Việc làm nhân viên pr truyền thông (853 việc)
- Xây dựng các kế hoạch phát triển các thông điệp truyền thông, tuyến nội dung truyền thông cho các dự án BĐS của Tập đoàn
- Phối hợp tổ chức các chiến dịch truyền thông thương hiệu
- Lên kế hoạch thực hiện Truyền thông Doanh nghiệp (FPT Telecom) và kế hoạch Quan hệ báo chí định kỳ năm/tháng/tuần
- Phát hiện, báo cáo và xử lý các sự cố truyền thông, thiết lập các quy chuẩn và cách ứng xử đối với sự cố
- Bằng đại học về Tiếp thị, Truyền thông, Quan hệ công chúng hoặc lĩnh vực liên quan
- PR and Media Partnerships (30%): Build and sustain relationships with media outlets, draft PR materials, monitor brand image, and collaborate on joint campaigns to enhance visibility
- Bằng đại học về Tiếp thị, Truyền thông, Quan hệ công chúng hoặc lĩnh vực liên quan
- PR and Media Partnerships (30%): Build and sustain relationships with media outlets, draft PR materials, monitor brand image, and collaborate on joint campaigns to enhance visibility
Xem tất cả: Muamau tuyển dụng việc làm
- Am hiểu các quy định của pháp luật trong lĩnh vực truyền thông và quảng cáo
- Lập kế hoạch truyền thông cho sản phẩm, dịch vụ của tổ chức
- Lên kế hoạch thực hiện Truyền thông Doanh nghiệp (FPT Telecom) và kế hoạch Quan hệ báo chí định kỳ năm/tháng/tuần
- Phát hiện, báo cáo và xử lý các sự cố truyền thông, thiết lập các quy chuẩn và cách ứng xử đối với sự cố
Xem tất cả: Việc làm tại Hồ Chí Minh
- Sinh viên mới ra trường hoặc đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng các chuyên ngành PR, Ngôn ngữ học, Marketing, Truyền thông, Thương hiệu
- Phụ trách viết các nội dung truyền thông để xây dựng và quảng bá Thương hiệu (bài PR, thông cáo báo chí)
- Sản xuất các ấn phẩm truyền thông và nội dung quảng cáo đạt chuẩn thương hiệu cho các chiến dịch marketing, dự án social media
- Phát triển mối quan hệ với các tổ chức, đơn vị truyền thông, các agency tư vấn thương hiệu
- Chuyên viên PR Truyền thông
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Truyền thông, Marketing, PR, Quảng cáo, Báo chí, Quản trị Kinh doanh,
- Tham gia lập kế hoạch truyền thông PR trong các chiến dịch, từng giai đoạn
- Soạn thảo các tư liệu truyền thông trên các kênh đại chúng (bài PR, bài phát biểu, TCBC, tài liệu nội bộ)
- Thiết lập mục tiêu và kế hoạch truyền thông marketing
- Tham gia xây dựng kế hoạch truyền thông marketing cho các cơ sở mầm non của GS, xây dựng thương hiệu của Hệ thống giáo dục GS
- Hiểu biết sâu sắc về các kênh truyền thông Marketing/PR, các công cụ phân tích số liệu và quản trị nội dung
- Truyền thông và quảng bá
- Chuẩn bị hoặc đặt hàng các công cụ truyền thông, quản bá, nhắc nhớ để triển khai đến các đối tượng có liên quan,
- Chuyên môn: Quản trị nhân sự, Tâm lý học, Quản trị kinh doanh, Ngoại ngữ
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành PR, Truyền thông, Marketing, Báo chí hoặc các ngành liên quan
- Tối thiểu 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực PR, truyền thông hoặc báo chí
- Là sinh viên năm 2 trở lên, ưu tiên các bạn học các ngành PR, Truyền thông, Marketing, Báo chí
- Yêu thích phát triển cộng đồng, có khả năng truyền tải nội dung, thông điệp tốt
- Viết và biên tập bài PR, báo chí cho các sự kiện, làm nội dung cho các sự kiện Truyền thông - Marketing bán hàng
- Lên kế hoạch đi bài truyền thông về branding dự án, content bán hàng cho các sản phẩm dự án
- Ấn phẩm phục vụ truyền thông (lịch bàn, tập san, quà tặng )
- Thực hiện quay phim, chụp ảnh, xử lý hậu kì các hình ảnh phục vụ hoạt động truyền thông
- Tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học trong lĩnh vực Truyền hình, Thiết kế truyền thông đa phương tiện, Công nghệ thông tin
- Quay phim, chụp ảnh, biên tập hình ảnh, dựng phim (âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo, ) cho các video clip truyền thông của trường theo yêu cầu
- Tham gia tổ chức các sự kiện truyền thông của công ty, các hoạt động từ thiện xã hội và tham gia các hoạt động PR chung khác
- Truyền thông các thông tin nội bộ (chính sách, văn hóa, quy định, ) phù hợp yêu cầu xây dựng văn hóa doanh nghiệp
- Lên ý tưởng và triển khai các bài viết truyền thông Nội Bộ theo chủ đề sáng tạo
- Chịu trách nhiệm triển khai nội dung, và điều phối công tác truyền thông cho các sự kiện nội bộ lớn trong năm
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: nhân viên pr truyền thông · Nhân Viên Truyền Thông · trưởng nhóm truyền thông · trưởng phòng truyền thông · giám đốc truyền thông
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
MỤC LỤC:
I. Công việc nhân viên PR truyền thông là làm gì?
II. Yêu cầu về bằng cấp đối với nhân viên PR truyền thông
III. Kỹ năng nhân viên PR truyền thông cần có
IV. Mức lương của nhân viên PR truyền thông cao không?
V. Kinh nghiệm xin việc làm nhân viên PR truyền thông
VI. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên PR truyền thông
Tìm việc làm nhân viên PR truyền thông sao cho hiệu quả
Tìm hiểu công việc nhân viên PR truyền thông
I. Công việc nhân viên PR truyền thông là làm gì?
- Lên kế hoạch, phát triển và thực hiện các chiến lược PR.
- Theo dõi, trả lời phản hồi của khách hàng trên các phương tiện truyền thông, điện thoại, email.
- Nghiên cứu và viết các bài viết hướng đến khách hàng mục tiêu.
- Phân tích hiệu quả truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Biên tập tạp chí nội bộ, bài báo, bài phát biểu.
- Thiết kế và giám sát việc in ấn, phát tờ rơi quảng cáo; phát hành video quảng cáo hay phim ảnh trên các kênh truyền thông đa phương tiện
- Lên kế hoạch và tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, open day,..
II. Yêu cầu về bằng cấp đối với nhân viên PR truyền thông
Có nhiều con đường khác nhau giúp bạn trở thành một nhân viên PR truyền thông chuyên nghiệp, bạn có thể theo con đường học vấn hoặc là học từ thực tế công việc. Nhân viên PR thường có bằng Cao đẳng, Đại học trở lên một trong các chuyên ngành:
- Marketing.
- Quản trị kinh doanh.
- Quan hệ công chúng.
- Báo chí, truyền thông.
- Tâm lý học.
Cũng có nhiều nhà tuyển dụng không yêu cầu quá khắt khe về bằng cấp. Ngược lại, họ ưu tiên những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực PR, marketing, gây quỹ, tổ chức sự kiện hay báo chí, truyền thông.
III. Kỹ năng nhân viên PR truyền thông cần có
1. Sự trung thực
Sự trung thực để tạo nên tiếng tăm tốt đẹp chính là điểm mấu chốt tạo nên thành công trong nghề PR và Marketing. Đức tính trung thực và luôn luôn đề cao giá trị cốt lõi của bản thân sẽ giúp bạn tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp và nâng cao chất lượng công việc. Những lời nói dối, thông tin sai sự thật sẽ nhanh chóng bị phát hiện và sẽ phá hủy toàn bộ tiếng tăm, sự nghiệp mà bạn đã gây dựng được.
2. Kỹ năng nghiên cứu và nắm bắt những xu hướng mới
Kỹ năng nghiên cứu và tìm hiểu về sản phẩm cần PR cũng là chìa khóa thành công đối với những người làm công việc này. Nắm bắt các xu hướng mới nhất trên thị trường, đối thủ cạnh tranh, công nghệ và cả mong muốn của khách hàng sẽ giúp mọi công việc diễn ra thuận lợi hơn. Kỹ năng nghiên cứu không chỉ giúp bạn hiểu vấn đề một cách sâu sắc, toàn diện mà còn giúp bạn tự tin hơn khi phát biểu trước công chúng.
Những kỹ năng nhân viên PR truyền thông cần có
3. Hiểu biết về mạng xã hội
Sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội trong những năm gần đây đã tạo nên nhiều thay đổi đối với cục diện ngành PR và marketing. Nhân viên PR ngày nay phải sáng tạo nội dung phù hợp với mạng xã hội bởi đây là nền tảng giúp họ tiếp cận với số lượng người xem khổng lồ.
