Học cách từ chối khéo nhưng không mất lòng sếp và đồng nghiệp
Bạn đang cảm thấy khó xử khi mà khối lượng công việc đã nhiều mà sếp còn đang có ý định giao thêm việc, đồng nghiệp thì nhờ vả giúp nốt việc này việc kia. Thay vì gật đầu nhận làm thêm việc để rồi mà stress, vắt chân lên cổ mà chạy cho kịp tiến độ công việc,... hãy học cách từ chối khéo nhưng không mất lòng sếp và đồng nghiệp mà Joboko.com chia sẻ dưới đây.
Nên nhớ một điều bạn sinh ra không phải để làm hài lòng tất cả mọi người, kể cả đồng nghiệp hay giám đốc của bạn. Trong công việc cũng vậy, nhiều khi bạn cũng phải học cách để từ chối khéo nhận thêm việc, xong từ chối ở đây không có nghĩa là bạn thiếu trách nhiệm hay không có khả năng làm mà chỉ đơn giản từ chối để tập trung làm cho tốt, làm cho xong những việc quan trọng mà bạn đang đảm nhận. Với một số người, chỉ vì để gây ấn tượng đẹp trong mắt sếp và đồng nghiệp mà lại khiến bản thân phải stress, căng thẳng khi nhận thêm việc. Nếu bạn đang e ngại hay cảm thấy khó mở lời với quản lý hoặc đồng nghiệp, dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn từ chối khéo nhưng không mất lòng sếp và đồng nghiệp của mình.
Học cách từ chối mà vẫn giữ được hòa khí công việc
Học cách từ chối khéo để không mất lòng sếp và đồng nghiệp
1. Đừng cảm thấy có lỗi
Đừng cảm thấy có lỗi khi không giúp gì được đồng nghiệp vì bạn vẫn còn phải giải quyết hàng đống công việc quan trọng trước mắt cho kịp tiến độ trước đã, lấy đâu ra thời gian để làm hộ việc cho họ. Bên cạnh đó bạn cũng phải cố gắng chăm chỉ, nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt công việc hiện tại để ghi điểm trong mắt của sếp, dù không thể đảm nhận thêm khối công việc mà sếp giao nhưng hãy cho sếp thấy bạn có thể hoàn thành công việc hiện tại một cách xuất sắc.2. Suy nghĩ vấn đề trước khi từ chối
Trước khi nói lời từ chối, hãy dành ra một chút thời gian để nghiên cứu, suy nghĩ xem công việc mà bạn được đề nghị đòi hỏi những kỹ năng gì, phải mất bao lâu mới hoàn thành xong và quan trọng là phải nhìn vào tiến độ khối lượng công việc của bạn hiện tại như thế nào để mà cân nhắc, lấy lý do để từ chối.Nhưng cũng lưu ý một điều là không nên suy nghĩ vấn đề quá lâu, để tránh làm mất thời gian như vậy sẽ đảm bảo được tiến độ công việc và kế hoạch của cả 2 bên. Cố gắng cách gây ấn tượng trong mắt sếp và đồng nghiệp, có như vậy bạn mới không mất đi tiếng nói của mình, luôn được đồng nghiệp yêu quý.
3. Đưa ra lý do chính đáng để từ chối
Nếu đang phải đảm nhận quá nhiều việc, có thể khối lượng công việc mà sếp đang có ý định giao thêm cho bạn hoặc những việc mà đồng nghiệp nhờ vả gây ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ công việc hiện tại của bạn, đừng ngần ngại gì mà hãy thẳng thắn bày tỏ quan điểm, lý do chính đáng của mình để từ chối khéo, mặc dù rất muốn giúp đỡ, rất muốn hợp tác nhưng khối lượng công việc hiện tại không cho phép.Cách nói "không" khéo léo với đồng nghiệp
4. Đưa ra giải pháp thay thế
Đừng ngại khi phải nói từ chối với sếp hay đồng nghiệp, vì thực tế rõ ràng là bạn không thể ôm thêm việc vào mình, nhưng có thể đưa ra những góp ý, đề xuất người người có khả năng, phù hợp với công việc kia. Điều này có thể giúp bạn làm chủ được tình thế và vẫn ghi điểm trong mắt đồng nghiệp cũng như sếp của mình. Điều này cũng là một cách từ chối khéo, giúp bạn luôn được đồng nghiệp tôn trọng và yêu mến, hãy luôn tỏ ra thái độ tích cực và hợp tác nhé.5. Hạn chế từ chối qua mail
Đôi khi vì không phải nói chuyện trực tiếp, mặt đối mặt mà gián tiếp qua những công cụ như email, skype hay viber,... Người ta rất dễ hiểu sai lời nói của nhau. Vì vậy nếu có muốn từ chối thì hãy gặp mặt trực tiếp để nói chuyện, tránh gây những hiểu lầm không đáng có.Trong công việc, đôi khi bạn cũng phải học cách từ chối khéo nhưng không mất lòng sếp và đồng nghiệp nếu không muốn ôm đồm quá nhiều việc. Nhưng nếu công việc mà trong phạm vi những gì mà bạn làm được, đừng nên từ chối vì biết đâu nó lại là nền tảng giúp bạn thăng tiến trên con đường sự nghiệp của mình thì sao.
>> Bạn đang muốn chuyển việc, cập nhật ngay thông tin tuyển dụng trên Joboko.com để cập nhật tin tức việc làm nhanh nhất nhé.
>> Nhiều mẫu Cv xin việc ở nhiều ngành nghề đã được cập nhật mẫu sẵn, bạn đọc cùng tham khảo nhé.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.