Việc làm nhân viên pr (1.182 việc)
- Thực hiện các hoạt động PR và truyền thông cho sản phẩm Yakult
- Phối hợp với các bộ phận liên quan để thực hiện kế hoạch PR
- Huấn luyện kiến thức sản phẩm, giải đáp những thắc mắc của nhân viên và khách hàng
- Mua bảo hiểm tai nạn lao động cho nhân viên
Xem tất cả: Việc làm tại Phú Thọ
- Develop and execute comprehensive PR strategies to enhance the brand's visibility, reputation, and credibility
- Plan, orient, and review content composed by copywriter including Press Release, PR Article, Social Media posts, Website content
- Viết và chỉnh sửa bài PR (bài báo, thông cáo báo chí, bài phỏng vấn) phù hợp với mục tiêu thương hiệu
- Theo dõi, đánh giá hiệu quả các bài PR thông qua các chỉ số (reach, views, shares)
- Huấn luyện kiến thức sản phẩm, giải đáp các thắc mắc của nhân viên và khách hàng
- Mua bảo hiểm tai nạn lao động cho nhân viên
Xem tất cả: Việc làm tại Phú Thọ
- Write press releases, PR articles, social posts, and related content across multiple platforms: Facebook, Instagram, YouTube, TikTok, etc
- Contribute creative ideas for PR campaigns
- Chuyên môn: Quản trị nhân sự, Tâm lý học, Quản trị kinh doanh, Ngoại ngữ
- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, triển khai thực hiện và quản lý các hoạt động PR của Công ty
- Một số công việc khác của Phòng PR theo sự phân công của cấp trên
Xem tất cả: Việc làm tại Hà Nam
- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, triển khai thực hiện và quản lý các hoạt động PR của Công ty
- Một số công việc khác của Phòng PR theo sự phân công của cấp trên
Xem tất cả: Việc làm tại Yên Bái
- Huấn luyện kiến thức sản phẩm, giải đáp các thắc mắc của nhân viên và khách hàng
- Thông qua các hoạt động PR, truyền đạt đến người tiêu dùng một cách dễ hiểu, đúng đắn về giá trị sản phẩm
Xem tất cả: Việc làm tại Đà Nẵng
- Được cấp thẻ Bảo hiểm sức khỏe với quyền lợi nội trú và ngoại trú khi trở thành nhân viên chính thức
- Nhân viên toàn thời gian
- Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động, xây dựng kế hoạch của nhân viên phòng PR- KH chi nhánh HCM
- Quản lý nhóm PR Khoa học tại HCM
Xem tất cả: Tìm việc làm Giám Sát Phòng
- Build up and rich the relationships between brands/ ACFC and PR partners/ Press/ Influencers/ KOLs to create long term and sustainable value
- A bachelor's degree in Business Administration / Marketing /PR (Preferred)
- Develop and execute dynamic PR strategies to enhance Vinschool's presence
- Sinh viên mới ra trường hoặc đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng các chuyên ngành PR, Ngôn ngữ học, Marketing, Truyền thông, Thương hiệu
- Ưu tiên sinh viên trường Học viện Báo chí tuyên truyền và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Develop contents (PR article, social arts) to pitch pitch and distribute PR articles to media (on Print, TV, Online)
- Collect PR coverages (on Print, TV, Online) for PR report
Xem tất cả: CÔNG TY TNHH CJ CGV VIỆT NAM tuyển dụng việc làm
- The PR & ESG Supervisor Assistant will be instrumental in enhancing and maintaining brand awareness
- PR & ESG is a team within Marketing Department
- Được cấp thẻ Bảo hiểm sức khỏe với quyền lợi nội trú và ngoại trú khi trở thành nhân viên chính thức
- Nhân viên toàn thời gian
- Collaborate with media agencies to secure community seeding and PR articles in reputable fashion and lifestyle magazines
- Monitor and analyze media coverage and public sentiment to assess the effectiveness of PR and marketing activities
Xem tất cả: Tìm việc làm Digital Marketing Executive
- Được cấp thẻ Bảo hiểm sức khỏe với quyền lợi nội trú và ngoại trú khi trở thành nhân viên chính thức
- Nhân viên toàn thời gian
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: Nhân viên PR · Chuyên Viên Pr Marketing · nhân viên viết bài pr · nhân viên pr truyền thông
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
Nhân viên PR là gì? Mô tả công việc của nhân viên PR
Để xây dựng thương hiệu tích cực, đưa ra các thông tin truyền thông chính thức và xử lý khủng hoảng truyền thông, các công ty cần Nhân viên PR. Công việc này có nhiều không gian cho sáng tạo, môi trường làm việc thú vị, thu nhập tốt. Mô tả công việc của Nhân viên PR sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về vai trò này.
