Nói đến các chứng chỉ phổ biến và được cho là "có giá" nhất với dân kế toán thì chắc hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ ngay đến CPA hoặc ACCA. Trong khi đó, các bạn học tài chính thì chú ý nhiều hơn đến CFA và chứng chỉ CIMA. Nhìn chung thì các chứng chỉ này đều rất giá trị nhưng có nhiều điểm khác nhau. Bạn chọn học và thi lấy chứng chỉ nào cũng phải cân nhắc dựa trên mục tiêu nghề nghiệp và khả năng của mình.
Chứng chỉ CIMA có vai trò gì với kế toán, kiểm toán?
CIMA viết tắt của Chartered Institute of Management Accountants - Hiệp hội kế toán công chứng quản trị Anh quốc, là bằng cấp được công nhận trên toàn cầu cho các nghề nghiệp trong Kinh doanh & Tài chính. CIMA là tổ chức kế toán quản trị chuyên nghiệp lớn nhất thế giới với hơn 250.000 thành viên làm việc tại khoảng 180 quốc gia. Các chuyên gia có trình độ CIMA làm việc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán, phân tích tài chính, quản lý ngân quỹ, quản trị rủi ro,...
Chương trình học để thi lấy chứng chỉ CIMA sẽ tập trung vào phân bổ tài sản, đạo đức, thẩm định, đo lường rủi ro, chính sách đầu tư và đo lường hiệu quả hoạt động. Nhiều người có chứng chỉ CIMA làm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư và quản trị tài chính.
Chứng chỉ CIMA sẽ cho phép bạn tiếp tục học và có thể lấy chứng chỉ Kế toán Quản lý Toàn cầu - CGMA bởi AICPA. Có các chứng chỉ giá trị này, bạn có thể thăng tiến lên các vị trí quản lý trong tương lai vì chứng chỉ được công nhận rộng rãi ở gần 180 quốc gia. Các ứng viên đủ điều kiện CIMA thường sẽ chọn nghề nghiệp trong ngành với tư duy thăng tiến lên quản lý và vai trò chiến lược.
Để đủ điều kiện nhận chứng chỉ CIMA, bạn phải là nhà tư vấn đầu tư hoặc kế toán, kiểm toán (làm việc trong lĩnh vực tài chính kế toán) ít nhất 3 năm và không có "vết nhơ" nào về các báo cáo sai phạm liên quan đến luật hay đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng phải tham gia chương trình đào tạo đủ thời gian, hoàn thành chương trình và thi qua tất cả các môn mới được cấp chứng chỉ.
Để được cấp chứng chỉ CIMA, bạn sẽ phải vượt qua 17 kỳ thi, mặc dù một số trong số này có thể được miễn trừ thông qua các con đường đầu vào khác nhau dựa theo bằng cấp, kinh nghiệm thực tế của bạn. Kỹ năng kinh doanh là trọng tâm của chứng chỉ CIMA, bao gồm các môn học kế toán kinh doanh và quản lý, quản lý thông tin, chiến lược, tiếp thị chiến lược & quản lý, quản lý tài chính. Chứng chỉ CIMA thường có thể được hoàn thành trong 2 - 2,5 năm. Bài kiểm tra dài 5 giờ đồng hồ và có 140 câu hỏi trắc nghiệm bằng tiếng Anh.
Nhìn chung, tính cả các khóa học bắt buộc và ôn tập, luyện thi thì bạn sẽ mất ít nhất 150h để vượt qua bài kiểm tra. Như vậy vẫn chưa đủ, bạn sẽ tiếp tục phải vượt qua vòng kiểm tra lý lịch bằng cách công bố thông tin về sự tuân thủ, hoàn thành thỏa thuận cấp phép và thanh toán phí chứng nhận ban đầu để được nhận chứng chỉ CIMA.
Làm thế nào để có chứng chỉ CIMA?
Chi phí đăng ký thành viên, chi phí thường niên, học, thi và lấy chứng chỉ CIMA phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tổng thể có thể lên tới hơn 100 triệu để hoàn thành. Các khoản chi cụ thể sẽ được liệt kê và thông báo khi bạn đăng ký và tham gia chương trình học.
Đạt được chứng chỉ CIMA là một cách tuyệt vời để đưa sự nghiệp tài chính của bạn lên một tầm cao mới. Cho dù phấn đấu trong vai trò kế toán, bạn cũng sẽ có cơ hội thăng tiến nhanh hơn lên kế toán trưởng. Nếu chuyển hẳn sang tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư thì bạn có thể ứng tuyển vào các tập đoàn lớn, có cơ hội làm việc với đối tác, khách hàng là những cá nhân thành công, có giá trị ròng cao, hỗ trợ ra quyết định tài chính và đầu tư cho họ,...
Dù vậy, học và thi chứng chỉ CIMA không dễ nên trước khi ra quyết định có nên theo học hay không, bạn nên cân nhắc dựa trên các cơ hội và thách thức.
Những thách thức như vậy đòi hỏi ở bạn quyết tâm, sự chăm chỉ và nỗ lực. Hơn ai hết, nếu bạn không đủ kiên định và cố gắng thì sẽ dễ từ bỏ còn ngược lại, rõ ràng về mục tiêu thì vẫn luôn có cơ hội để hoàn thành chương trình học và có chứng chỉ CIMA.
Lý do nên học để lấy chứng chỉ CIMA
Đều là những chứng chỉ quan trọng và ý nghĩa giúp bạn nâng cao năng lực chuyên môn, có thêm nhiều cơ hội việc làm tốt, thu nhập cạnh tranh và thăng tiến sự nghiệp kế toán nhưng chứng chỉ CIMA và chứng chỉ ACCA vẫn có nhiều điểm khác nhau, cụ thể như sau:
Học và thi lấy chứng chỉ CIMA không dễ nhưng khi đã có chứng chỉ, bạn có thêm rất nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp, gia tăng thu nhập và thăng tiến. Mong rằng các thông tin JobOKO vừa chia sẻ cùng bạn sẽ giúp bạn có thêm động lực và xác định được mục tiêu để bắt đầu ngay hôm nay.
MỤC LỤC:
I. Chứng chỉ CIMA là gì? Những thông tin cần biết
II. Có nên học chứng chỉ CIMA hay không?
III. So sánh chứng chỉ CIMA và ACCA
Đọc thêm: Chứng chỉ CMA là gì? có lợi ích gì khi làm việc?
Đọc thêm: Chứng chỉ ACCA là gì? Có giúp thăng tiến sự nghiệp kế toán, kiểm toán?