viên PR? Đâu là động lực của bạn? Hãy nói về một trải nghiệm của bản thân và thể hiện niềm đam mê của mình.
Gợi ý trả lời: "Tôi là một người khá năng động và tự cảm thấy mình rất phù hợp với lĩnh vực truyền thông, PR. Tôi thích được cùng với mọi người lên ý tưởng marketing cho một sản phẩm và cảm thấy cực kì hài lòng khi nhận được những phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Dẫu biết lĩnh vực này có không ít thử thách nhưng đây cũng lại là điều khiến tôi thích thú với nó."

Đọc thêm: Mẫu CV xin việc Nhân viên PR độc đáo, mới nhất

2. Thương hiệu yêu thích của bạn là gì và tại sao?

Nếu muốn trở thành một nhân viên PR xuất sắc, bạn cần có hiểu biết về những thương hiệu lớn và cách họ làm quảng cáo, marketing và PR. Đối với câu hỏi này, tên một thương hiệu có thể không thực sự quan trọng - dĩ nhiên bạn không nên nói về thương hiệu không nhiều người biết hoặc có hình ảnh gây tranh cãi - điều quan trọng là cách bạn giải thích.
Nhà tuyển dụng muốn vì sao bạn thích hình ảnh thương hiệu đó? Chiến lược, kỹ thuật nào họ đã sử dụng để tạo hình ảnh tích cực, thu hút và xây dựng niềm tin?
Gợi ý trả lời: "Tôi xin phép được chọn Coca Cola để nói về thương hiệu yêu thích nhất của mình. Không phải vì thức uống này ngon hay tốt cho sức khỏe mà bởi vì tôi thực sự nể phục cách họ thổi hồn vào các chiến dịch truyền thông. Mọi người đều biết vấn đề ô nhiễm môi trường đang cực kỳ nhức nhối và vấn đề là Coca Cola sử dụng phần lớn là các chai nhựa, khó phân hủy và gây hại cho môi trường.
Vì thế, họ đã thực hiện chiến dịch "2ndLives". Với mỗi chai Coca Cola bán ra, họ sẽ tặng kèm một chiếc nắp khác để sau khi sử dụng có thể biến vỏ chai thành các bình xịt tưới cây, chai đựng nước rửa tay, gọt bút chì, ... Việc này vừa giúp họ tạo cảm giác thân thuộc với khách hàng lại vừa khắc phục được điểm yếu sử dụng chai nhựa của mình."
Cau hoi phong van nhan vien PR

Biết cách trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên PR phổ biến sẽ giúp bạn tăng sự tự tin

3. PR khác với quảng cáo như thế nào?

Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xác định xem ứng viên có hiểu được bản chất công việc và các nhiệm vụ mình sẽ làm hay không. PR và quảng cáo khác nhau, dù chúng thường bị nhầm lẫn là một.
Mục đích của quảng cáo là tạo ra nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ để bán hàng. Mục đích của PR là tạo ra và nâng cao danh tiếng cá nhân, thương hiệu, là một cách giao tiếp hai chiều. Trong cuộc phỏng vấn, bạn có thể sử dụng ví dụ cụ thể để giải thích sự khác biệt.
Gợi ý trả lời: "Rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm PR và quảng cáo. Họ thậm chí còn coi đây là một. Tuy nhiên, về cơ bản thì đây lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. PR nhằm mục đích tăng cường nhận diện thương hiệu. Trong khi đó, quảng cáo lại là việc cần làm để khiến cho sản phẩm/dịch vụ trở nên quen thuộc với khách hàng hơn, nhằm mục đích cuối cùng là bán hàng."

4. Tại sao bạn nghĩ rằng các công ty cần PR?

Loại câu hỏi này được sử dụng để kiểm tra xem bạn thực sự biết bao nhiêu về PR và vị trí của nó trong kinh doanh, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã thực hiện nghiên cứu của mình và trả lời trôi chảy. PR là quá trình đánh giá thái độ của công chúng, xác định nhu cầu của một cá nhân hoặc tổ chức, trước khi lập kế hoạch và thực hiện các hành động để có được sự chấp nhận và tôn trọng của công chúng. Với định nghĩa này, thật dễ dàng để thấy tầm quan trọng của PR.
Gợi ý trả lời: "Hoạt động PR giúp doanh nghiệp tăng cường nhận diện thương hiệu và truyền tải thông điệp đến với công chúng. Nhờ đó mà sản phẩm của họ sẽ dễ đi vào lòng khách hàng hay nói cách khác là để mọi người có thể ngay lập tức liên tưởng đến sản phẩm của họ mỗi khi có nhu cầu."