Ngoài ra, một trong những ưu điểm lớn nhất khi sử dụng mạng xã hội chính là khả năng đo lường số lượng người tiếp cận và hiệu quả tổng thể của toàn bộ chiến dịch PR. Việc sử dụng Facebook để tiếp cận với khách hàng, người mua cũng đã trở nên phổ biến hơn trước gấp nhiều lần.
4. Kỹ năng viết lách
Nếu kỹ năng viết lách không tốt, làm thế nào để bạn có thể truyền tải những ý tưởng của mình đến với người xem. Cấp trên và đồng nghiệp thậm chí cũng chẳng thể nào hiểu được những gì mà bạn muốn nói. Ngay cả với những mẩu tin ngắn trên mạng xã hội cũng cần phải được diễn đạt một cách lôi cuốn thì mới có thể thu hút độc giả. Khi đó, kỹ năng viết lách của bạn càng tốt bao nhiêu thì công việc lại càng thuận lợi bấy nhiêu.
Đọc thêm: Cách nâng cao kỹ năng viết nội dung để tiếp cận người đọc tốt hơn
5. Khả năng đa nhiệm trong môi trường làm việc áp lực cao
Trong môi trường làm việc áp lực cao của nghề PR, khả năng đa nhiệm hay làm cùng lúc nhiều dự án khác nhau gần như trở thành một yêu cầu bắt buộc. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải làm việc với nhiều khách hàng cùng lúc, mỗi khách hàng lại có những yêu cầu và thời hạn hoàn thành công việc khác nhau. Thậm chí, ngay trong một dự án cũng có rất nhiều việc cần phải thực hiện song song.
6. Sự cẩn thận, tỉ mỉ
Sự cẩn thận, tỉ mỉ là đặc biệt cần thiết nếu như muốn thành công trên vai trò của một nhân viên PR, marketing bởi bạn sẽ phải trực tiếp viết các bài quảng cáo, PR về sản phẩm; khi đó, mọi thông tin cung cấp cho người xem đều phải chính xác tuyệt đối. Chỉ một lỗi sai đơn giản cũng có thể làm gia tăng khoảng cách giữa thành công và thất bại.
7. Kỹ năng tạo dựng các mối quan hệ
Nói đến nhân viên PR thì có lẽ không kỹ năng nào quan trọng hơn là kỹ năng giao tiếp và tạo dựng các mối quan hệ trong công việc. Những kỹ năng này sẽ giúp họ hiểu được mong muốn của cấp trên, đối tác và truyền tải thông điệp đến với khách hàng, công chúng một cách dễ hiểu, dễ ghi nhớ nhất.
Ứng viên ứng tuyển nhân viên PR truyền thông nếu có kinh nghiệm sẽ được đánh giá cao
IV. Mức lương của nhân viên PR truyền thông cao không?
PR được mệnh danh là một trong những "ngành hot lương khủng" trên thị trường lao động hiện nay. Thật vậy, mức lương dành cho một nhân viên PR trên thế giới có thể lên đến 20 - 30 nghìn USD/năm (450 - 700 triệu đồng/năm), còn đối với một vị trí quản trị cấp cao là khoảng 150 nghìn USD/năm (hơn 3 tỷ đồng/năm).
Tại Việt Nam, mức thu nhập của nhân viên PR cũng khoảng 12 - 20 triệu đồng/tháng, có thể lên đến 20 - 50 triệu đồng/tháng đối với vị trí quản lý. Các doanh nghiệp cũng không tiếc tiền chi cho đội ngũ nhân viên PR nhằm tạo dựng và duy trì hình ảnh đẹp trong mắt công chúng trên các kênh truyền thông khác nhau.
Bên cạnh mức lương cao thì một ưu điểm khi làm công việc này là công việc sẽ thường xuyên được đổi mới, không phải lặp đi lặp lại. Bạn cũng sẽ được gặp gỡ với nhiều người, ở thuộc với nhiều phong cách, trình độ khác nhau với những quan điểm độc đáo về cuộc sống. Cũng có lẽ vì vậy mà nhiều người cho rằng nhân viên PR là một trong những nghề hạnh phúc nhất hiện nay.
V. Kinh nghiệm xin việc làm nhân viên PR truyền thông
1. Tích lũy kinh nghiệm làm việc
Một trong những bước đầu tiên và quan trọng nhất để trở thành nhân viên PR là tích lũy kinh nghiệm làm việc thông qua các chương trình thực tập sinh, làm việc parttime, ... Đây là cơ hội để bạn tiếp cận và học hỏi những kinh nghiệm thực tế, giúp "làm đẹp" cho CV xin việc khi muốn bước chân vào nghề. Ngoài ra, bạn còn có thể tạo dựng các mối quan hệ công việc với rất nhiều những chuyên gia trong nghề - những người có thể sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm việc làm sắp tới.
