Empowerment là gì? Việc trao quyền có lợi với doanh nghiệp hay người lao động?
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi nhân viên cảm thấy được Empowerment (trao quyền) trong công việc, họ thường có hiệu suất công việc cao hơn, hài lòng hơn với môi trường làm việc và cải thiện lòng trung thành với công ty. Những lợi ích khác mà Empowerment mang lại sẽ được cập nhật cụ thể trong bài viết sau.MỤC LỤC:
1. Empowerment là gì?
2. Trao quyền có lợi với doanh nghiệp hay người lao động?
3. Empowerment phù hợp với từng đối tượng nhân viên khác nhau
Empowerment là gì?
1. Empowerment là gì?
Empowerment hiểu đơn giản là Trao quyền, đề cập đến hành động quản lý chia sẻ thông tin, trao phần thưởng và quyền lực cho nhân viên trong công ty để họ có thể chủ động và đưa ra quyết định nhằm giải quyết vấn đề trong công việc, cải thiện dịch vụ và hiệu suất. Empowerment được tiến hành dựa trên ý tưởng cung cấp cho nhân viên các kỹ năng, nguồn lực, thẩm quyền, cơ hội, động lực, cũng như cho họ giữ họ có trách nhiệm và chịu trách nhiệm về kết quả của hành động trong công việc, từ đó góp phần nâng cao năng lực và sự hài lòng của họ.
Ngày nay, nhiều nhà quản lý, giám sát thường cố gắng thực hiện Empowerment để trao quyền cho nhân viên bằng cách ủy quyền và cho phép tự ra quyết định, chia sẻ thông tin và chủ động đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhân sự cho rằng phong cách lãnh đạo Empowerment chỉ phù hợp với một số trường hợp nhất định, tùy thuộc vào một số loại nhân viên. Các nhà lãnh đạo nên biết khi nào thì Empowerment mang lại hiệu quả tốt nhất.
Đọc thêm: 7 bí kíp gối đầu giường của một nhà lãnh đạo tài ba
2. Trao quyền có lợi với doanh nghiệp hay người lao động?
Nếu bạn đang phân vân không biết Empowerment có thực sự mang lại lợi ích hay không và có lợi cho đối tượng nào thì câu trả lời là Empowerment có lợi cho cả doanh nghiệp và người lao động. Đầu tiên, Empowerment ảnh hưởng tích cực đến sự sáng tạo và hành vi, thái độ của nhân viên (nghĩa là hành vi không được chính thức công nhận hoặc khen thưởng như giúp đỡ đồng nghiệp hay tham dự các chức năng công việc không bắt buộc). Điều này giúp cải thiện môi trường làm việc và xây dựng văn hóa công ty.
Thứ hai, bằng cách trao quyền cho nhân viên cấp dưới, doanh nghiệp có khả năng xây dựng được niềm tin của nhân viên. Sau đó, các nhà quản lý trao quyền cho nhân viên thường giúp cá nhân đó cũng như bộ phận nâng cao hiệu suất công việc.
Empowerment được cho là có nhiều tác động tích cực hơn ở các doanh nghiệp phương Đông. Trong khi đó ở phương Tây, hiệu quả không rõ ràng vì vốn dĩ môi trường làm việc của họ tập trung vào tính cá nhân và có sẵn sự chủ động.
Về phía nhân viên, Empowerment được xem là một sự ghi nhận, tin tưởng của cấp trên đối với những nỗ lực, cống hiến của họ. Bởi vì họ đã và đang làm tốt nên họ được giao nhiều trách nhiệm hơn, có thể gánh vác nhiều hơn và nhận về nhiều giá trị tích cực hơn. Empowerment không chỉ giúp mỗi nhân viên hào hứng, hài lòng với công ty mà còn giúp họ có cơ hội học hỏi liên tục, rèn luyện và phát triển con đường sự nghiệp cho riêng mình.
Ưu điểm của hình thức Empowerment đối với doanh nghiệp và người lao động
3. Empowerment phù hợp với từng đối tượng nhân viên khác nhau
Có một thực tế là Empowerment chỉ phù hợp với một số đối tượng nhân viên nhất định và trong các ngành nghề, doanh nghiệp nhất định. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến Empowerment bao gồm môi trường văn hóa, ngành công nghiệp và kinh nghiệm của nhân viên.
Khi tiến hành nghiên cứu và so sánh, các chuyên gia thấy rằng Empowerment có tác động tích cực, đáng kể trong các công ty ở phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc,... Kết quả này có thể được giải thích bởi thực tế là ở các xã hội phương Đông, những người ở vị trí quản lý thường hỗ trợ người ở vị trí thấp hơn, trong khi cấp dưới cũng trung thành và tuân theo ý kiến của lãnh đạo. Chuẩn mực xã hội này dẫn tới việc Empowerment trở thành điều khác biệt, càng thể hiện sự ghi nhận và tin tưởng.
Tuy vậy, ở các nước phương Tây như Mỹ, Anh và Đức, nhân viên có thể thích và mong đợi sự độc lập ngay từ đầu. Trong bối cảnh này, sự quan tâm và lo lắng của quản lý trong Empowerment có thể bị coi là một sự xâm nhập hoặc thậm chí là một nỗ lực kiểm soát không chính thức.
Bên cạnh đó, Empowerment hiệu quả hơn trong các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động (như khách sạn, xây dựng, giáo dục, chăm sóc y tế), nơi yếu tố con người là chìa khóa tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Ngược lại, ở các công ty sử dụng nhiều tài sản như năng lượng, viễn thông và vận chuyển, họ đầu tư nhiều hơn vào máy móc hoặc tài chính.
Cách một nhà lãnh đạo giỏi trao quyền cho nhân viên
Empowerment có ảnh hưởng tích cực hơn đến hiệu suất làm việc hàng ngày của những nhân viên ít kinh nghiệm trong tổ chức. Điều này có nghĩa là nhân viên có ít kinh nghiệm và kiến thức sẽ cố gắng tận dụng khả năng nắm bắt cơ hội mà các nhà quản lý trao cho họ. Nếu bạn là nhà lãnh đạo thì việc trao quyền cho nhân viên cũng rất quan trọng. Cách trao quyền cho nhân viên làm sao để hiệu quả thì bạn có thể tham khảo trong bài viết Joboko cập nhật sau đây.
Nhìn chung, Empowerment có thể thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn, sáng tạo hơn và cống hiến nhiều hơn. Empowerment có lợi cho cả doanh nghiệp lẫn nhân viên. Mặc dù vậy nó cũng có thể tạo thêm gánh nặng và căng thẳng, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất thường xuyên của nhân viên. Điều quan trọng cần lưu ý đối với các nhà quản lý là hiểu rằng Empowerment có giới hạn của nó và các yếu tố như niềm tin và kinh nghiệm ảnh hưởng đến cách hành xử của nhân viên.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.