5. Bạn hãy cho tôi ví dụ mà trong đó bạn đã giải quyết tốt một trường hợp khủng hoảng truyền thông.

PR liên quan đến rất nhiều giao tiếp và một phần không thể thiếu của vai trò cũng liên quan đến quản lý khủng hoảng. Bạn có thể dập tắt "đám cháy" - những bình luận, thông tin tiêu cực về doanh nghiệp? Bạn có thể làm dịu dư luận và đảm bảo với công ty rằng mọi thứ đều sẽ được xử lý? Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy đưa ra một ví dụ chứng minh sự nhanh nhạy và khả năng làm việc dưới áp lực.
Gợi ý trả lời: "Khủng hoảng truyền thông là điều mà không một thương hiệu nào mong muốn. Tuy nhiên, nó lại luôn rình rập và có thể xảy ra bất cứ khi nào. Đứng trước một cuộc khủng hoảng, điều mà mỗi doanh nghiệp cần phải làm là thể hiện tinh thần trách nhiệm và luôn luôn phải đặt khách hàng lên hàng đầu. Cách tiếp cận thông minh, pha chút dí dỏm sẽ giúp lấy lại lòng tin của khách hàng hiệu quả hơn như cách mà KFC đã làm trong thời gian gần đây."
Cau hoi phong van nhan vien PR

Gợi ý trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên PR

II. Một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên PR phổ biến khác

6. Là một nhân viên PR, bạn đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của truyền thông mạng xã hội so với các kênh truyền thống? Tại sao điều này lại cần thiết và nó có tác động gì?
7. Bạn làm thế nào để bạn cân bằng hoạt động PR trong khi vẫn hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh?
8. Mô tả cách bạn thúc đẩy mối quan hệ kinh doanh - người tiêu dùng. Sử dụng các ví dụ để hỗ trợ.
9. Sự khác biệt giữa marketing và PR là gì? Marketing đóng vai trò gì trong PR?
10. Với trường hợp khủng hoảng truyền thông của công ty [tên công ty], nếu bạn làm việc cho họ, bạn sẽ xử lý như thế nào?
11. Bạn có kinh nghiệm viết thông cáo báo chí trong PR không? Bạn nghĩ gì về tầm quan trọng của kỹ năng viết với một nhân viên PR?
12. Bạn thường theo dõi những phương tiện truyền thông nào?
13. Những thông số PR nào bạn quan tâm và tại sao?
14. Những lĩnh vực PR hoặc truyền thông nào bạn thấy sẽ phát triển/trở nên quan trọng trong tương lai?
15. Bạn làm thế nào để đối phó với một cuộc khủng hoảng truyền thông khi các nguồn lực bị hạn chế?
16. Nếu trở thành nhân viên PR của công ty, bạn sẽ chọn ấn phẩm nào để hợp tác?
17. Những lợi thế và bất lợi của việc tìm kiếm công ty PR bên ngoài là gì?
18. Bạn đánh giá thế nào về tầm quan trọng của tính sáng tạo trong hoạt động PR?
19. Đã bao giờ bạn rơi vào tình huống đối tượng mục tiêu không hiểu được thông điệp của bạn? Bạn xử lý ra sao?
20. Bạn đánh giá thế nào về hình ảnh thương hiệu của chúng tôi? Bạn muốn cải thiện điều gì?

Đọc thêm: Kỹ năng cần có của nhân viên PR để trở nên chuyên nghiệp

III. Lưu ý khi phỏng vấn nhân viên PR

Chìa khóa để thành công trong một buổi phỏng vấn nhân viên PR là sự nhạy bén, linh hoạt và tự tin khi trả lời mỗi câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. Trong một môi trường mà mọi thứ, từ ý tưởng cho tới hiện thực đều thay đổi nhanh chóng chóng mặt này, bạn cũng cần phải thể hiện mình là người giỏi nắm bắt các xu hướng mới và cố gắng hết sức để thể hiện sự sáng tạo của bản thân.

