Content là gì? Có nên theo nghề Content?
Content thường được gắn với tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) và những năm gần đây, việc làm content trở nên khá phổ biến. Thậm chí, nhiều chuyên gia phải thừa nhận rằng nội dung số có vai trò không thể thay thế với tiếp thị, kinh doanh, truyền thông và quảng cáo ngày nay. Không phải nói quá khi cho rằng "Content is King" - Content là Vua.
MỤC LỤC:
I. Content là gì?
II. Các vị trí việc làm Content
III. Có nên theo nghề Content?
Những điều cần biết về nghề content
I. Content là gì?
Content có nghĩa là Nội dung trong tiếng Việt. Content được định nghĩa trong nhiều tình huống và ngữ cảnh khác nhau sẽ có phần không giống nhau. Về cơ bản, content nghĩa là thông tin; content cũng là kinh nghiệm, hình ảnh trực quan. Thực tế, để hiểu đúng khái niệm content là gì, chúng ta nên tìm hiểu vai trò của content trong marketing.
Marketing truyền thống ngày càng trở nên kém hiệu quả hơn và các chuyên gia trong lĩnh vực này đã tìm ra giải pháp tốt hơn đó là digital marketing, cụ thể là tiếp cận theo phương pháp tiếp thị nội dung - content marketing.
Content marketing là một phương pháp tiếp thị chiến lược tập trung vào việc tạo và phát hành nội dung có giá trị, phù hợp và nhất quán để thu hút và giữ chân đối tượng mục tiêu, sau đó thúc đẩy đối tượng đó (thường là khán giả, khách hàng tiềm năng) thực hiện các hành động mua. Thay vì quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, bạn đang cung cấp content thực sự có liên quan và hữu ích cho khách hàng để giúp họ giải quyết các vấn đề gặp phải.
Có thể nói, ngày nay thì content trong marketing có vai trò không thể thay thế, cho dù là bán các sản phẩm tiêu dùng hay bán dịch vụ, từ doanh nghiệp lớn đến các chủ shop buôn bán nhỏ đều muốn xây dựng hệ thống content chuẩn chỉnh để thúc đẩy kinh doanh.
II. Các vị trí việc làm Content
Một số vị trí việc làm phổ biến chuyên về sáng tạo nội dung được tuyển nhiều nhất hiện nay là:
1. CTV Content.
2. Nhân viên Content/ Chuyên viên Content.
3. Content Creator (Sáng tạo nội dung).
4. Content Writer.
5. Nhân viên Content Marketing.
6. Content Marketing Executive.
7. Biên tập viên nội dung website.
8. Content Leader.
Mỗi vai trò trong lĩnh vực content, biên tập nội dung đều ít nhiều có những điểm không giống nhau, chẳng hạn yêu cầu đầu vào hay nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên, đặc điểm chung là dù ở cương vị nào thì công việc chính của bạn vẫn là viết lách, nghiên cứu để sáng tạo nội dung mới mẻ, độc đáo và thu hút càng nhiều người đọc - những khách hàng/ khách hàng tiềm năng - càng tốt.
III. Có nên theo nghề Content?
Hiểu được chính xác content là gì, bạn có thể sẽ muốn cân nhắc xem có nên theo nghiệp content hay không. Để trả lời câu hỏi này, bạn nên xem xét dựa trên các cơ hội và thử thách khi xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực. Cụ thể, nghề content sẽ giúp bạn có cơ hội:
- Được sáng tạo, làm việc trong lĩnh vực thú vị với nhiều kiến thức mới; tự do phát triển ý tưởng của mình.
- Nhận mức lương trung bình khoảng 8 - 12 triệu/ tháng, cao nhất có thể lên tới 20 triệu/ tháng.
- Tạo nội dung hữu ích cho người dùng.
- Cơ hội thăng tiến trong lĩnh vực biên tập, sáng tạo nội dung và marketing như trở thành trưởng nhóm (leader), hay trưởng phòng nội dung, trưởng phòng marketing,...
- Phù hợp với cả các bạn có thế mạnh làm việc độc lập, có thể không cần giao tiếp quá nhiều.
Dù vậy, nghề content không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ, nhất là khi thế giới nội dung số nói riêng và tiếp thị kỹ thuật số nói chung đã trở nên cạnh tranh hơn rất nhiều. Content là gì? Content hiện nay là đổi mới, sáng tạo và khác biệt. Nếu như bạn không thể tạo ra nội dung mới mà chỉ "copy" những gì hiện có thì sẽ không đạt được bất kỳ hiệu quả nào.
Ưu điểm và thách thức khi theo nghề Content
Thử thách lớn nhất đối với những ai theo nghề content sẽ là:
- Triển vọng lương không quá cao, thường tăng lương khá chậm.
- Áp lực phải sáng tạo, tạo nội dung "unique".
- Phải học và có nền tảng kiến thức về SEO.
- Kỹ năng viết nội dung đa dạng trong nhiều lĩnh vực.
Căn cứ vào những thông tin như trên, bạn có thể tự mình ra quyết định xem có nên theo nghề content hay không. Dĩ nhiên, nghề nghiệp nào cũng có những ưu và nhược điểm khác nhau, điều quan trọng nhất vẫn là năng lực và đam mê của bạn. Một khi bạn thực sự yêu thích viết lách, luôn sẵn sàng học hỏi để nâng cao kỹ năng viết, học về các "kỹ thuật" như SEO, viết theo phong cách khác nhau, thích nghi nhanh... thì bạn sẽ thành công còn nếu ngược lại, bạn có thể luôn cảm thấy khó khăn và không thể kiên trì.
JobOKO vừa chia sẻ cùng bạn một số thông tin cơ bản để bạn định nghĩ chính xác hơn content là gì, các vị trí việc làm nghề content và những cơ hội, thách thức khi bạn xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực này. Mong rằng bạn có thể coi đó là cơ sở để đưa ra quyết định nghề nghiệp phù hợp nhất với mình. Chúc bạn thành công!
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.