Cách từ chối lời mời làm việc tinh tế và thiện cảm nhất
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn từ chối lời mời làm việc từ một công ty: Bạn nhận được một lời mời làm việc tốt hơn vào cùng thời điểm đó, bạn cảm thấy không phù hợp với công ty này, mức lương công việc không đủ hấp dẫn bạn hoặc công việc không đúng lĩnh vực sở trường của bạn. Nội dung email tùy thuộc vào lý do bạn từ chối. Chẳng hạn như, nếu việc làm không phù hợp nhưng bạn có cảm tình với công ty, hãy viết trong email hoặc điện thoại rằng bạn ấn tượng với họ nhưng nhận thấy công việc không phù hợp.
Email từ chối cũng có thể đề cập đến tập hợp kỹ năng quan trọng bạn muốn áp dụng trong công việc, mức độ trách nhiệm bạn mong muốn hoặc các yếu tố khác mà vị trí này còn thiếu. Chẳng hạn như, bạn giỏi tiếng Anh giao tiếp và muốn làm ở bộ phận xuất nhập khẩu nhưng công việc đề xuất lại nằm ở mảng giao dịch nội địa. Đề cập đến vấn đề từ chối thì nhiều ứng viên cũng băn khoăn không biết có nên ứng tuyển lại công ty đã từng từ chối bạn? Để biết mình cần làm gì, ứng viên có thể tham khảo thông tin mà Joboko đã chia sẻ trong bài viết nhé. Dưới đây là cách từ chối khi bạn được mời làm việc một cách lịch sự, cùng theo dõi để có thêm hiểu biết cho mình.
1. Cách từ chối lời mời làm việc tinh tế và thiện cảm nhất
Nếu bạn đã cân nhắc nhận mời làm việc ở một công ty khác và quyết định từ chối ở công ty này, hãy gọi điện/gửi email từ chối lịch sự, bày tỏ sự biết ơn và quan trọng nhất là càng sớm càng tốt (trong vòng 24 giờ kể từ lúc nhận được lời mời). Đây là một cách tuyệt vời để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhà tuyển dụng. Bạn không thể biết được trong tương lai liệu mình có nộp đơn ứng tuyển lần 2 hay hợp tác với họ hay không, vì thế hãy luôn thể hiện sự chuyên nghiệp bằng thái độ biết ơn và tính đúng giờ.Trong trường hợp bạn có cảm tình với công ty nhưng không hài lòng với một phần của vị trí đó, chẳng hạn như lương hay phúc lợi cho người lao động, trước khi viết email từ chối, hãy thử thương lượng một đề nghị ngược lại, trong đó điều chỉnh yếu tố khiến bạn không hài lòng. Sau khi gửi thư hoặc gọi điện từ chối, hầu như bạn không còn cơ hội nhận được lời mời làm việc này thêm lần nữa.
2. Nội dung chính của email từ chối lời mời làm việc
Email từ chối cần có hai phần chính: Một là bày tỏ sự biết ơn đối với lời mời làm việc của nhà tuyển dụng; hai là lý do từ chối lời mời. Họ đã mất rất nhiều thời gian cho bạn, từ khâu lọc hồ sơ xin việc, gọi điện hẹn lịch phỏng vấn cho đến phỏng vấn, đánh giá và gửi lời mời làm việc. Vì thế, bày tỏ sự cảm kích là cách tốt nhất để bạn thể hiện thái độ lịch sự và chuyên nghiệp.Xưng hô trong email với người đã gửi lời mời làm việc cho bạn, đưa vào thông tin liên lạc và số điện thoại của bạn mặc dù thông tin này đã có trên hồ sơ xin việc bạn gửi trước đó.
Về phần lý do từ chối, bạn không cần đưa ra lý do chi tiết tại sao lại từ chối nhận việc, bao gồm những lý do khiến người khác khó chịu và mang tính khiêu khích như môi trường làm việc kém, thiếu chuyên nghiệp hoặc cảm thấy không chắc chắn về tương lai phát triển lâu dài và lợi nhuận của công ty. Đây là lúc thể hiện sự tinh tế, khéo léo cũng như những kỹ năng mềm của bạn để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp về sau này.
Hiện nay việc tuyển dụng online cũng được tiến hành khá hiệu quả, chính vì thế nếu các doanh nghiệp cảm thấy khó khăn trong vấn đề tuyển ứng viên thì có thể tham khảo 5 bí quyết tuyển dụng online hiệu quả để dễ dàng đánh giá cũng như lựa chọn cho mình các ứng viên tiềm năng nhất.
Tuy nhiên không phải đăng tin tuyển dụng là dễ dàng, cũng có rất nhiều những lưu ý cần thiết bạn có thể tham khảo như 3 lỗi cần tránh khi đăng tin tuyển dụng. Qua đó có thể tránh được hầu hết những lỗi cơ bản để việc đăng tuyển cũng như tìm kiếm nhân tài diễn ra nhanh chóng và đạt kết quả cao nhất.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.