MỤC LỤC:
I. Nhân viên PR là gì?
II. Mô tả công việc của Nhân viên PR
III. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Nhân viên PR
IV. Triển vọng nghề nghiệp của Nhân viên PR
V. Thu nhập của Nhân viên PR ra sao?
VI. Những ai phù hợp với nghề Nhân viên PR?
VII. Làm sao để bắt đầu công việc Nhân viên PR?
VIII. Việc làm nhân viên PR có áp lực không?
IX. Nhân viên PR có thể làm việc ở đâu?
Tìm hiểu thông tin chi tiết về Nhân viên PR
I. Nhân viên PR là gì?
PR - Public Relation hay còn gọi là quan hệ công chúng, đề cập đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức với công chúng. Những người làm việc trong lĩnh vực PR giúp một công ty xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực đến công chúng để đạt được mục tiêu kinh doanh và phát triển lâu dài của mình. Nhân viên PR làm việc sử dụng nhiều phương tiện truyền thông để xây dựng và duy trì hình ảnh tốt đẹp cho một công ty, tổ chức hoặc thương hiệu thông qua các chiến dịch quảng bá và hoạt động PR được lên kế hoạch từ trước.
Thay vì trả tiền cho để chạy quảng cáo, Nhân viên PR dùng nội dung ấn tượng và các mối quan hệ của mình để thu hút sự chú ý của giới truyền thông đến doanh nghiệp. Mục tiêu công việc của Nhân viên PR là từ sự chú ý sẽ dẫn mọi người mua sản phẩm, dịch vụ, quảng bá ý tưởng của công ty hay các cá nhân, từ đó nhận được sự ủng hộ, tin tưởng nhiều hơn. Nói một cách đơn giản thì Nhân viên PR giúp xây dựng và duy trì danh tiếng trong mắt công chúng.
Nhân viên PR có thể làm việc trong các Agency về quan hệ công chúng, truyền thông, tiếp thị hoặc phục vụ trong nội bộ một công ty, tập đoàn. Ở trường hợp đầu tiên, bạn sẽ chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh và truyền thông cho các cá nhân, công ty, tổ chức khách hàng khác nhau, trong khi ở vai trò Nhân viên PR nội bộ, bạn làm trong phòng marketing của doanh nghiệp, chỉ tập trung vào thương hiệu, hình ảnh công chúng của doanh nghiệp đó.
Những tập đoàn lớn có thể có riêng một bộ phận truyền thông, PR với nhiều nhân sự khác nhau còn ở công ty nhỏ thì thường chỉ có 1 Nhân viên PR thuộc biên chế của phòng marketing, quảng cáo. Công việc Nhân viên PR thường được biết đến với sự "quyền lực" và "hào nhoáng" nhưng trên thực tế thì vai trò này rất áp lực và cạnh tranh.
II. Mô tả công việc của Nhân viên PR
Trách nhiệm của Nhân viên PR rất đa dạng và các nhiệm vụ sẽ phụ thuộc vào từng tổ chức và lĩnh vực cụ thể. Mô tả công việc của Nhân viên PR như sau:
- Lập kế hoạch, phát triển và thực hiện các chiến lược PR.
- Giao tiếp với đồng nghiệp và người phát ngôn chính.
- Liên lạc và trả lời các câu hỏi từ các phương tiện truyền thông, cá nhân và các tổ chức khác, thường là qua điện thoại và email.
- Nghiên cứu, viết và phân phối thông cáo báo chí đến các kênh truyền thông mục tiêu.
- Đối chiếu và phân tích mức độ đưa tin của phương tiện truyền thông.
- Viết và biên tập tạp chí nội bộ, nghiên cứu điển hình, bài phát biểu, bài báo và báo cáo hàng năm.
- Chuẩn bị và giám sát việc sản xuất các tờ rơi quảng cáo, tài liệu phát tay, nội dung thư trực tiếp, video quảng cáo, ảnh quảng bá, phim ngắn và các chương trình đa phương tiện khác.
