Finance Manager là gì?
Finance Manager (giám đốc tài chính) là người phân phối nguồn tài chính của một công ty, chịu trách nhiệm lập kế hoạch ngân sách và hỗ trợ đội ngũ quản lý điều hành hoạt động kinh doanh. Nhiều người lựa chọn việc làm giám đốc tài chính, trải qua quá trình nỗ lực không ngừng đã có được những thành tựu đáng nể. Ngoài sự phấn đấu, cố gắng của bản thân thì họ còn sở hữu điều gì khác nữa. Câu trả lời sẽ được giải đáp khi bạn cùng Joboko vạch trần bí quyết thành công của một giám đốc tài chính, đồng thời tìm hiểu về những kỹ năng cần có của người ứng tuyển nếu muốn đảm nhận tốt công việc Finance Manager.
1. Finance Manager là gì?
Finance Manager là người đưa ra những lời khuyên hữu ích và tư vấn tài chính để công ty có những quyết định kinh doanh tốt nhất. Ngoài ra, họ còn tạo báo cáo tài chính, phụ trách hoạt động đầu tư trực tiếp và phát triển các chiến lược, kế hoạch cho mục tiêu tài chính dài hạn của công ty.Các giám đốc tài chính có thể làm việc ở nhiều nơi, bao gồm ngân hàng và các công ty bảo hiểm. Vì Finance Manager hỗ trợ các giám đốc điều hành trong việc đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến cả một công ty nên họ cần có kỹ năng phân tích và khả năng giao tiếp tuyệt vời.
2. Công việc của Finance Manager
Vai trò của người quản lý tài chính, đặc biệt là trong kinh doanh đang thay đổi để đáp ứng với những tiến bộ công nghệ về việc phân tích dữ liệu và lập báo cáo. Trước đây, các giám đốc tài chính có trách nhiệm chính giám sát tài chính của một công ty, nhưng hiện nay họ chủ yếu phân tích dữ liệu và tư vấn cho các nhà quản lý cấp cao về ý tưởng để tối đa hóa lợi nhuận. Họ thường làm việc theo nhóm, cố vấn kinh doanh cho các giám đốc điều hành hàng đầu. Vì vai trò quan trọng như vậy mà các doanh nghiệp dù là công ty mới thành lập hay lâu năm cũng khắt khe khi tuyển nhân sự cho vị trí này.Công việc cụ thể của Finance Manger bao gồm:
- Lập báo cáo tài chính, hoạt động kinh doanh và dự báo xu hướng.
- Giám sát chi tiết tài chính để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về mặt pháp lý.
- Giám sát nhân viên làm báo cáo tài chính và ngân sách.
- Xem xét báo cáo tài chính của công ty và tìm cách cắt giảm chi phí.
- Phân tích xu hướng thị trường để tìm cơ hội mở rộng hoặc mua lại công ty khác.
- Giúp quản lý đưa ra quyết định tài chính.
Bên cạnh đó, các giám đốc tài chính cũng thực hiện một số nhiệm vụ dành riêng cho doanh nghiệp của họ, ví dụ như:
- Chỉ đạo việc chuẩn bị các báo cáo tài chính tóm tắt và dự báo tình hình tài chính của tổ chức như báo cáo thu nhập, bảng cân đối và phân tích thu nhập hoặc chi phí trong tương lai.
- Phối hợp với nhân viên kế toán và nhân viên tài chính cấp dưới để tính toán, phân bổ ngân sách của công ty trong khi đảm bảo đáp ứng mục tiêu chung của công ty. Họ thực hiện các chiến lược để tăng vốn (như phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu).
- Giám sát hoạt động kinh doanh tín dụng của công ty: Finance Manager đặt tiêu chí xếp hạng tín dụng, xác định trần tín dụng và giám sát các tài khoản quá hạn.
- Quản lý tiền mặt, theo dõi và kiểm soát dòng tiền để đáp ứng nhu cầu đầu tư và kinh doanh của công ty.
- Quản lý rủi ro tài chính bằng cách sử dụng các biện pháp phòng ngừa và chiến lược để hạn chế hoặc bù đắp khả năng thua lỗ tài chính. Một số nguy cơ mà giám đốc tài chính nào cũng muốn tránh là thay đổi giá cả tiền tệ hoặc hàng hoá.
- Hạn chế thua lỗ của công ty bằng cách mua bảo hiểm trước đối với các rủi ro như nhu cầu thanh toán khuyết tật cho một nhân viên bị thương trong công việc hoặc các vụ kiện tụng tiềm năng.
3. Yêu cầu về trình độ và kỹ năng đối với vị trí Finance Manager
Với vị trí Finance Manager, hầu hết các công ty yêu cầu ứng viên có bằng của nhân và kinh nghiệm làm việc khoảng 5 năm trong lĩnh vực tài chính. Ngoài ra, bằng cấp sau đại học về quản lý tài chính cùng một số chứng chỉ liên quan có thể được ưu tiên.Bằng cấp phù hợp bao gồm:
- Kế toán hoặc tài chính.
- Kinh tế học.
- Toán học.
- Nghiên cứu kinh doanh.
- Quản lý.
Cũng như bằng cấp chính thức, bản mô tả công việc của một giám đốc tài chính cần nêu chi tiết các kỹ năng sau:
- Khả năng phân tích, định hướng hiệu quả.
- Kỹ năng đàm phán và khả năng phát triển các mối quan hệ trong công việc.
- Nhận thức về thương mại và kinh doanh.
- Kỹ năng giao tiếp tốt, cả bằng văn bản và lời nói.
- Tầm nhìn tốt, thành thạo phần mềm phân tích dữ liệu.
- Kỹ năng quản lý thời gian.
4. Nghề nghiệp liên quan đến công việc Finance Manager
- Kế toán và kiểm toán viên (Accountant and Auditor): Kế toán và kiểm toán viên chuẩn bị và kiểm tra hồ sơ tài chính, đảm bảo tính chính xác của hồ sơ, đồng thời trả thuế đúng hạn.
- Chuyên viên phân tích ngân sách (Budget Analyst): Họ là những giúp các tổ chức công và tư nhân phân bổ ngân sách và nguồn lực tài chính, chuẩn bị báo cáo và theo dõi chi tiêu.
- Chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst): Các nhà phân tích tài chính cung cấp hướng dẫn cho doanh nghiệp và cá nhân, đưa ra quyết định đầu tư. Họ đánh giá hiệu suất của cổ phiếu, trái phiếu và các loại đầu tư khác.
Để có được thành công thì bất cứ ai cũng đều phải làm từ những điều nhỏ nhặt nhất, chấp nhận các vị trí thấp để có thêm kinh nghiệm cho bản thân. Sau quá trình rèn luyện, từ một chuyên viên tài chính bạn mới có cơ hội thăng tiến lên vị trí giám đốc tài chính. Vì vậy, muốn trở thành chuyên viên tài chính giỏi thì những ai theo đuổi ngành này cần trau dồi cho mình kỹ năng thiết yếu. Tham khảo bài viết "Một chuyên viên tài chính chuyên nghiệp cần những hành trang gì?" để có thông tin chính xác và hữu ích, hỗ trợ quá trình có được việc làm theo tỉnh thành mà bạn mong muốn nhanh chóng.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.