2. Viết CV xin việc
Khi viết CV xin việc nhân viên PR, bạn cần phải lưu ý những điểm sau:
- Nhấn mạnh những kỹ năng, kinh nghiệm và sở thích của bản thân. Những kỹ năng mà bạn nêu ra phải liên quan đến yêu cầu công việc và giúp chứng tỏ rằng bạn là người làm việc vô cùng chăm chỉ. Tuy nhiên, CV nên được trình bày ngắn gọn và bạn không nên thêm vào quá nhiều những kinh nghiệm không liên quan.
- Thể hiện sự hiểu biết của bản thân về lĩnh vực PR ngay trong CV; nhấn mạnh vào các kỹ năng viết lách, hiểu biết về mạng xã hội,...
- Tùy chỉnh CV theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, được nêu chi tiết trong bản mô tả công việc.
- Đọc lại CV để đảm bảo mọi thông tin đều chính xác, không có lỗi sai chính tả.
Bí quyết xin việc làm nhân viên PR truyền thông hiệu quả
3. Tham gia các sự kiện nhằm tạo dựng mối quan hệ
Hãy tạo dựng mối quan hệ với càng nhiều người càng tốt, đừng chỉ tin tưởng vào những bản tin đăng tuyển dụng trên báo hay trên mạng xã hội. Bạn có thể tham gia vào các sự kiện đào tạo kiến thức về PR, marketing hoặc đơn giản là nhấn theo dõi một người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội. Bạn sẽ chẳng thế biết được tương lai sẽ diễn ra như thế nào và biết đâu trong số những người mà bạn gặp, sẽ có người trở thành nhà tuyển dụng của bạn trong tương lai.
4. Tìm hiểu về công ty mà bạn ứng tuyển
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất trong các cuộc phỏng vấn là "Bạn biết gì về công ty chúng tôi?" Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần phải tìm hiểu kỹ thông tin về nhà tuyển dụng trước khi đến phỏng vấn. Hiểu rõ về công ty, từ tầm nhìn cho tới những giá trị của họ sẽ giúp bạn ngầm khẳng định với nhà tuyển dụng rằng bạn thực sự quan tâm và nghiêm túc với công việc này. Đây cũng là cơ hội để bạn thể hiện kỹ năng nghiên cứu và tìm kiếm thông tin của bản thân.
VI. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên PR truyền thông
Kiểm tra năng lực của ứng viên qua những câu hỏi phỏng vấn là điều diễn ra phổ biến dù bạn ứng tuyển nhân viên PR truyền thông hay bất cứ công việc nào khác. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị kỹ lưỡng kỹ năng phỏng vấn của mình sao cho chuyên nghiệp để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé. Tham khảo những câu hỏi phỏng vấn và cách trả lời hay dưới đây để gia tăng cơ hội trúng tuyển cho mình:- Vì sao bạn thích lĩnh vực truyền thông? PR có ý nghĩa như thế nào với bạn?
- Tại sao bạn nghĩ rằng các công ty cần PR?
- Sự khác biệt giữa marketing và PR là gì? Marketing đóng vai trò gì trong PR?
- Với trường hợp khủng hoảng truyền thông của công ty [tên công ty], nếu bạn làm việc cho họ, bạn sẽ xử lý như thế nào?
- Bạn có kinh nghiệm viết thông cáo báo chí trong PR không? Bạn nghĩ gì về tầm quan trọng của kỹ năng viết với một nhân viên PR?
- Những lĩnh vực PR hoặc truyền thông nào bạn thấy sẽ phát triển/trở nên quan trọng trong tương lai?
Bạn có muốn làm một trong những công việc hạnh phúc nhất với mức lương cao ngất ngưởng và phát huy tối đa sự linh hoạt của bản thân? Nếu có thì công việc nhân viên PR truyền thông chính là dành cho bạn. Hãy gật đầu đồng ý với bất cứ cơ hội nào mà bạn nhận được khi đi xin việc làm. Ngay cả khi bạn chưa có đủ kinh nghiệm thì cũng nên đồng ý và vừa học vừa làm. Có khi, chính bạn cũng sẽ bị bất ngờ bởi những gì mà bạn có thể làm được đấy.
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.