- Tổ chức các sự kiện bao gồm họp báo, triển lãm,...
- Duy trì và cập nhật thông tin trên trang web của doanh nghiệp.
- Quản lý và cập nhật thông tin, tương tác với người dùng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram.
- Tìm nguồn cung ứng và quản lý các cơ hội truyền thông cũng như tài trợ.
- Nghiên cứu thị trường.
- Thúc đẩy mối quan hệ cộng đồng thông qua các sự kiện như Open Day hay tham gia vào các sáng kiến cộng đồng.
- Đánh giá các cơ hội truyền thông hoặc các chương trình thiện nguyện, các sự kiện, chương trình mà công ty hoặc khách hàng (cá nhân) có thể tham gia để tăng sự hiện diện và tạo hình ảnh tích cực.
- Quản lý các nguy cơ khủng hoảng truyền thông tiềm ẩn cũng như xử lý khi có tai tiếng, bê bối.
Công việc mà Nhân viên PR đảm nhận là gì?
III. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Nhân viên PR
Yêu cầu đối với Nhân viên PR được điều chỉnh khác nhau tùy theo nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh, đầu tư. Mặc dù vậy, để trở thành Nhân viên PR thì về cơ bản bạn sẽ phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Cử nhân chuyên ngành Quan hệ công chúng, Báo chí, Truyền thông hoặc lĩnh vực liên quan.
- Kinh nghiệm làm việc trong vai trò Nhân viên PR hoặc Phóng viên, Biên tập viên báo chí, marketing, quảng cáo.
- Kinh nghiệm quản lý các mối quan hệ truyền thông (trực tuyến, phát sóng và in ấn).
- Cơ sở nghiên cứu, viết và biên tập các ấn phẩm truyền thông.
- Kỹ năng viết tốt theo nhiều phong cách khác nhau.
- Thành thạo MS Office và sử dụng mạng xã hội.
- Quen thuộc với phần mềm quản lý dự án và chỉnh sửa video/hình ảnh là điểm cộng.
- Khả năng giao tiếp tốt cả trong nói và viết.
- Kỹ năng tổ chức xuất sắc.
- Khả năng làm việc dưới áp lực tốt.
- Sáng tạo và giải quyết vấn đề.
- Nhận thức về truyền thông, kinh doanh và kiến thức nền tốt về các vấn đề thời sự.
Đọc thêm: Các vị trí việc làm ngành Báo chí, Truyền thông thu hút ứng viên
IV. Triển vọng nghề nghiệp của Nhân viên PR
Các bộ phận PR nội bộ và agency ngày nay không phải lúc nào cũng tuân theo các mô hình truyền thống về sự phát triển nghề nghiệp, nghĩa là không phải bạn cứ có kinh nghiệm làm việc lâu năm là sẽ được thăng chức. Ngược lại, dù cho bạn còn trẻ nhưng đã thể hiện được khả năng xuất sắc thì việc thăng tiến có thể sẽ nhanh chóng hơn.
Nếu bạn là một sinh viên học ngành Báo chí - Truyền thông hay Quan hệ công chúng mới tốt nghiệp, bạn có thể xin việc như một Trợ lý hoặc Nhân viên PR trong từ 1 đến 2 năm. Quá trình tiến lên các vị trí cấp quản lý có thể sẽ mất từ 2 đến 3 năm nữa và phụ thuộc nhiều vào năng khiếu cá nhân, hiệu suất và động lực của bạn. Bạn có thể cần sẵn sàng chuyển việc giữa các công ty khác nhau để tích lũy thêm kinh nghiệm cũng như xây dựng được nhiều mối quan hệ hơn nữa.
Tự mở agency cũng có thể là một lựa chọn lý tưởng với những Nhân viên PR xuất sắc và muốn có nhiều quyền tự chủ hơn trong công việc. Lúc đó bạn sẽ cung cấp các giải pháp truyền thông, tư vấn và hỗ trợ quan hệ công chúng cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Điều này chỉ có thể được thực hiện khi bạn đã xây dựng được một mạng lưới quan hệ tốt nhuần nhuyễn nghệ thuật truyền thông.
Cơ hội việc làm của Nhân viên PR cao hay thấp?