1. Biết nhà tuyển dụng là ai và họ muốn gì?

Nếu bạn đến phỏng vấn mà không có bất cứ một thông tin gì về nhà tuyển dụng thì bạn gần như đã thua cuộc. Bạn cần phải tìm hiểu xem các hoạt động gần đây của họ là gì, có điểm gì đáng được chú ý hay không. Bạn cũng không nên bỏ qua các thông tin về CEO hay đội ngũ lãnh đạo của họ. Người phỏng vấn có thể sẽ không đưa ra câu hỏi trực tiếp nhưng nếu như bạn có thể xen kẽ một vài thông tin vào câu trả lời của mình, bạn sẽ được đánh giá cao hơn.
Cau hoi phong van nhan vien PR

Phỏng vấn Nhân viên PR, ứng viên cần lưu ý điều gì?

2. Giữ một cái đầu "lạnh"

Ngủ thật ngon vào buổi tối hôm trước, uống cafe, chơi thể thao,... hoặc bất cứ một hoạt động nào khác, miễn là bạn cảm thấy thoải mái và minh mẫn nhất có thể. Hãy chuẩn bị tinh thần phải hoàn thành một bài kiểm tra, viết văn hoặc thậm chí là xây dựng một chiến dịch PR chỉ trong một khoảng thời gian rất rắt ngủi. Bạn sẽ không thể biết trước được những gì sẽ xảy ra; bởi vậy, hãy chuẩn bị cho mình một tinh thần thật tỉnh táo.

3. Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng một cách khéo léo

Cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi "Bạn có câu hỏi nào nữa không?" Đừng chỉ hỏi về lương mà hãy khéo léo lựa chọn những câu hỏi khác liên quan đến công việc để cho họ thấy được rằng bạn thực sự nghiêm túc với công việc này.
Phỏng vấn thực chất cũng là một cách để bạn PR cho bản thân. Bạn cần phải cho nhà tuyển dụng thấy được bạn thực sự là giải pháp mà họ đang cần tìm kiếm. Trong quá trình phỏng vấn, nếu chưa rõ về những yêu cầu của họ, bạn hoàn toàn có thể hỏi lại và sau đó thì cho họ thấy bạn sẽ đáp ứng những điều kiện ấy tốt như thế nào. Một lần nữa, cần phải nhớ rằng điều nhà tuyển dụng thực sự cần là một ứng viên đáp ứng yêu cầu công việc, chứ không phải một người quá tài giỏi nhưng lại không phù hợp.

Công việc của Nhân viên truyền thông là gì?

Để phỏng vấn thành công cho vị trí nhân viên PR, bạn cần đọc kỹ bản mô tả công việc nhân viên PR để biết được các yêu cầu cụ thể của nhà tuyển dụng, sau đó đưa ra các câu trả lời dựa trên yêu cầu đó. Cách tiếp cận đầy đủ, chi tiết và sự chuẩn bị đều sẽ được đánh giá cao và tăng tỷ lệ trúng tuyển. Cùng với đó, yêu cầu công việc nhân viên truyền thông nói chung cũng rất hữu ích cho bạn để có cái nhìn khách quan về lĩnh vực quảng cáo, báo chí, truyền thông. Hãy tham khảo để biết chi tiết hơn về việc làm này nhé.

tin mới

Học Tài chính ngân hàng ra làm gì? mức lương bao nhiêu?

Ngành tài chính ngân hàng đang trở thành một trong những lựa chọn nghề nghiệp phổ biến nhất, thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên có thành tích học tập tốt. Ngoài việc làm trong lĩnh vực ngân hàng, sau khi tốt nghiệp, bạn cũng có nhiều cơ hội việc làm khác trong ngành này.

12/06/2024 14:30

Học Tài chính ngân hàng ra làm gì? mức lương bao nhiêu?

