General Manager là làm gì?
Tổng quản lý (General Manager) thường đóng vai trò là người điều hành hàng đầu cho đơn vị và chịu trách nhiệm về chiến lược, cơ cấu, ngân sách, nhân sự, tài chính và dữ liệu quan trọng liên quan. Đảm nhận vị trí này không hề đơn giản bởi nếu bạn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn sẽ làm ảnh hưởng tới công việc và mang đến những rủi ro lớn. Vì vậy, làm quản lý, nên tránh những lỗi này ra, có như vậy thì bạn mới có được sự tin tưởng, tín nhiệm của mọi người. Trong lĩnh vực quản lý, bạn có thể tha hồ lựa chọn chức vụ theo trình độ kinh nghiệm của mình. Tổng quản lý là vị trí không phải ai cũng có thể đảm nhận, vì vậy hãy theo dõi bài viết để biết lý do tại sao nhé.
Tìm hiểu về công việc của General Manager
=> Việc làm General Manager lương cao
1. General Manager là gì?
Một Tổng quản lý, đôi khi được gọi đơn giản là GM, có trách nhiệm chung, bao quát toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp hoặc đơn vị kinh doanh trong tập đoàn. Vai trò này đặc biệt phổ biến trong các tổ chức toàn cầu hoặc đa quốc gia lớn, nơi các công ty được tổ chức dọc theo các dòng sản phẩm, nhóm khách hàng hoặc vị trí địa lý.2. Công việc của General Manager
Tổng quản lý thực hiện rất nhiều công việc và nhiệm vụ khác nhau nhưng về cơ bản, họ thường phải:- Giám sát hoạt động hàng ngày của đơn vị kinh doanh hoặc tổ chức.
- Đảm bảo hoàn thành việc tạo dựng và thực hiện một chiến lược được thiết kế chi tiết để phát triển doanh nghiệp.
- Phối hợp với các bên liên quan để thúc đẩy công việc, hoàn thành mục tiêu chung, đảm bảo hiệu suất.
- Giám sát trực tiếp các nhà quản lý cấp dưới và những vai trò điều hành khác trong đơn vị kinh doanh.
- Đảm bảo phát triển các chương trình chiến thuật phù hợp để theo đuổi mục tiêu chung.
- Đảm bảo chất lượng, quy trình giao - nhận hàng cho khách hàng và nhà cung cấp.
- Tham gia vào các hoạt động chính của công ty, xây dựng mối quan hệ với khách hàng mục tiêu.
- Giám sát các chương trình tuyển dụng và phát triển nhân tài quan trọng.
- Đánh giá và quyết định các khoản đầu tư chính vào thiết bị, cơ sở hạ tầng và nhân sự.
- Truyền đạt chiến lược và kết quả cho nhân viên của đơn vị.
- Báo cáo kết quả cho Tổng giám đốc hoặc Hội đồng quản trị.
Một cá nhân trong vai trò Tổng quản lý phải là người có tầm nhìn bao quát, quen thuộc với tất cả lĩnh vực kinh doanh và có thể điều phối các quy trình cũng như hoạt động trong toàn tổ chức. Họ cũng phải thành thạo ngôn ngữ tài chính và kế toán, nắm bắt được xu hướng, thị trường, thành thạo bán hàng, tiếp thị, quản trị nguồn nhân lực, thậm chí là nghiên cứu và phát triển kỹ thuật.
Trong các tổ chức lớn, trước khi trở thành general manager, các cá nhân thường phải đảm nhiệm một loạt công việc, luân chuyển qua lại để thành thạo các chức năng khác nhau, dần dần phát triển chuyên môn, rèn luyện khả năng xử lý tình huống trong nhiều năm.
3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí công việc General Manager
Các điều kiện tiên quyết để trở thành một Tổng quản lý có thể khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp và có thể bao gồm trình độ học vấn, kinh nghiệm và chứng nhận. Với nền tảng chuyên môn và kiến thức cần thiết để thành công trong vai trò general manager, các nhà quản lý nói chung thường có bằng cấp cao, chú trọng vào bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA). Đồng thời, họ phải có kinh nghiệm dày dặn về lĩnh vực cụ thể, hoặc làm việc lâu dài cho một vài đối thủ cạnh tranh trong ngành.Bên cạnh đó, một số trường đại học và các tổ chức giáo dục có thể cung cấp các chương trình chứng chỉ đào tạo quản lý chung. Nhà tuyển dụng thường không yêu cầu ứng viên phải có những chứng chỉ này, nhưng đó cũng là lợi thế cạnh tranh đáng kể, có thể được ưu tiên.
Để thành công trong vai trò Tổng quản lý, bạn cần các kỹ năng và phẩm chất sau đây:
- Kỹ năng hoạch định chiến lược: GM phải đảm bảo xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược rõ ràng cho một tổ chức hoặc đơn vị kinh doanh.
- Kỹ năng lập kế hoạch tài chính: GM có trách nhiệm đánh giá và dự đoán tương lai của doanh nghiệp, đưa ra các khuyến nghị đầu tư quan trọng.
- Kỹ năng giao tiếp: GM phải có khả năng hỗ trợ phát triển văn hóa nội bộ lành mạnh, duy trì đội ngũ nhân viên chủ chốt và khuyến khích sự phát triển chuyên nghiệp của họ.
- Kỹ năng lãnh đạo: Tổng quản lý chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ các đơn vị kinh doanh hoặc các bộ phận của một tổ chức.
4. Các công việc liên quan đến Tổng quản lý
- Business Operations Manager (Quản lý hoạt động kinh doanh/Điều hành kinh doanh): Là một quản lý điều hành cấp C, họ chịu trách nhiệm cho các hoạt động hoạt động của công ty như thiết kế, thực hiện và quản lý các sáng kiến, báo cáo với CEO.
- Human Resources Manager (Giám đốc nhân sự): Giám đốc nhân sự hướng dẫn và quản lý việc cung cấp tổng thể các dịch vụ, chính sách và chương trình nhân sự cho công ty.
- Store Manager (Quản lý cửa hàng): Quản lý cửa hàng chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động hàng ngày của cửa hàng, đảm bảo nó hoạt động trơn tru và hiệu quả. Nhiệm vụ của họ bao gồm thúc đẩy đội ngũ bán hàng, tạo chiến lược kinh doanh, phát triển tài liệu quảng cáo và đào tạo nhân viên mới.
Mỗi vị trí quản lý có đặc thù công việc riêng nên dù bạn đủ điều kiện và khả năng để ứng tuyển vào việc làm General Manager thì chưa hẳn đã hoàn thành tốt trong vai trò một Operation Manager. Nhiều ứng viên muốn ứng tuyển vị trí này nhưng vẫn chần chừ bởi chưa thực sự hiểu rõ những vấn đề liên quan như Operation Manager là làm gì để trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm tốt nhất. Với những chia sẻ của Blog việc làm Joboko, hy vọng bạn đọc có thể nhanh chóng tìm được cho mình việc làm tốt, cơ hội thăng tiến cao.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.