V. Thu nhập của Nhân viên PR ra sao?
Lương khởi điểm của Nhân viên PR thuộc mức cao, từ khoảng 6 triệu trở lên. Trung bình, vai trò Nhân viên PR có lương từ 7 - 10 triệu, những người có kinh nghiệm nhận từ 10 - 12 triệu/tháng và mức lương cao nhất được ghi nhận có thể lên tới 20 triệu/tháng. So với các vai trò khác liên quan, chẳng hạn như Biên tập viên báo chí hay Nhân viên Content Marketing,... thì lương khởi điểm của Nhân viên PR cao hơn một chút và thường được tăng lương nhanh hơn.
Bên cạnh đó, mức lương của Nhân viên PR cũng phụ thuộc rất nhiều vào quy mô doanh nghiệp và khu vực, ví dụ như lương thường cao hơn nếu bạn làm Nhân viên PR nội bộ. Ngoài lương chính thì Nhân viên PR cũng có thể có được chế độ đãi ngộ tốt, chẳng hạn như bảo hiểm, hỗ trợ đi công tác, cung cấp máy tính xách tay và điện thoại di động để làm việc.
VI. Những ai phù hợp với nghề Nhân viên PR?
Nhiều ý kiến cho rằng nghề Nhân viên PR chỉ hợp với người hướng ngoại, giỏi giao tiếp nhưng thực tế thì những người hướng nội có trình độ, biết lắng nghe tích cực cũng có thể làm Nhân viên PR. Điều quan trọng là năng lực sáng tạo, sự chuyên nghiệp và khả năng thích nghi với môi trường áp lực, nhịp độ nhanh.
Những người phù hợp làm Nhân viên PR thường là người có cá tính, dám nghĩ dám làm, thích phiêu lưu, tham vọng, quyết đoán, hướng ngoại, năng động, nhiệt tình, tự tin và lạc quan. Họ có thể tìm ra và thực hiện những ý tưởng truyền thông mới mẻ, biết tự tạo động lực và lan truyền năng lực tích cực. Những người có thiên hướng nghệ thuật, sáng tạo, trực quan, nhạy cảm và tư duy rõ ràng cũng sẽ hợp với nghề này.
Đối tượng phù hợp để ứng tuyển làm Nhân viên PR
VII. Làm sao để bắt đầu công việc Nhân viên PR?
Những bạn trẻ muốn bắt đầu sự nghiệp như một Nhân viên PR cần có sự chuẩn bị sẵn sàng từ trình độ đào tạo chuyên nghiệp đến kỹ năng và kinh nghiệm. Một số việc bạn có thể làm để ứng tuyển nhân viên PR gồm có:
- Hoàn tất các chương trình học như Ngôn ngữ, Ngoại ngữ, Báo chí - Truyền thông, Quan hệ công chúng hoặc Marketing.
- Bắt đầu một blog hoặc fanpage, thu hút lượt đọc và tương tác tốt.
- Cộng tác với các tờ báo, tạp chí hay đài truyền hình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
- Tích cực tham gia các hoạt động truyền thông ở các câu lạc bộ trong trường, phụ giúp công việc của phòng sinh viên hoặc tham gia tổ chức sự kiện truyền thông, tuyển sinh,...
- Tiếp xúc và xây dựng mối quan hệ tích cực với các Nhân viên PR hoặc chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông có kinh nghiệm để học hỏi và được hỗ trợ sau này.
- Tham gia các chương trình thực tập với những agency về PR, marketing, các hãng truyền thông hoặc báo chí.
- Tạo dựng và rèn luyện kỹ năng quan hệ công chúng của bạn.
- Tạo CV xin việc Nhân viên PR ấn tượng, có thể bao gồm cả Portfolio nếu bạn đã tham gia nhiều dự án truyền thông, tổ chức sự kiện và PR khác nhau.
- Chuẩn bị trả lời các câu hỏi phỏng vấn và bài test xin việc Nhân viên PR.
Việc chuẩn bị để xin việc và chính thức trở thành Nhân viên PR cần một quá trình đủ lâu dài và sự cẩn thận, chăm chỉ, chuyên nghiệp. Bằng cách chuẩn bị theo những cách kể trên, bạn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh với các ứng viên khác cũng như đặt nền tảng cho một sự nghiệp ấn tượng trong lĩnh vực quan hệ công chúng.