Việc làm ngành Ngân hàng thu nhập hấp dẫn nhất

Tìm hiểu về các vị trí việc làm hàng đầu trong ngành sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề nghiệp mình mơ ước và định hướng phát triển trong lĩnh vực này.

12/06/2024 11:25

Việc làm ngành Ngân hàng thu nhập hấp dẫn nhất

Mức lương của nhân viên kinh doanh ô tô 1 tháng là bao nhiêu?

Có nên theo đuổi nghề nhân viên kinh doanh ô tô và thu nhập thực sự là bao nhiêu mỗi tháng là thắc mắc chung của nhiều người, nhất là những ai đang tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vị trí này, hãy cùng JobOKO khám phá chi tiết ngay sau đây.

10/06/2024 06:18

Mức lương của nhân viên kinh doanh ô tô 1 tháng là bao nhiêu?

Review Thực tập sinh ngân hàng: Các vị trí, cách ứng tuyển

Để trở thành nhân viên chính thức, trước tiên bạn cần trải qua khoảng thời gian thực tập trong ngành. Hãy cùng JobOKO khám phá tất tần tật những điều bạn cần biết để ứng tuyển thực tập sinh ngành ngân hàng nhé.

06/06/2024 11:30

Review Thực tập sinh ngân hàng: Các vị trí, cách ứng tuyển

Hướng dẫn viết CV xin việc Ngân hàng bao đậu

Viết CV xin việc ngân hàng khác biệt ở chỗ bạn cần nắm rõ yêu cầu và điều chỉnh thông tin để thể hiện thế mạnh của mình và có lợi thế cạnh tranh so với các ứng viên khác.

31/05/2024 08:30

Hướng dẫn viết CV xin việc Ngân hàng bao đậu

Các vị trí trong ngân hàng có mức lương khủng nhất

Ngân hàng là môi trường làm việc lý tưởng cho các bạn học chuyên ngành tài chính, kế toán hoặc kiểm toán, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về các vị trí trong ngân hàng và việc nào có lương cao nhất. Hãy cùng JobOKO khám phá ngay!

30/05/2024 09:30

Các vị trí trong ngân hàng có mức lương khủng nhất

Nhân viên quản lý sản xuất là gì? mô tả công việc chi tiết

Nếu bạn yêu thích làm việc trong môi trường công nghiệp và quan tâm đến quy trình sản xuất sản phẩm, thì vị trí nhân viên quản lý sản xuất có thể là một sự lựa chọn phù hợp.

15/04/2024 19:24

Nhân viên quản lý sản xuất là gì? mô tả công việc chi tiết

10 lỗi viết CV xin việc kinh điển, ứng viên nào cũng mắc phải

Dù bạn có kinh nghiệm và kỹ năng tốt đến đâu, một lỗi nhỏ trong CV cũng có thể làm mất đi cơ hội việc làm. JobOKO đã khảo sát và tìm ra 10 lỗi phổ biến khi ứng viên viết CV. Bạn hãy đọc ngay để tránh những sai lầm này!

08/04/2024 20:14

10 lỗi viết CV xin việc kinh điển, ứng viên nào cũng mắc phải

Cách chào hỏi trong Email đúng chuẩn, chuyên nghiệp nhất

Lời chào trong email không chỉ đơn thuần là hình thức, nó có thể tạo dấu ấn mạnh mẽ ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên. Một câu chào chuyên nghiệp sẽ mở ra cơ hội, trong khi một lời chào không phù hợp có thể khiến bạn mất điểm. Hãy cùng JobOKO khám phá bí quyết để có những lời chào email hoàn hảo nhé!

02/04/2024 14:30

Cách chào hỏi trong Email đúng chuẩn, chuyên nghiệp nhất

Các vị trí việc làm ngành Quản trị du lịch

Ngành quản trị du lịch cung cấp nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn trẻ hướng ngoại, giỏi giao tiếp và lập kế hoạch. Có rất nhiều vị trí việc làm ngành quản trị du lịch mà bạn có thể theo đuổi nếu thực sự yêu thích lĩnh vực dịch vụ.

19/03/2024 11:30

Các vị trí việc làm ngành Quản trị du lịch
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.