Nhìn chung, Nhân viên PR phải có kỹ năng làm việc nhóm tốt với đồng nghiệp và với những người xung quanh. Trong nhiều trường hợp, thông tin do Nhân viên PR có thể có hậu quả pháp lý vì vậy đối với những thông cáo chính thức về chính sách hay chất lượng sản phẩm, v.v. của công ty, Nhân viên PR sẽ làm việc với luật sư và ban giám đốc để đảm bảo thông tin công bố là chính xác về mặt pháp lý.
Nhân viên PR thường làm việc trong văn phòng nhưng bạn cũng có thể được yêu cầu tham gia các sự kiện mạng và truyền thông, gặp gỡ các nhà báo hay đối tác truyền thông khác.
VIII. Việc làm nhân viên PR có áp lực không?
Nếu có ai đó hỏi rằng làm nhân viên PR có vất vả hay không thì câu trả lời là có. Đổi lại mức lương cao ngất ngưởng như trên là một núi công việc mà bạn cần phải hoàn thành mỗi ngày. Nghề PR thực sự không phù hợp với những ai chỉ thích ngồi một chỗ, làm đi làm lại một công việc, làm việc chỉ 8 tiếng mỗi ngày và dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn vào cuối tuần.
Áp lực về thời gian và điều dễ thấy nhất khi làm nhân viên PR. Bạn có thể sẽ phải thức đêm để hoàn thành bản kế hoạch ra mắt sản phẩm mới hay hủy bỏ cả buổi hẹn hò cuối tuần để hoàn thành bản báo cáo gửi lên cho cấp trên. Thời gian gấp rút nhưng bạn lại chẳng thể làm việc qua loa, đại khái bởi chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh, thương hiệu của cả công ty.
Ngoài ra, để có được mức lương đáng mơ ước như trên, bạn cũng sẽ phải trải qua thời gian dài khổ luyện. Chẳng ai vừa ra trường đã có thể vào làm nhân viên PR ở một tập đoàn lớn với mức lương hậu hĩnh. Bạn sẽ phải trải qua từng nấc thang của trong sự nghiệp, bắt đầu từ những công việc đơn giản nhất, thậm chí là việc làm không lương để tích lũy kinh nghiệm và dần dần vươn lên vị trí cao hơn.
Những thách thức mà nhân viên PR phải đối mặt trong công việc
IX. Nhân viên PR có thể làm việc ở đâu?
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay, bất cứ công ty, doanh nghiệp nào muốn phát triển được đều cần tới PR; chính vì vậy mà tìm việc làm nhân viên PR sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp ở khắp mọi nơi. Bạn có thể trở thành nhân viên PR nội bộ làm việc trong một công ty, tổ chức (PR in-house) hoặc là làm việc cho một công ty chuyên cung cấp dịch vụ PR (PR agency).
Làm nhân viên PR nội bộ, bạn sẽ cùng với bộ phận marketing xây dựng các chiến lược khác nhau để quảng cáo cho một hoặc một vài sản phẩm nhất định của công ty trên các kênh truyền thông. Mục tiêu là giúp sản phẩm tiếp cận được với nhiều người dùng nhất và tạo dựng uy tín, thương hiệu của sản phẩm trên thị trường.
Còn khi làm việc cho các PR agency, bạn sẽ cung cấp dịch vụ quảng cáo cho khách hàng là các doanh nghiệp, công ty có nhu cầu quảng bá dịch vụ, sản phẩm của họ. Bạn sẽ phải tư vấn cho khách hàng loại hình PR phù hợp nhất, lên kế hoạch và trực tiếp thực hiện hoạt động PR cho sản phẩm đó. Bạn sẽ được làm việc với nhiều đối tác doanh nghiệp khác nhau, quảng cáo nhiều sản phẩm, dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên PR
Với những ai đang có ước mơ trở thành Nhân viên PR thì việc tìm hiểu Mô tả công việc của Nhân viên PR cùng với những yêu cầu, biết về mức lương cũng như những việc cần chuẩn bị để xin việc vào vị trí này là điều cần thiết để có thể hiểu và tự định hướng. Không một nghề nghiệp nào dễ dàng và quan hệ công chúng cũng vậy nhưng với sự nỗ lực chuẩn bị kỹ lưỡng câu hỏi phỏng vấn Nhân viên PR, bạn sẽ có cơ hội trúng tuyển cao.
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.